Hà Nội: Siết chặt quản lý các loại xe hợp đồng, xe du lịch

Hoàng Lâm
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp vận tải xe du lịch, hợp đồng phải thực hiện báo cáo số lượng xe, lượt chuyến và hành khách trong quá trình hoạt động.
Hà Nội sẽ siết chặt việc quản lý các loại xe hợp đồng và du lịch trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội sẽ siết chặt việc quản lý các loại xe hợp đồng và du lịch trên địa bàn Thành phố.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu chậm nhất ngày 20 hàng tháng, các đơn vị kinh doanh vận tải, phải báo cáo tình hình hoạt động của tháng trước về Sở GTVT, nội dung báo cáo bao gồm: Số lượng xe đang hoạt động tại thời điểm hiện tại; số chuyến, lượt đã vận chuyển; sản lượng hành khách đã vận chuyển.

Với các doanh nghiệp vận tải xe công nghệ, Sở GTVT Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu báo cáo tên đơn vị vận tải, số giấy phép, trụ sở chính, số lượng xe tham gia hoạt động.

 Trong văn bản gửi các doanh nghiệp xe công nghệ, Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của các đơn vị chưa được đầy đủ. Sở này đề nghị các doanh nghiệp xe công nghệ và các doanh nghiệp cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (ứng dụng gọi xe dưới 9 chỗ, xe hai bánh vận chuyển hàng hóa và hành khách) trên địa bàn thành phố phối hợp cung cấp các nội dung cơ bản về quá trình hoạt động.

Theo thống kê của Sở GTVT, trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 63.641 phương tiện vận tải hành khách. Trong đó có 38.775 xe ô tô dưới 9 chỗ và xe taxi của 12 nghìn đơn vị vận tải, đối với xe dưới 9 chỗ có 17.240 phương tiện có ứng dụng phần mềm của Grab, Be, Gojke. 

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố cũng có 12.953 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô. Trong đó có 6.290 hộ cá thể, 6.663 doanh nghiệp, hợp tác xã với 81.143 xe ô tô bao gồm 10.004 xe container, 67.564 xe tải và 3.575 xe đầu kéo.

Trước số lượng đông đảo phương tiện vận tải, Sở GTVT cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình, thực hiện việc lắp camera trên xe và truyền dữ liệu hình ảnh từ camera theo quy định; kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý thông tin báo nêu tình trạng xe siêu trường, siêu trọng đi vào phố cấm, xe vi phạm kích thước thành thùng, chở hàng quá tải trọng cho phép.

Tin mới

Thông tin cần biết về thí điểm cấp biển số ô tô, xe máy theo mã định danh cá nhân từ 1/7

Thông tin cần biết về thí điểm cấp biển số ô tô, xe máy theo mã định danh cá nhân từ 1/7

Theo dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới của Bộ Công an đang được lấy ý kiến đóng góp (thay thế Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16 tháng 6 năm 2020), chủ xe là tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại địa phương đó. Từ ngày 1/7, lực lượng chức năng sẽ tiến hành triển khai thí điểm.
Tại sao tên xe điện thường “rất xấu”?

Tại sao tên xe điện thường “rất xấu”?

Những cái tên như Porsche 911, VW Beetle hay Toyota Corolla đã trường tồn với thời gian, nhưng liệu điều tương tự có xảy ra với Toyota bZ4X, Honda e:Ny1 và ID3 khi những mẫu xe điện này có cái tên nhiều người cho rằng khó nhớ và thậm chí được đánh giá là... xấu.
#AutoNews Weekly: Bùng nổ “làn sóng” taxi điện tại Việt Nam

#AutoNews Weekly: Bùng nổ “làn sóng” taxi điện tại Việt Nam

Chương trình Autonews Weekly tuần này có các nội dung đáng chú ý: Giá xăng có xu hướng tăng trở lại. Tesla tiếp tục chiến lược giảm giá xe điện. Toyota triệu hồi 96.000 xe Corolla Cross vì lỗi túi khí. Tiêu điểm: Bùng nổ “làn sóng” taxi điện tại Việt Nam.