Nga tính sản xuất 1 tỷ liều vaccine Covid-19 “giá rẻ” trong năm 2021

Diệp Vũ
Nga tuyên bố sẽ bán vaccine Covid-19 của nước này với “giá rẻ” và đặt mục tiêu sản xuất 1 tỷ liều trong năm tới
Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg/CNBC.
Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg/CNBC.

Sau khi các hãng dược phẩm Mỹ và Anh lần lượt công bố kết quả thử nghiệm khả quan vaccine phòng Covid-19, Nga ngày 24/11 tuyên bố sẽ bán vaccine Covid-19 của nước này với giá rẻ hơn và đặt mục tiêu sản xuất 1 tỷ liều trong năm tới.

"Giá của mỗi liều vaccine Sputnik V trên thị trường quốc tế sẽ chưa đến 10 USD", hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố từ quỹ lợi ích quốc gia Nga RDIF. Để đạt hiệu quả phòng bệnh, vaccine Covid-19 của Nga yêu cầu phải tiêm hai liều.

"Bởi vậy, Sputnik V sẽ rẻ chỉ bằng một nửa, thậm chí hơn, nếu so với những vaccine ngoại dựa trên công nghệ công nghệ mRNa và có hiệu quả tương tự. Đối với công dân Nga, việc tiêm chủng Covid-19 bằng Sputnik V sẽ miễn phí", tuyên bố nói thêm.

Những vaccine nước ngoài được nhắc đến trong tuyên bố trên là vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna. Các hãng dược này gần đây cho biết vaccine ngừa Covid-19 của họ đạt hiệu quả khoảng 95% trên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.

Vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech dự kiến có giá khoảng 20 USD mỗi liều. Cách đây ít hôm, Tổng giám đốc (CEO) của Moderna cho biết vaccine của hãng sẽ có giá từ 25-27 USD/liều, tùy vào số lượng đặt mua. Cả hai loại vaccine này đều phải tiêm hai liều.

Pfizer và Moderna là hai tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Mỹ, còn BioNTech là một đối tác Đức của Pfizer.

Tuyên bố từ Nga được đưa ra chỉ một ngày sau khi hãng dược Anh quốc AstraZeneca và Đại học Oxford cho biết vaccine Covid-19 của họ đạt hiệu quả bình quân 70% và cao nhất 90% trên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Đây là công nghệ sử dụng công nghệ có tên "viral vector" thay vì công nghệ mRNA.

Cũng yêu cầu phải tiêm hai liều, vaccine của AstraZeneca dự kiến có giá 3-4 USD/liều.

Song song với tâm trạng lạc quan về các tin tức vaccine, giới quan sát cũng dành sự chú ý cho những vấn đề khác như tính thực tiễn, chi phí, hậu cần để sản xuất và phân phối vaccine trên diện rộng.

RDIF ngày 24/11 nói rằng thỏa thuận hiện tại với "các công ty dược phẩm nước ngoài hàng đầu" đồng nghĩa với kế hoạc sản xuất đủ vaccine ngừa Covid-19 "cho 500 triệu người mỗi năm bắt đầu từ 2021". Với yêu cầu mỗi người được tiêm hai mũi, kế hoạch này đồng nghĩa với mục tiêu sản lượng 1 tỷ liều vaccine trong năm tới.

Pfizer và BioNTech đã có biết dự kiến sản xuất 1,3 tỷ liều vaccine Covid-19 trong 2021, trong khi Moderna có kế hoạch sản xuất 500 triệu-1 tỷ liều. AstraZeneca hôm thứ Hai cho biết đang "có bước tiến nhanh chóng về sản xuất để đạt tới công suất 3 tỷ liều vaccine Covid-19 trong 2021, tùy theo sự phê chuẩn của cơ quan chức năng".

Vaccine Nga là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới. Ban đầu, khi Nga chưa công bố các dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng của Sputnik V, dư luận quốc tế ít nhiều hoài nghi về tính hiệu quả và an toàn của vaccine này

Sau đó, Nga đã bắt đầu cung cấp dữ liệu về thử nghiệm giai đoạn 1 cho thấy hiệu quả ngừa Covid-19 của Sputnik V đạt 92%. Ngày 24/11, Nga tiếp tục công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 cho thấy tỷ lệ phòng bệnh đạt 91,4% sau 28 ngày và hơn 95% sau 42 ngày.

Trong cuộc thử nghiệm, vaccine gồm hai liều hoặc một giả dược (placebo) được tiêm cho 18.794 tình nguyện viên. Mức độ hiệu quả của vaccine được đưa ra trên cơ sở phân tích 39 ca nhiễm bệnh trong số các tình nguyện viên này.

Cũng theo RDIF, sau khi hoàn thành toàn bộ 3 giai đoạn thử nghiệm Sputnik V, một báo cáo thử nghiệm lâm sàng toàn diện sẽ được công bố.

Tin mới

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.
Pin xe điện tương lai sẽ lấy năng lượng từ… thực vật?

Pin xe điện tương lai sẽ lấy năng lượng từ… thực vật?

Hợp tác với studio thiết kế sản phẩm sáng tạo của Hà Lan Nova Innova, hãng xe Peugeot đã sử dụng một công nghệ gọi là “pin nhiên liệu vi khuẩn” để cung cấp năng lượng cho đèn trong một buổi chụp ảnh. Kết quả sẽ được trưng bày tại một triển lãm nghệ thuật ở Phòng trưng bày Saatchi, London.
Nhu cầu tăng cao của Trung Quốc đối với xe hybrid tầm xa

Nhu cầu tăng cao của Trung Quốc đối với xe hybrid tầm xa

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc và các đối thủ nước ngoài đang tung ra ngày càng nhiều xe hybrid tầm xa với công nghệ tiên tiến hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.