Không tăng biên chế, quyết liệt chống tham nhũng
Chính phủ chỉ đạo một số nội dung liên quan đến quản lý cán bộ và chống tham nhũng trong năm 2016
Tuyệt đối không tăng biến chế cán bộ công chức, quyết liệt chống tham nhũng, hối lộ trong năm là một trong những chỉ đạo vừa được Chính phủ đưa ra đối với các bộ, ngành trong năm 2016.
Theo nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2016 của Chính phủ, đối với biên chế, quản lý cán bộ, Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không tăng biên chế, kể cả trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
Riêng đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh... thì có thể bổ sung biên chế phù hợp, nhưng phải quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý biên chế.
Tập trung rà soát, sửa đổi và bãi bỏ các quy định về tổ chức, bộ máy và biên chế trong các văn bản pháp luật hiện hành không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Đơn giản hóa tổ chức bộ máy hành chính; không thành lập các tổ chức trung gian; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương khẩn trương ban hành các cơ chế, chính sách về tự chủ trong các ngành, lĩnh vực để triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ sở đó tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ công, bảo đảm hiệu quả các hoạt động sự nghiệp công.
Thực hiện cơ chế thị trường, nghiên cứu và tiếp tục thực hiện tách dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước. Tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo hướng đổi mới cơ chế hoạt động gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh việc chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng.
Đối với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện nghiêm túc việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để làm cơ sở thực tiễn sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Phải da dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng, chống tham nhũng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình; bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai sự thật.
Thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng, nhất là về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm công vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản do tham nhũng.
Tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, nhất là trong các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật; các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu vi phạm pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
Theo nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội 2016 của Chính phủ, đối với biên chế, quản lý cán bộ, Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không tăng biên chế, kể cả trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
Riêng đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo thành lập mới trường, tăng lớp, tăng học sinh; lĩnh vực y tế thành lập mới tổ chức, tăng quy mô giường bệnh... thì có thể bổ sung biên chế phù hợp, nhưng phải quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật về quản lý biên chế.
Tập trung rà soát, sửa đổi và bãi bỏ các quy định về tổ chức, bộ máy và biên chế trong các văn bản pháp luật hiện hành không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Đơn giản hóa tổ chức bộ máy hành chính; không thành lập các tổ chức trung gian; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu thực tiễn.
Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương khẩn trương ban hành các cơ chế, chính sách về tự chủ trong các ngành, lĩnh vực để triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trên cơ sở đó tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ công, bảo đảm hiệu quả các hoạt động sự nghiệp công.
Thực hiện cơ chế thị trường, nghiên cứu và tiếp tục thực hiện tách dịch vụ công ra khỏi quản lý nhà nước. Tiếp tục triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo hướng đổi mới cơ chế hoạt động gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh việc chuyển từ phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công sang cơ chế đặt hàng.
Đối với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện nghiêm túc việc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để làm cơ sở thực tiễn sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Phải da dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng, chống tham nhũng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình; bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai sự thật.
Thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng, nhất là về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm công vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản do tham nhũng.
Tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, nhất là trong các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật; các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu vi phạm pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.