Ôtô nhập khẩu tăng tốc
Các thương hiệu ôtô nổi tiếng thế giới lần lượt theo chân nhau có mặt tại Việt Nam
Tại thị trường ôtô Việt Nam, trong khi sản lượng xe lắp ráp trong nước (CKD) đang tỏ ra đuối dần thì các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) lại cho thấy đà tăng tốc mạnh mẽ.
Vài năm trở lại đây, khi lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập quốc tế, đặc biệt là đối với khu vực ASEAN và ATIGA (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) bắt đầu vào sâu hơn, thị trường ôtô CBU bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt.
Biểu hiện đầu tiên là chỉ trong vòng 3 năm, số lượng các nhà nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng đã tăng vọt. Các thương hiệu ôtô nổi tiếng thế giới lần lượt theo chân nhau có mặt tại Việt Nam. Mặc dù tại thời điểm năm 2010, sức mua ôtô nhập khẩu vẫn còn khá hạn chế song điều quan trọng, đó là sự chuẩn bị cần thiết cho một giai đoạn thịnh vượng, cụ thể hơn là cho mục tiêu từ năm 2018.
Ở thập niên trước, số lượng hãng xe nhập khẩu chỉ đếm trên đầu ngón tay và cũng chỉ có vài cái tên đáng chú ý như BMW, Audi hay Hyundai. Nhưng lúc này, số lượng hãng xe nhập khẩu đã lớn hơn rất nhiều với hàng loạt các “hảo thủ” mới như Lexus, Land Rover, Renault, Rolls-Royce... và sắp tới còn là Bentley, Jaguar, Infiniti.
Xét về sản lượng bán hàng, đà tăng tốc của xe nhập khẩu cũng thể hiện khá rõ với sự tăng trưởng gần như liên tục. Tính từ tháng 2 năm nay, tức thời điểm có mốc là Tết nguyên đán, sản lượng bán hàng xe CBU đã tăng từ 814 chiếc lên 2.456 chiếc vào tháng 10.
Đặc biệt, đà tăng của xe CBU còn thể hiện rõ hơn khi so sánh với xe CKD. Chỉ xét trong 10 tháng năm 2013, tại hầu hết các thời điểm, nếu sức mua nói chung trên thị trường tốt thì mức tăng của xe CBU thường cao hơn xe CKD; ngược lại, nếu sức mua yếu thì sự sụt giảm của xe CBU lại thấp hơn xe CKD.
Thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng cho biết, trong 10 tháng năm 2013, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD đạt 69.385 chiếc, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, cùng thời gian này, sản lượng bán hàng ôtô CBU đạt 17.781 chiếc, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Và quan trọng là, các con số này thể hiện khá rõ đà tăng mạnh hơn của xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Thống kê sản lượng bán hàng ôtô lắp ráp trong nước và ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trong 10 tháng năm 2013. (Nguồn: VAMA)
Nhiều dự báo rằng, đà tăng tốc của thị trường ôtô CBU sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm tới, khi thời điểm nhiều loại ôtô bắt đầu có mức thuế nhập khẩu về 0-5%. Cụ thể là đến năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ ở mức 0%, chưa kể thuế suất tương tự từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (theo các hiệp định ATIGA) cũng sẽ giảm về mức 5%.
Đây là một mối lo thực sự đối với xe CKD trong khi là tin rất vui đối với xe CBU. Bởi với mức thuế nhập khẩu 0-5% kéo theo vài loại thuế và lệ phí khác tụt xuống, giá bán của ôtô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ giảm rất mạnh so với thời điểm hiện tại.
Vì vậy, đã có không ít “cam đoan” rằng thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn sau năm 2018 sẽ chủ yếu là xe CBU, số lượng các doanh nghiệp còn lắp ráp tại Việt Nam “giỏi lắm cũng chỉ còn ở con số 3”.
Mới đây nhất, tại cuốn Sách Trắng 2014 vừa được phát hành, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng đã vẽ ra một nguy cơ hiện hữu và rất đáng lo ngại đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là sự áp đảo hoàn toàn của xe CBU. Tất nhiên, đó là khi các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp ôtô không thực sự nỗ lực và có chiến lược hợp lý, thay đổi đúng và kịp thời về chính sách.
