Bộ trưởng lý giải chuyện “thuốc Trung Quốc nhưng giá Mỹ”
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về những nghịch lý trong quản lý giá thuốc hiện nay
Tại sao giá thuốc trong bệnh viện lại cao hơn giá ngoài thị trường, cùng một địa phương nhưng giá thuốc lại khác nhau, liệu có lợi ích nhóm trong quản lý giá thuốc… là một trong những nội dung được các đại biểu gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tại phiên chất vấn chiều 13/11.
Giá thuốc cao do lòng vòng
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nêu vấn đề, hiện nay giá thuốc ở các bệnh viện, mặc dù qua đấu thầu nhưng cao hơn rất nhiều so với thuốc cùng chủng loại được bán trên thị trường.
Việc giá thuốc cao không chỉ gây thiệt hại cho người bệnh vì phải trả nhiều tiền mà còn là một trong các nguyên nhân gây vỡ quỹ bảo hiểm y tế, trong khi lợi nhuận thì rơi vào các công ty dược. Đại biểu này muốn Bộ trưởng cho biết vì sao lại có tình trạng trên? Bộ trưởng đã, sẽ và có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Tuấn Dương (Hải Dương) lại cho hay, việc quy định về đấu giá thuốc hiện nay đã dường như trao quyền cho các bệnh viện, dẫn đến tình trạng cùng một địa phương, cùng một loại thuốc, nhưng giá chênh lệch nhau đến cả 10%, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Còn theo đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), mặc dù gần đây Bộ đã có hướng dẫn về việc tổ chức mời thầu trong đấu thầu quản lý giá thuốc tại các bệnh viện công, song nghịch lý trên vẫn xảy ra, thậm chí có nơi từ 20 - 40%, có loại thuốc từ 1 đến 1,5 lần. “Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ thái độ của ngành đối với việc xử lý nghịch lý này trong khi chờ hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp về quản lý giá thuốc như Bộ trưởng đã nêu”, đại biểu Vở nói.
Đáp lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, những vấn đề các đại biểu nêu trên là xác đáng, và đấy cũng là những vấn đề mà Bộ quan tâm và đang tìm cách giải quyết.
Lý giải cho nghịch lý trên, Bộ trưởng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến giá thuốc bị đẩy lên cao do quá trình lòng vòng, qua các tầng lớp trung gian đã khiến mỗi khâu tăng thêm một ít. Cùng với đó là tình trạng thầy thuốc bắt tay với các hãng dược để kê đơn các loại thuốc biệt dược, thuốc nhập ngoại không cần thiết để hưởng chênh lệch hoa hồng.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tiến, thực tế vẫn tồn tại tình trạng là kết quả đấu thầu của các bệnh viện có thể cao hơn giá đã niêm yết và giá công khai. Điều này những người trong ngành có thể biết được. Ngọn nguồn là do những kẽ hở của pháp luật về quản lý kinh doanh thuốc chữa bệnh, mà cụ thể là Thông tư 10/2007.
Cụ thể, hiện nay việc chia các nhóm thuốc không theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà theo tiêu chuẩn của các hãng sản xuất hoặc các quốc gia khác nhau, cho nên trong quá trình đấu thầu đã có thực tế “thuốc Trung Quốc nhưng giá của Mỹ”, từ đó khiến cho giá thuốc lên cao.
Bộ trưởng cũng không loại trừ nguyên nhân không hướng dẫn kỹ hồ sơ mời thầu, dẫn tới khi đấu thầu, chủ đầu tư lợi dụng để đẩy giá thuốc hoặc không quy định kết quả đấu thầu của các đơn vị đó phải thấp hơn giá đã được niêm yết.
Không muốn "vừa đá bóng vừa thổi còi"
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân được xem là gốc rễ của nghịch lý trên là do bệnh viện, ngành y tế là cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, kê đơn thuốc chữa bệnh, nhưng đồng thời cũng là cơ quan quản lý giá đã dẫn tới những bất cập.
“Dù minh bạch đến đâu thì cũng là vừa đá bóng, vừa thổi còi. Bộ Y tế cũng như bệnh viện hoặc các sở y tế chỉ nên quản lý về chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật để làm sao có đủ thuốc, đảm bảo an toàn thuốc đến tận tay người bệnh, còn làm thêm nhiệm vụ quản lý giá thì không phù hợp”, Bộ trưởng Tiến nói.
Nói về giải pháp khắc phục thực trạng trên, người đứng đầu ngành y tế cho biết, Bộ đã ban hành khá nhiều quy định, trong đó yêu cầu các đơn vị dứt khoát thực hiện các giá trúng thầu phải thấp hơn giá đã kê khai, đồng thời phối hợp các bộ, ngành khác kiểm tra giá kê khai, lập danh mục 17 ngàn loại thuốc với giá tham khảo giá CIP…
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng muốn thí điểm thành lập một ủy ban đấu giá thuốc quốc gia gồm có Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội, Bộ Công thương và Bộ Y tế, trong đó Bộ Y tế chỉ tham gia với tư cách là thành viên chứ không là chủ trì. Theo Bộ trưởng, có như vậy chúng ta mới chọn được giá vừa tương đối thấp, vừa thống nhất được giá trong cả nước.
