Ôtô nhập khẩu Thái Lan: “Cô đơn” trên đỉnh
Các loại ôtô nguyên chiếc xuất xứ từ Thái Lan đang ngày càng bỏ xa so với ôtô có xuất xứ khác nhập khẩu vào Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cộng dồn 9 tháng năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 26.599 ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan, đạt giá trị kim ngạch hơn 484 triệu USD.
Riêng trong tháng 9/2017, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) từ Thái Lan cũng đạt 2.765 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch hơn 52,6 triệu USD.
Như vậy, xét trong cả giai đoạn 9 tháng hay chỉ riêng trong tháng 9, ôtô CBU có xuất xứ từ Thái Lan cũng đều vượt xa cả về lượng lẫn giá trị so với phần còn lại.
Việt Nam hiện đang nhập khẩu ôtô CBU từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những cường quốc công nghiệp ôtô như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khoảng một năm trở lại đây, các loại ôtô nhập khẩu từ Thái Lan đã và đang ngày càng vượt lên một cách toàn diện.
Xếp ngay sau Thái Lan là một quốc gia khác cùng trong khu vực Đông Nam Á là Indonesia. Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Indonesia trong 9 tháng năm 2017 đạt 15.860 chiếc và 281 triệu USD.
Trước đây, nếu xét riêng về giá trị thì Trung Quốc luôn chiếm giữ vị trí đầu bảng về kim ngạch xuất khẩu ôtô vào Việt Nam. Còn xét về số lượng thì Nhật Bản, Hàn Quốc và sau này là Ấn Độ được xem là “cường quốc”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khi nhìn đơn thuần vào các con số thống kê thì với thị trường ôtô nhập khẩu của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia mới thực sự là các "cường quốc".
Nói về công nghiệp ôtô đúng nghĩa thì Thái Lan và Indonesia chưa xứng đáng để xếp vào hàng cường quốc, nhất là khi so sánh với Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc hay một số quốc gia châu Âu khác. Nhưng ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Indonesia đang là trung tâm sản xuất và lắp ráp của một số thương hiệu ôtô phổ thông như Toyota, Honda, Ford hay Chevrolet…
Từ lợi thế này, lộ trình cắt giảm thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã trở thành một chiếc đòn bẩy giúp các loại ôtô sản xuất tại Thái Lan và Indonesia nhanh chóng vượt lên so với ôtô mang các xuất xứ khác.
Cụ thể là ngay trong năm 2017, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối ASEAN đã giảm xuống còn 30% so với mức thuế suất 40% áp dụng trong năm 2016. Quan trọng hơn nữa là kể từ ngày 1/1/2018, thuế suất thậm chí sẽ giảm về 0% và hơn bao giờ hết, với các thị trường khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, các loại ôtô xuất xứ Thái Lan và Indonesia ngày càng chiếm lợi thế.
Ngay ở thời điểm này, ôtô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia đã bỏ rất xa so với các xuất xứ khác. Vậy thì xem ra, kể từ năm 2018, khi thuế suất giảm về 0%, ôtô CBU nhập khẩu từ hai quốc gia này, đặc biệt là Thái Lan sẽ càng trở nên “cô đơn” trên đỉnh.
Riêng trong tháng 9/2017, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) từ Thái Lan cũng đạt 2.765 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch hơn 52,6 triệu USD.
Như vậy, xét trong cả giai đoạn 9 tháng hay chỉ riêng trong tháng 9, ôtô CBU có xuất xứ từ Thái Lan cũng đều vượt xa cả về lượng lẫn giá trị so với phần còn lại.
Việt Nam hiện đang nhập khẩu ôtô CBU từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những cường quốc công nghiệp ôtô như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khoảng một năm trở lại đây, các loại ôtô nhập khẩu từ Thái Lan đã và đang ngày càng vượt lên một cách toàn diện.
Xếp ngay sau Thái Lan là một quốc gia khác cùng trong khu vực Đông Nam Á là Indonesia. Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ Indonesia trong 9 tháng năm 2017 đạt 15.860 chiếc và 281 triệu USD.
Trước đây, nếu xét riêng về giá trị thì Trung Quốc luôn chiếm giữ vị trí đầu bảng về kim ngạch xuất khẩu ôtô vào Việt Nam. Còn xét về số lượng thì Nhật Bản, Hàn Quốc và sau này là Ấn Độ được xem là “cường quốc”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khi nhìn đơn thuần vào các con số thống kê thì với thị trường ôtô nhập khẩu của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia mới thực sự là các "cường quốc".
Nói về công nghiệp ôtô đúng nghĩa thì Thái Lan và Indonesia chưa xứng đáng để xếp vào hàng cường quốc, nhất là khi so sánh với Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc hay một số quốc gia châu Âu khác. Nhưng ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Indonesia đang là trung tâm sản xuất và lắp ráp của một số thương hiệu ôtô phổ thông như Toyota, Honda, Ford hay Chevrolet…
Từ lợi thế này, lộ trình cắt giảm thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã trở thành một chiếc đòn bẩy giúp các loại ôtô sản xuất tại Thái Lan và Indonesia nhanh chóng vượt lên so với ôtô mang các xuất xứ khác.
Cụ thể là ngay trong năm 2017, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối ASEAN đã giảm xuống còn 30% so với mức thuế suất 40% áp dụng trong năm 2016. Quan trọng hơn nữa là kể từ ngày 1/1/2018, thuế suất thậm chí sẽ giảm về 0% và hơn bao giờ hết, với các thị trường khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, các loại ôtô xuất xứ Thái Lan và Indonesia ngày càng chiếm lợi thế.
Ngay ở thời điểm này, ôtô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia đã bỏ rất xa so với các xuất xứ khác. Vậy thì xem ra, kể từ năm 2018, khi thuế suất giảm về 0%, ôtô CBU nhập khẩu từ hai quốc gia này, đặc biệt là Thái Lan sẽ càng trở nên “cô đơn” trên đỉnh.
Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo nước/vùng lãnh thổ 9 tháng 2017 | |||||
Tháng 9/2017 | 9 tháng 2017 | ||||
Stt | Nước | Lượng (chiếc) | Giá trị (USD) | Lượng (chiếc) | Giá trị (USD) |
1 | Ấn Độ | 150 | 3.196.782 | 5.432 | 29.527.601 |
2 | Anh | 11 | 860.185 | 307 | 19.457.855 |
3 | Canada | 2 | 88.740 | 41 | 1.757.032 |
4 | Đức | 174 | 9.677.795 | 1.016 | 60.447.975 |
5 | Hàn Quốc | 406 | 13.576.076 | 6.349 | 139.974.491 |
6 | Mỹ | 427 | 13.163.075 | 2.528 | 70.762.854 |
7 | Indonesia | 320 | 4.145.134 | 15.860 | 281.340.399 |
8 | Nga | 42 | 4.353.013 | 488 | 24.461.125 |
9 | Nhật Bản | 144 | 6.185.972 | 2.553 | 85.461.950 |
10 | Pháp | 0 | 0 | 19 | 2.963.498 |
11 | Thái Lan | 2.765 | 52.650.833 | 26.599 | 484.137.737 |
12 | Trung Quốc | 1.100 | 41.596.392 | 6.136 | 233.227.161 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan |