Vũ trường, bar, karaoke, massage tại TP.HCM chính thức "hồi sinh"

Song Hoàng
UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn về việc cho phép các loại hình kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ ngày 10-1, nhưng phải đảm bảo theo tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch...
Vũ trường, quán bar, karaoke, massage tại TP Hồ Chí Minh chính thức "hồi sinh" từ 10/1/2022
Vũ trường, quán bar, karaoke, massage tại TP Hồ Chí Minh chính thức "hồi sinh" từ 10/1/2022

Ngày 4-1, UBND TPHCM có văn bản khẩn chấp thuận cho các loại hình kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ ngày 10-1, nhưng phải đảm bảo theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch và được địa phương (nơi cơ sở kinh doanh trú đóng) thẩm định, cho phép hoạt động.

Theo đại diện Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM, số lượng các cơ sở kinh doanh vũ trường trên địa bàn TP không nhiều. Theo kết quả khảo sát đến ngày 20-3-2020, Thành phố có 6 cơ sở nhưng chỉ có 1 cơ sở còn hoạt động, chủ yếu phục vụ khách lớn tuổi để tập luyện, khiêu vũ nâng cao sức khỏe.

Để chuẩn bị lộ trình từng bước phục hồi các hoạt động trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19, Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM đề xuất xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép dịch vụ karaoke, vũ trường và câu lạc bộ khiêu vũ được hoạt động trở lại.

Trước đó, UBND TPHCM ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở kinh doanh massage, spa, yêu cầu đáp ứng 10 tiêu chí mới được hoạt động.

Cụ thể, các cơ sở phải đăng ký, sử dụng mã QR để khai báo y tế. Nhân viên phục vụ và khách phải là F0 đã khỏi bệnh hoặc đã tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine hoặc đã tiêm ít nhất 1 mũi (đối với loại vaccine tiêm 2 mũi) và qua ít nhất 14 ngày sau tiêm. Quá trình làm việc phải đeo khẩu trang và phải thay khẩu trang sau mỗi khách hàng.

Riêng với khách phải thêm 1 điều kiện nữa là có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ. Đồng thời, cơ sở phải đảm bảo mật độ tối thiểu 4m²/người và khoảng cách giữa 2 khách hàng ít nhất là 1m... Chủ cơ sở cũng phải công khai số lượng khách tối đa trong cùng một thời điểm, đảm bảo số khách đến không vượt quá số lượng đã thông báo; báo cáo phương án kinh doanh cùng các biện pháp kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại cơ sở cho UBND phường, xã, thị trấn.

Bên cạnh đó, căn cứ vào cấp độ dịch do cơ quan có thẩm quyền công bố để cho phép các cơ sở hoạt động. Nếu ở nơi có cấp độ dịch cấp 1 thì hoạt động bình thường; nơi cấp độ dịch cấp 2 và 3 hoạt động hạn chế từ 25% đến 50% công suất. Nơi có cấp độ dịch cấp 4 không hoạt động.

Trước đó, ngày 16/11/2021, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, spa, quán bar được hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên ngày 18/11/2021, UBND thành phố tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu tạm ngưng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ nói trên.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang tạm lắng, chính quyền và các ban ngành cũng đang theo dõi sát sao và chủ động các biện pháp phòng, chống biến thể Omicron. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 15 giờ ngày 3/1, địa phương này có 506.191 ca mắc Covid -19, trong đó có 19.616 ca tử vong.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.