Lương thực, xăng dầu đẩy CPI tháng 7 tăng nhẹ

Vũ Khuê
Giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng… làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước...
Giá thịt lợn tháng 7/2022 tăng 4,29% so với tháng trước.
Giá thịt lợn tháng 7/2022 tăng 4,29% so với tháng trước.

Ngày 29/7, Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước; tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 7 và 7 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%). 
Tốc độ tăng/giảm CPI của tháng 7 và 7 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%). 

Nguyên nhân làm tăng CPI trong 7 tháng năm 2022 theo Tổng cục Thống kê, do giá thịt lợn tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển là những nguyên nhân chủ yếu làm CPI tháng 7 tăng.

Giá thịt lợn tăng 4,29% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm. Tính đến ngày 25/7/2022, giá thịt lợn hơi cả nước dao động khoảng 65,000-72,000 đồng/kg.

So với tháng trước, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% (khu vực thành thị tăng 0,42%; khu vực nông thôn tăng 0,37%). Trong mức tăng 0,4% của CPI tháng 7/2022 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,37% (làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm). Trong đó, lương thực tăng 0,31% (tác động CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 1,6% (tác động tăng 0,34 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 1,28% (tác động CPI chung tăng 0,11 điểm phần trăm).

Covid được kiểm soát, du lịch mở cửa nên nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 1,99%; du lịch ngoài nước tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 0,76% khi nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào dịp hè.

Cùng với đó, giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,49% do giá điện sinh hoạt tháng 7 tăng 1,86% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 0,84% do nhu cầu sử dụng tăng trong mùa hè; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 1,09% ; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,63%.

Bên cạnh đó nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Nhóm giao thông giảm 2,85% (làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/7/2022, 11/7/2022 và 21/7/2022 làm cho giá giá xăng giảm 8,68%; giá dầu diezen giảm 4,03%.

Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,16% do đang mùa cao điểm du lịch; giá xe máy, xe đạp, xe ô tô mới tăng lần lượt là 0,98%, 0,47% và 0,36% do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng chủ yếu từ Trung Quốc.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Tổng cục Thống kê cho rằng, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Tin mới

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cú hích cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Chính phủ vừa chính thức cho phép tiếp tục thực hiện chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027. Đây được cho là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt có thể an tâm mở rộng quy mô, cải tiến thiết bị trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, ưu đãi cũng là điểm nhấn quan trọng để doanh nghiệp Việt có thêm tinh thần tự cường và động lực tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Doanh số thị trường xe Việt lao dốc đầu năm 2025

Doanh số thị trường xe Việt lao dốc đầu năm 2025

Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 18.893 xe, bao gồm 14.201 xe du lịch; 4.354 xe thương mại và 338 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 42%; xe thương mại giảm 33%, xe chuyên dụng giảm 40% so với tháng trước.