Bộ máy Nhà nước cồng kềnh được xem là “gánh nặng ngân sách”
Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2016 là 272.952
Bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh, không chỉ gây kém hiệu quả, mà còn là gánh nặng của chi ngân sách Nhà nước, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách chỉ ra yếu kém khi thẩm tra kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015.
Trước đó, tại báo cáo về nội dung này gửi Quốc hội khoá 14, Chính phủ cho biết tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2016 của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) là 272.952 biên chế.
Tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù là 686 người.
Đến năm 2015, đã có 14 bộ, ngành, 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tinh giản biên chế năm 2015 và 1 bộ, 13 tỉnh, thành phố đề nghị giải quyết tinh giản biên chế đợt 1 năm 2016 với số đối tượng tinh giản là 5.433 người.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh, dẫn đến tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách Nhà nước lên đến 62,6%.
21 tỉnh, thành sử dụng sai kinh phí
Bên cạnh nội dung trên, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cũng tiếp tục nêu môt yếu kém đã được nhắc đến suốt cả nhiệm kỳ Quốc hội, đó là kỷ luật tài chính chưa nghiêm.
Nhận định tại báo cáo thẩm tra là chi ngân sách Nhà nước còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm gây thất thoát, lãng phí.
Công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị tuy có chuyển biến nhưng cũng còn hạn chế, vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.
Cơ quan thẩm tra dẫn số liệu từ báo cáo kiểm toán năm 2015 cho thấy, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị 21/50 tỉnh thành bố trí hoàn trả 1.608 tỷ đồng sử dụng sai nguồn kinh phí.
Hầu hết các bộ, ngành, địa phương được kiểm toán đều còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 183 tỷ.
Hay, năm 2015, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 32.000 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định với số tiền khoảng 29 tỷ đồng.
Điểm danh nhiều dự án lãng phí
Theo cơ quan thẩm tra thì lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều và chậm được khắc phục
Cụ thể là việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng phê duyệt nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối vốn hoặc chưa thực sự cấp bách; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn và chưa được xử lý triệt để. Tính đến ngày 31/5/2015, nợ đọng khoảng 86.995 tỷ đồng.
Chất lượng công tác quy hoạch, quản lý dự án đầu tư vẫn còn bất cập, một số dự án đầu tư, nhất là dự án sử dụng vốn vay ngoài nước hiệu quả chưa cao, không trả được nợ, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.
Tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước xảy ra trong hầu hết các khâu của quá trình đầu tư, chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu, gây thất thoát, lãng phí ngân sách, uỷ ban thẩm tra đánh giá.
Báo cáo thẩm tra còn phản ánh, qua dư luận và ý kiến của cử tri, vẫn còn có một số dự án sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư kéo dài gây lãng phí, đầu tư hiệu quả kém.
Như, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ, dự án nhà máy đạm Ninh Bình do Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình đầu tư, ký túc xá sinh viên tại Hà Nội và một số tỉnh thành, dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân...
Trước đó, tại báo cáo về nội dung này gửi Quốc hội khoá 14, Chính phủ cho biết tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2016 của các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) là 272.952 biên chế.
Tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù là 686 người.
Đến năm 2015, đã có 14 bộ, ngành, 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tinh giản biên chế năm 2015 và 1 bộ, 13 tỉnh, thành phố đề nghị giải quyết tinh giản biên chế đợt 1 năm 2016 với số đối tượng tinh giản là 5.433 người.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh, dẫn đến tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách Nhà nước lên đến 62,6%.
21 tỉnh, thành sử dụng sai kinh phí
Bên cạnh nội dung trên, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cũng tiếp tục nêu môt yếu kém đã được nhắc đến suốt cả nhiệm kỳ Quốc hội, đó là kỷ luật tài chính chưa nghiêm.
Nhận định tại báo cáo thẩm tra là chi ngân sách Nhà nước còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm gây thất thoát, lãng phí.
Công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị tuy có chuyển biến nhưng cũng còn hạn chế, vẫn còn tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.
Cơ quan thẩm tra dẫn số liệu từ báo cáo kiểm toán năm 2015 cho thấy, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị 21/50 tỉnh thành bố trí hoàn trả 1.608 tỷ đồng sử dụng sai nguồn kinh phí.
Hầu hết các bộ, ngành, địa phương được kiểm toán đều còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 183 tỷ.
Hay, năm 2015, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 32.000 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định với số tiền khoảng 29 tỷ đồng.
Điểm danh nhiều dự án lãng phí
Theo cơ quan thẩm tra thì lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều và chậm được khắc phục
Cụ thể là việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng phê duyệt nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối vốn hoặc chưa thực sự cấp bách; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn và chưa được xử lý triệt để. Tính đến ngày 31/5/2015, nợ đọng khoảng 86.995 tỷ đồng.
Chất lượng công tác quy hoạch, quản lý dự án đầu tư vẫn còn bất cập, một số dự án đầu tư, nhất là dự án sử dụng vốn vay ngoài nước hiệu quả chưa cao, không trả được nợ, làm tăng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ.
Tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước xảy ra trong hầu hết các khâu của quá trình đầu tư, chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu, gây thất thoát, lãng phí ngân sách, uỷ ban thẩm tra đánh giá.
Báo cáo thẩm tra còn phản ánh, qua dư luận và ý kiến của cử tri, vẫn còn có một số dự án sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư kéo dài gây lãng phí, đầu tư hiệu quả kém.
Như, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ, dự án nhà máy đạm Ninh Bình do Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình đầu tư, ký túc xá sinh viên tại Hà Nội và một số tỉnh thành, dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân...