Sẽ giữ nguyên “tinh thần” Thông tư 20?
Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục duy trì “tinh thần” Thông tư 20 nhằm hạn chế nhập khẩu ôtô và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Bộ Công Thương vừa chính thức báo cáo Thủ tướng về các nội dung liên quan đến Thông tư 20 áp dụng đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc dưới 10 chỗ ngồi.
Theo đó, cơ quan này đề xuất Chính phủ tiếp tục duy trì “tinh thần” của Thông tư 20 nhằm mục đích hạn chế ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo quyền lợi khách hàng, nhất là ở các dịch vụ sau bán hàng.
Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù Thông tư 20 không trái luật song trên thực tế, các giải pháp mà văn bản này điều chỉnh vẫn chưa phải là toàn diện và triệt để trong mục tiêu bảo về quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an toàn giao thông và công bằng cho hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan khác sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tương đương với Thông tư 20. Trong đó, các nội dung quy định làm sao phải đảm bảo các loại ôtô được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.
Một điểm khác ở kiến nghị của Bộ Công Thương là trong khi Thông tư 20 chỉ áp dụng đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu dưới 10 chỗ ngồi thì ở các quy định mới, nếu được Chính phủ chấp thuận và giao thực hiện như đề xuất, sẽ áp dụng chung đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ, gồm cả xe sản xuất, lắp ráp trong nước lần xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ không rút ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ôtô” ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Như vậy, Bộ Công Thương vẫn muốn duy trì quan điểm và “tinh thần” của Thông tư 20. Tuy nhiên, đáng lưu ý là “tinh thần” Thông tư 20 nhiều khả năng sẽ được thể hiện ở một số quy định khác, trong đó “hàng rào” nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được dựng lên ở Bộ Giao thông Vận tải, cụ thể là ở khâu đăng ký lưu hành.
Liên quan đến một quy định quan trọng tại Thông tư 20 trước đây là giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất, một trong những thủ tục bắt buộc để doanh nghiệp được nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, có nguồn tin tiết lộ với báo chí cho rằng, rất có thể điều kiện “giấy ủy quyền của nhà sản xuất chính hãng" trong Thông tư 20 sẽ được thay thế bởi “giấy xác nhận của chính hãng sản xuất” như là điều kiện để nhập khẩu ôtô dưới 10 chỗ ngồi”.
Đến thời điểm này, Thông tư 20 của Bộ Công Thương dù trên thực tế đã không còn hiệu lực song vẫn tiếp tục nhận được những quan điểm trái chiều. Trong khi Bộ Công Thương, khối doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước và nhà nhập khẩu chính hãng tiếp tục muốn duy trì “tinh thần” của Thông tư 20 thì một số cơ quan khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại muốn bãi bỏ các quy định tại Thông tư 20.
Theo đó, cơ quan này đề xuất Chính phủ tiếp tục duy trì “tinh thần” của Thông tư 20 nhằm mục đích hạn chế ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời đảm bảo quyền lợi khách hàng, nhất là ở các dịch vụ sau bán hàng.
Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù Thông tư 20 không trái luật song trên thực tế, các giải pháp mà văn bản này điều chỉnh vẫn chưa phải là toàn diện và triệt để trong mục tiêu bảo về quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an toàn giao thông và công bằng cho hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan khác sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tương đương với Thông tư 20. Trong đó, các nội dung quy định làm sao phải đảm bảo các loại ôtô được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.
Một điểm khác ở kiến nghị của Bộ Công Thương là trong khi Thông tư 20 chỉ áp dụng đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu dưới 10 chỗ ngồi thì ở các quy định mới, nếu được Chính phủ chấp thuận và giao thực hiện như đề xuất, sẽ áp dụng chung đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ, gồm cả xe sản xuất, lắp ráp trong nước lần xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kiến nghị Chính phủ không rút ngành, nghề “kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ôtô” ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.
Như vậy, Bộ Công Thương vẫn muốn duy trì quan điểm và “tinh thần” của Thông tư 20. Tuy nhiên, đáng lưu ý là “tinh thần” Thông tư 20 nhiều khả năng sẽ được thể hiện ở một số quy định khác, trong đó “hàng rào” nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được dựng lên ở Bộ Giao thông Vận tải, cụ thể là ở khâu đăng ký lưu hành.
Liên quan đến một quy định quan trọng tại Thông tư 20 trước đây là giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất, một trong những thủ tục bắt buộc để doanh nghiệp được nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, có nguồn tin tiết lộ với báo chí cho rằng, rất có thể điều kiện “giấy ủy quyền của nhà sản xuất chính hãng" trong Thông tư 20 sẽ được thay thế bởi “giấy xác nhận của chính hãng sản xuất” như là điều kiện để nhập khẩu ôtô dưới 10 chỗ ngồi”.
Đến thời điểm này, Thông tư 20 của Bộ Công Thương dù trên thực tế đã không còn hiệu lực song vẫn tiếp tục nhận được những quan điểm trái chiều. Trong khi Bộ Công Thương, khối doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước và nhà nhập khẩu chính hãng tiếp tục muốn duy trì “tinh thần” của Thông tư 20 thì một số cơ quan khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lại muốn bãi bỏ các quy định tại Thông tư 20.