Vài năm trở lại đây, khi lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập quốc tế, đặc biệt là đối với khu vực ASEAN và ATIGA (ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) bắt đầu vào sâu hơn, thị trường ôtô CBU bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt.
Biểu hiện đầu tiên là chỉ trong vòng 3 năm, số lượng các nhà nhập khẩu và phân phối ôtô chính hãng đã tăng vọt. Các thương hiệu ôtô nổi tiếng thế giới lần lượt theo chân nhau có mặt tại Việt Nam. Mặc dù tại thời điểm năm 2010, sức mua ôtô nhập khẩu vẫn còn khá hạn chế song điều quan trọng, đó là sự chuẩn bị cần thiết cho một giai đoạn thịnh vượng, cụ thể hơn là cho mục tiêu từ năm 2018.
Ở thập niên trước, số lượng hãng xe nhập khẩu chỉ đếm trên đầu ngón tay và cũng chỉ có vài cái tên đáng chú ý như BMW, Audi hay Hyundai. Nhưng lúc này, số lượng hãng xe nhập khẩu đã lớn hơn rất nhiều với hàng loạt các “hảo thủ” mới như Lexus, Land Rover, Renault, Rolls-Royce... và sắp tới còn là Bentley, Jaguar, Infiniti.
Xét về sản lượng bán hàng, đà tăng tốc của xe nhập khẩu cũng thể hiện khá rõ với sự tăng trưởng gần như liên tục. Tính từ tháng 2 năm nay, tức thời điểm có mốc là Tết nguyên đán, sản lượng bán hàng xe CBU đã tăng từ 814 chiếc lên 2.456 chiếc vào tháng 10.
Đặc biệt, đà tăng của xe CBU còn thể hiện rõ hơn khi so sánh với xe CKD. Chỉ xét trong 10 tháng năm 2013, tại hầu hết các thời điểm, nếu sức mua nói chung trên thị trường tốt thì mức tăng của xe CBU thường cao hơn xe CKD; ngược lại, nếu sức mua yếu thì sự sụt giảm của xe CBU lại thấp hơn xe CKD.
Thống kê của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng cho biết, trong 10 tháng năm 2013, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD đạt 69.385 chiếc, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, cùng thời gian này, sản lượng bán hàng ôtô CBU đạt 17.781 chiếc, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Và quan trọng là, các con số này thể hiện khá rõ đà tăng mạnh hơn của xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Thống kê sản lượng bán hàng ôtô lắp ráp trong nước và ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trong 10 tháng năm 2013. (Nguồn: VAMA)
Nhiều dự báo rằng, đà tăng tốc của thị trường ôtô CBU sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong vài năm tới, khi thời điểm nhiều loại ôtô bắt đầu có mức thuế nhập khẩu về 0-5%. Cụ thể là đến năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ ở mức 0%, chưa kể thuế suất tương tự từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (theo các hiệp định ATIGA) cũng sẽ giảm về mức 5%.
Đây là một mối lo thực sự đối với xe CKD trong khi là tin rất vui đối với xe CBU. Bởi với mức thuế nhập khẩu 0-5% kéo theo vài loại thuế và lệ phí khác tụt xuống, giá bán của ôtô nhập khẩu nguyên chiếc sẽ giảm rất mạnh so với thời điểm hiện tại.
Vì vậy, đã có không ít “cam đoan” rằng thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn sau năm 2018 sẽ chủ yếu là xe CBU, số lượng các doanh nghiệp còn lắp ráp tại Việt Nam “giỏi lắm cũng chỉ còn ở con số 3”.
Mới đây nhất, tại cuốn Sách Trắng 2014 vừa được phát hành, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng đã vẽ ra một nguy cơ hiện hữu và rất đáng lo ngại đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là sự áp đảo hoàn toàn của xe CBU. Tất nhiên, đó là khi các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp ôtô không thực sự nỗ lực và có chiến lược hợp lý, thay đổi đúng và kịp thời về chính sách.