Mua bán không báo cáo, một loạt cổ đông lớn bị phạt tiền

Hà Anh
SSC vừa ban hành một loạt quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cổ đông lớn, thành viên HĐQT và các công ty do mua bán không báo cáo...
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) vừa ban hành một loạt quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cổ đông lớn, thành viên HĐQT và các công ty do mua bán không báo cáo. Cụ thể:

Cổ đông là cổ đông lớn của VIG, VTX, ANT, STS, CDG bị phạt do mua bán không báo cáo

- Ông Nguyễn Đăng Quang (Tp.HCM), cổ đông lớn của Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (mã VIG-HNX) bị phạt tổng công 52,5 triệu đồng - trong đó, phạt 35 triệu đồng công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng hoặc khi không còn là cổ đông lớn.

Cụ thể: ông Quang công bố thông tin không đúng thời hạn khi trở thành cổ đông lớn của VIG đối với giao dịch ngày 31/3/2021 (mua 465.000 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 3,66% lên 5,02%) và ngày 06/4/2021 (mua 1.586.600 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,19% lên 8,84%); công bố thông tin không đúng thời hạn khi không còn là cổ đông lớn đối với giao dịch ngày 05/4/2021 (mua 200.000 cổ phiếu VIG, bán 954.100 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,4% xuống 4,19%) và ngày 22/4/2021 (bán 1.036.300 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,73% xuống 3,7%);

Phạt 17,5 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Cụ thể: ông Quang công bố thông tin không đúng thời hạn khi tỷ lệ sở hữu thay đổi vượt ngưỡng 1% đối với giao dịch ngày 08/4/2021 (mua 163.800 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 8,84% lên 9,32%), ngày 13/4/2021 (mua 118.300 cổ phiếu VIG, bán 474.500 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 7,9% xuống 6,86%), ngày 14/4/2021 (bán 450.500 cổ phiếu VIG làm tỷ lệ sở hữu giảm từ 6,86% xuống 5,54%), ngày 19/4/2021 (mua 265.700 cổ phiểu VIG làm tỷ lệ sở hữu tăng từ 5,95% lên 6,73%).

- Ông Đỗ Hoàng Phương, cổ đông lớn của Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Vietranstimex (mã VTX-UPCoM) bị phạt 25 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn khi không còn là cổ đông lớn. Cụ thểL ngày 24/9/2020, ông Phương đã bán 1.641.952 cổ phiếu VTX, dẫn đến tỷ lệ nắm giữ giảm xuống từ 7,83% (1.641.952 cổ phiếu) còn 0 % (0 cổ phiếu) và không còn là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Vietranstimex. Tuy nhiên, đến ngày 12/10/2020, HNX mới nhận được công bố thông tin của ông Đỗ Hoàng Phương về việc không còn là cổ đông lớn.

- Bà Nguyễn Thị Thu Nga (An Giang), cổ đông lớn của Công ty cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (mã ANT-UPCoM) bị phạt 25 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn khi không còn là cổ đông lớn. Cụ thể: ngày 19/3/2021, bà Nga đã bán 20.000 cổ phiếu ANT dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch giảm xuống dưới ngưỡng 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của ANT (giảm từ 5,01% xuống 4,68%). Tuy nhiên, ngày 15/4/2021, HNX mới nhận được báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn của bà Nga.

- Bà Ngô Thị Thanh Huyền (Tp.HCM), cổ đông lớn Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải Sài Gòn (mã STS-UPCoM) bị phạt 25 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Cụ thể: ngày 13/01/2021, bà Huyền đã mua 140.000 cổ phiếu STS, dẫn đến tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch vượt quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của STS; tuy nhiên, ngày 03/02/2021, HNX mới nhận được báo cáo trở thành cổ đông lớn của bà Ngô Thị Thanh Huyền.

- Ông Nguyễn Văn Minh (Hà Nội), cổ đông lớn của Công ty cổ phần Cầu Đuống (mã CDG-UPCoM) bị phạt 25 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng. Cụ thể: ngày 28/11/2019, ông Minh đã mua 55.000 cổ phiếu CDG, dẫn đến số lượng cổ phiếu (tỷ lệ) sở hữu tăng từ 119.099 cổ phiếu CDG (3,44%) lên 174.099 cổ phiếu CDG (5,29%) và trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Cầu Đuống, tuy nhiên đến ngày 10/4/2020, HNX mới nhận được công bố thông tin Báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng của ông Nguyễn Văn Minh.

Thành viên HĐQT và người có liên quan đến thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Cokyvina (mã CKV-HNX) do không báo cáo giao dịch

- Ông Nguyễn Kim Việt (Hà Nội), thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cokyvina (mã CKV-HNX) bị phạt 5 triệu đồng do không báo cáo về lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký. Cụ thể: ông Việt đăng ký bán 10.000 cổ phiếu CKV từ ngày 13/11/2017 đến ngày 19/12/2017 (khớp lệnh bán 500 cổ phiếu) nhưng không báo cáo SSC, HNX về nguyên nhân không thực hiện hết khối lượng đăng ký.

- Ông Nguyễn Kim Kỳ (Hà Nội), là người liên quan với ông Nguyễn Kim Việt, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cokyvina (mã CKV-HNX) bị phạt 5 triệu đồng do không báo cáo về lý do không thực hiện được giao dịch. Cụ thể: ông Kỳ đăng ký bán 10.000 cổ phiếu CKV từ ngày 23/11/2017 đến ngày 19/12/2017 (khớp lệnh 0 cổ phiếu) nhưng không báo cáo SSC và HNX về nguyên nhân không thực hiện được giao dịch.

Hai công ty là FID và AGG không công bố thông tin không đúng thời hạn

Ngoài ra, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (mã FID-HNX) bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Cụ thể: FID đã công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội không đúng thời hạn về Báo cáo quản trị công ty năm 2016; Báo cáo tài chính quý 4/2016; Báo cáo thường niên năm 2016; Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2017.

- Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã AGG-HOSE) bị phạt 85 triệu đồng do công ty này không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và trang thông tin điện tử của HoSE tài liệu như: Công văn giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh năm 2020 so với năm 2019; CBTT không đúng thời hạn trên hệ thống CBTT của UBCKNN và trang thông tin điện tử của HSX tài liệu: Báo cáo kết quả phát hành (lập ngày 12/01/2021) về việc thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động).

 

Tin mới

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Vì sao “vua pin” của Trung Quốc cần một đợt bán cổ phiếu lớn?

Hãng sản xuất pin CATL của Trung Quốc chuẩn bị huy động 4,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc và quốc tế tại Hồng Kông, sau khi các ngân hàng chốt sổ giao dịch vào thứ Tư tuần qua với mức giá chào bán được cho là cao nhất là 263 đô la Hồng Kông (33,70 USD) cho một cổ phiếu.
#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

#Auto Hashtag: Xây trạm sạc, liên minh xe điện Trung Quốc có thể tạo “sóng” tại thị trường Việt?

Trong khi nhiều doanh nghiệp ngành ô tô Việt vẫn còn đang đắn đo về lộ trình chuyển đổi xanh thì TMT Motors – một cái tên được biết đến nhiều hơn với vai trò sản xuất, phân phối xe điện Trung Quốc – mới đây đã gây bất ngờ khi công bố kế hoạch xây dựng tối thiểu 30.000 trụ sạc từ nay đến năm 2030. Tuy nhiên, thông tin mới được rò rỉ gần đây lại mở ra một góc nhìn khác đầy chiến lược trong làn sóng của xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Dường như đang có một cuộc liên minh ngầm giữa các doanh nghiệp Trung Quốc để xây dựng một liên minh trạm sạc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện ngành xe điện tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

GSM chính thức phân phối VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM – thương hiệu gọi xe thuần điện đầu tiên tại Đông Nam Á, vừa công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform tại Lào. Đồng thời, GSM cũng công bố việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 ở quốc gia này.
Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Xe ô tô 100% "sản xuất tại Mỹ" có khả thi?

Tổng thống Donald Trump muốn các nhà sản xuất ô tô chế tạo nhiều xe hơn tại Mỹ bằng các bộ phận của Mỹ, nhưng điều đó không dễ dàng. Ngay cả ô tô và xe tải được lắp ráp từ khung đến hoàn thiện tại Mỹ cũng phải dựa vào các bộ phận và vật liệu nước ngoài. Các chuyên gia trong ngành cho biết, một nhà sản xuất ô tô càng tiến gần đến một chiếc xe 100% "sản xuất tại Mỹ" thì chi phí càng tăng cao.