Pyn Elite Fund tiếp tục thua lỗ kỷ lục
Báo cáo hiệu suất đầu tư vừa công bố, quỹ đầu tư PYN Elite ghi nhận lỗ 7,94% trong tháng 6. Như vậy, đây là tháng lỗ nặng nhất trong 9 năm kể từ năm 2014 của quỹ ngoại này, đồng thời đánh dấu chuỗi thua lỗ liên tiếp 5 tháng của PYN Elite tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, hiệu suất của Pyn Elite Fund âm 20,3% đồng thời là mức lỗ lịch sử kể từ khi hoạt động ở thị trường Việt Nam, tương đương mức giảm 20% của VN-Index. Tính riêng tháng 6, giá trị tài sản ròng của PYN Elite giảm hơn 38 triệu euro (gần 902 tỷ đồng), xuống còn gần 441 triệu Euro.
Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Pyn Elite Fund là VHM; CTG; VEA; VRE; TPB; ACV; MBB; HDB; KDH, SJS. Trong khi đó nhóm ngân hàng đã giảm mạnh trong tháng 6 vừa qua với mức giảm trung bình 40%. Riêng MBB và TPB là 2 tội đồ lớn nhất khiến quỹ đến từ Phần Lan thua lỗ, tiếp theo là NLG.
Lý giải về nguyên nhân lỗ đậm trong tháng 6, quỹ đầu tư đến từ Phần Lan, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm trong tháng qua do diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép và bất động sản.
Bên cạnh giá cổ phiếu đồng loạt lao dốc, thanh khoản của HOSE cũng đã giảm trong 4 tháng liên tiếp, xuống 620 triệu đô la Mỹ từ hơn 1 tỷ đô la Mỹ vào tháng 3, do các nhà đầu tư trở nên thận trọng khi các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ để ngăn chặn lạm phát gia tăng.
Mặt khác, thị trường trái phiếu sơ cấp sôi động trở lại với một công ty đại chúng và 34 công ty tư nhân tham gia phát hành trái phiếu trong tháng 5. Trong đó, các ngân hàng đã phát hành gần 15 nghìn tỷ đồng trái phiếu, chiếm 60,7% tổng giá trị trái phiếu trên thị trường. Kế đến là các doanh nghiệp bất động sản phát hành khoảng 7 nghìn tỷ đồng trái phiếu, chiếm 28,5% tổng giá trị trái phiếu trên thị trường.
Ngược lại, vĩ mô trong tháng 6 tiếp tục tích cực khi kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong quý 2 với GDP tăng 7,7% (mức tăng trưởng cao nhất trong cùng quý giai đoạn 2011-2021), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.9%, dịch vụ tăng 8,6%. Các phân khúc tăng trưởng hàng đầu trong ngành dịch vụ bao gồm: Thực phẩm và lưu trú (tăng 26%), giải trí (tăng 14%),... CPI tháng 6 tăng 0,7% so tháng trước song lạm phát nửa năm vẫn nằm trong dự báo ở mức 2,4%