Khi hãng ôtô kêu gọi… không còi
Không phải cơ quan quản lý nào kêu gọi không sử dụng còi, hay đúng hơn là không lạm dụng còi, mà lại là một hãng ôtô
Không phải chuyện đùa. Bản thân người viết cũng khá bất ngờ khi cách đây một tháng, đại diện liên doanh ôtô Ford cho biết đang chuẩn bị chiến dịch tuyên truyền “không còi” tại Việt Nam.
Bất ngờ là bởi không phải cơ quan quản lý giao thông, văn hóa, báo chí hay chính quyền địa phương nào kêu gọi, thậm chí mở hẳn một chiến dịch liên quan đến chiếc còi xe, mà lại là một hãng ôtô.
Từ rất lâu rồi, tình trạng sử dụng còi xe vô tội vạ, sai quy cách của nhiều tài xế đã gây nỗi bức xúc cho hàng triệu người khác cùng tham gia giao thông. Nào thì xả tràng dài còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, bấm còi lúc dừng đèn đỏ, bấm còi vì… vui tay. Điều đó không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, gây bức xúc cho những người xung quanh mà thậm chí còn được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Hẳn chúng ta còn nhớ cái chết đau lòng của một bé gái 2 tuổi tại Tp.HCM hồi giữa năm 2010. Chiếc xe bồn bấm còi hơi, người mẹ cầm lái xe máy giật mình vì âm lượng còi quá lớn nên dừng xe lại và bị ngã, bé gái bị rơi xuống đường và bị chính chiếc xe bồn cán chết.
Đã từng có nghiên cứu cho rằng, nếu tiếp xúc với âm thanh cường độ cao trên 75dB trong thời gian dài sẽ gây bệnh điếc không hồi phục, gây mệt mỏi, stress gián tiếp làm tăng các bệnh tim mạch, đường tiêu hóa. Theo đó, chúng ta hoặc là cơ hội phát triển của nhau, hoặc là nạn nhân của nhau.
Tại sao một hãng ôtô lại kêu gọi không còi, hay đúng hơn là hạn chế bấm còi, và đề xuất mỗi tuần có một ngày không còi? Trong khi, bản thân họ sản xuất ra những chiếc ôtô mà trong đó, chiếc còi là bộ phận không thể thiếu. Chiếc còi cũng được bố trí nút bấm ngay tâm vô-lăng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bấm còi. Điều đó thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của chiếc còi khi tham gia giao thông, góp phần tránh những tình huống nguy hiểm.
Lý do, như đã nhắc ở trên, là tình trạng sử dụng còi vô tội vạ, sai quy chuẩn đã trở thành vấn nạn.
Các cơ quan quản lý có biết, có quan tâm vấn đề này không? Câu trả lời là có.
Tháng 4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2010/NĐ-CP áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính “tăng nặng” đối với các vi phạm trật tự an toàn giao thông. Hơn một năm sau, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 33/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34. Trong đó đáng chú ý là các quy định tăng xử phạt đối với hành vi điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định.
Ngày 21/6/2010, Bộ Giao thông Vận tải cũng có công văn gửi Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Bộ Công an) đề nghị tăng cường xử lý đối với các hành vi lạm dụng, lắp đặt và sử dụng còi xe cơ giới sai quy định.
Luật có, chế tài xử phạt có nhưng nạn sử dụng còi xe trái quy định vẫn cứ tiếp diễn. Từ khi các chế tài xử lý mới có hiệu lực đến nay vẫn chưa thấy trường hợp sử dụng còi trái quy định nào bị xử phạt. Cho nên mới có hình ảnh một tài xế xe khách hồn nhiên bấm cả tràng còi hơi giữa phố Hà Nội và ngay trước mặt cảnh sát giao thông.
Sáng nay (21/3/2012), tác giả đã đem thắc mắc này đến Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông. Ông Đông cho rằng, việc xử phạt hành vi sử dụng còi xe là rất khó. Điều quan trọng là yếu tố văn hóa giao thông và nó cần được cả cộng đồng ủng hộ, cần có thời gian mà có lẽ rất dài, để thay đổi. “Giống như anh khi đã uống bia mà vẫn lái xe, không phải lúc nào cũng có cảnh sát giao thông để biết điều đó mà xử phạt”, ông Đông nói.
Mỗi khi đi làm về trong tâm - thể mệt mỏi lại bị tra tấn bởi một tràng còi hơi thúc phía sau, người viết lại một lần bức xúc và thắc mắc sao anh cảnh sát giao thông kia không giữ lại để xử phạt. Nhưng như người đứng đầu ngành đường bộ nhận định thì cũng đành chờ một khoảng thời gian… rất dài vậy. Vậy nên, chỉ mong mỗi người tham gia giao thông khi thấy tấm biển “văn hóa giao thông là hạn chế bấm còi” thi thoảng gắn trên phố có thay đổi về nhận thức và ý thức tham gia giao thông.
Bất ngờ là bởi không phải cơ quan quản lý giao thông, văn hóa, báo chí hay chính quyền địa phương nào kêu gọi, thậm chí mở hẳn một chiến dịch liên quan đến chiếc còi xe, mà lại là một hãng ôtô.
Từ rất lâu rồi, tình trạng sử dụng còi xe vô tội vạ, sai quy cách của nhiều tài xế đã gây nỗi bức xúc cho hàng triệu người khác cùng tham gia giao thông. Nào thì xả tràng dài còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, bấm còi lúc dừng đèn đỏ, bấm còi vì… vui tay. Điều đó không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, gây bức xúc cho những người xung quanh mà thậm chí còn được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Hẳn chúng ta còn nhớ cái chết đau lòng của một bé gái 2 tuổi tại Tp.HCM hồi giữa năm 2010. Chiếc xe bồn bấm còi hơi, người mẹ cầm lái xe máy giật mình vì âm lượng còi quá lớn nên dừng xe lại và bị ngã, bé gái bị rơi xuống đường và bị chính chiếc xe bồn cán chết.
Đã từng có nghiên cứu cho rằng, nếu tiếp xúc với âm thanh cường độ cao trên 75dB trong thời gian dài sẽ gây bệnh điếc không hồi phục, gây mệt mỏi, stress gián tiếp làm tăng các bệnh tim mạch, đường tiêu hóa. Theo đó, chúng ta hoặc là cơ hội phát triển của nhau, hoặc là nạn nhân của nhau.
Tại sao một hãng ôtô lại kêu gọi không còi, hay đúng hơn là hạn chế bấm còi, và đề xuất mỗi tuần có một ngày không còi? Trong khi, bản thân họ sản xuất ra những chiếc ôtô mà trong đó, chiếc còi là bộ phận không thể thiếu. Chiếc còi cũng được bố trí nút bấm ngay tâm vô-lăng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bấm còi. Điều đó thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của chiếc còi khi tham gia giao thông, góp phần tránh những tình huống nguy hiểm.
Lý do, như đã nhắc ở trên, là tình trạng sử dụng còi vô tội vạ, sai quy chuẩn đã trở thành vấn nạn.
Các cơ quan quản lý có biết, có quan tâm vấn đề này không? Câu trả lời là có.
Tháng 4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2010/NĐ-CP áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính “tăng nặng” đối với các vi phạm trật tự an toàn giao thông. Hơn một năm sau, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 33/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34. Trong đó đáng chú ý là các quy định tăng xử phạt đối với hành vi điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định.
Ngày 21/6/2010, Bộ Giao thông Vận tải cũng có công văn gửi Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Bộ Công an) đề nghị tăng cường xử lý đối với các hành vi lạm dụng, lắp đặt và sử dụng còi xe cơ giới sai quy định.
Luật có, chế tài xử phạt có nhưng nạn sử dụng còi xe trái quy định vẫn cứ tiếp diễn. Từ khi các chế tài xử lý mới có hiệu lực đến nay vẫn chưa thấy trường hợp sử dụng còi trái quy định nào bị xử phạt. Cho nên mới có hình ảnh một tài xế xe khách hồn nhiên bấm cả tràng còi hơi giữa phố Hà Nội và ngay trước mặt cảnh sát giao thông.
Sáng nay (21/3/2012), tác giả đã đem thắc mắc này đến Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông. Ông Đông cho rằng, việc xử phạt hành vi sử dụng còi xe là rất khó. Điều quan trọng là yếu tố văn hóa giao thông và nó cần được cả cộng đồng ủng hộ, cần có thời gian mà có lẽ rất dài, để thay đổi. “Giống như anh khi đã uống bia mà vẫn lái xe, không phải lúc nào cũng có cảnh sát giao thông để biết điều đó mà xử phạt”, ông Đông nói.
Mỗi khi đi làm về trong tâm - thể mệt mỏi lại bị tra tấn bởi một tràng còi hơi thúc phía sau, người viết lại một lần bức xúc và thắc mắc sao anh cảnh sát giao thông kia không giữ lại để xử phạt. Nhưng như người đứng đầu ngành đường bộ nhận định thì cũng đành chờ một khoảng thời gian… rất dài vậy. Vậy nên, chỉ mong mỗi người tham gia giao thông khi thấy tấm biển “văn hóa giao thông là hạn chế bấm còi” thi thoảng gắn trên phố có thay đổi về nhận thức và ý thức tham gia giao thông.