Liên quan đến một số chất vấn về tăng giá dịch vụ y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tái khẳng định sự cần thiết phải tăng giá vì khung giá cũ đã quá lạc hậu.
“Lần tăng giá vừa rồi đi sau 8 lần tăng lương và trượt giá trên 3 lần. Hiện giá cắt amidan chỉ 40.000 đồng, trong khi thực tế cả thuốc gây mê hơn 700.000 đồng, nếu không tính đủ, các bệnh viện đều khẳng định không thể tồn tại được và người dân cũng thiệt thòi theo”, Bộ trưởng Tiến nói.
Dự kiến nội dung chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được tiếp tục trong nửa phiên họp sáng 14/11, trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn, khép lại chương trình chất vấn các thành viên Chính phủ sau hơn 2 ngày làm việc.
Giá thuốc cao do lòng vòng
Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) nêu vấn đề, hiện nay giá thuốc ở các bệnh viện, mặc dù qua đấu thầu nhưng cao hơn rất nhiều so với thuốc cùng chủng loại được bán trên thị trường.
Việc giá thuốc cao không chỉ gây thiệt hại cho người bệnh vì phải trả nhiều tiền mà còn là một trong các nguyên nhân gây vỡ quỹ bảo hiểm y tế, trong khi lợi nhuận thì rơi vào các công ty dược. Đại biểu này muốn Bộ trưởng cho biết vì sao lại có tình trạng trên? Bộ trưởng đã, sẽ và có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Tuấn Dương (Hải Dương) lại cho hay, việc quy định về đấu giá thuốc hiện nay đã dường như trao quyền cho các bệnh viện, dẫn đến tình trạng cùng một địa phương, cùng một loại thuốc, nhưng giá chênh lệch nhau đến cả 10%, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Còn theo đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai), mặc dù gần đây Bộ đã có hướng dẫn về việc tổ chức mời thầu trong đấu thầu quản lý giá thuốc tại các bệnh viện công, song nghịch lý trên vẫn xảy ra, thậm chí có nơi từ 20 - 40%, có loại thuốc từ 1 đến 1,5 lần. “Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ thái độ của ngành đối với việc xử lý nghịch lý này trong khi chờ hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp về quản lý giá thuốc như Bộ trưởng đã nêu”, đại biểu Vở nói.
Đáp lời các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, những vấn đề các đại biểu nêu trên là xác đáng, và đấy cũng là những vấn đề mà Bộ quan tâm và đang tìm cách giải quyết.
Lý giải cho nghịch lý trên, Bộ trưởng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến giá thuốc bị đẩy lên cao do quá trình lòng vòng, qua các tầng lớp trung gian đã khiến mỗi khâu tăng thêm một ít. Cùng với đó là tình trạng thầy thuốc bắt tay với các hãng dược để kê đơn các loại thuốc biệt dược, thuốc nhập ngoại không cần thiết để hưởng chênh lệch hoa hồng.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tiến, thực tế vẫn tồn tại tình trạng là kết quả đấu thầu của các bệnh viện có thể cao hơn giá đã niêm yết và giá công khai. Điều này những người trong ngành có thể biết được. Ngọn nguồn là do những kẽ hở của pháp luật về quản lý kinh doanh thuốc chữa bệnh, mà cụ thể là Thông tư 10/2007.
Cụ thể, hiện nay việc chia các nhóm thuốc không theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà theo tiêu chuẩn của các hãng sản xuất hoặc các quốc gia khác nhau, cho nên trong quá trình đấu thầu đã có thực tế “thuốc Trung Quốc nhưng giá của Mỹ”, từ đó khiến cho giá thuốc lên cao.
Bộ trưởng cũng không loại trừ nguyên nhân không hướng dẫn kỹ hồ sơ mời thầu, dẫn tới khi đấu thầu, chủ đầu tư lợi dụng để đẩy giá thuốc hoặc không quy định kết quả đấu thầu của các đơn vị đó phải thấp hơn giá đã được niêm yết.
Không muốn "vừa đá bóng vừa thổi còi"
Theo Bộ trưởng, nguyên nhân được xem là gốc rễ của nghịch lý trên là do bệnh viện, ngành y tế là cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, kê đơn thuốc chữa bệnh, nhưng đồng thời cũng là cơ quan quản lý giá đã dẫn tới những bất cập.
“Dù minh bạch đến đâu thì cũng là vừa đá bóng, vừa thổi còi. Bộ Y tế cũng như bệnh viện hoặc các sở y tế chỉ nên quản lý về chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật để làm sao có đủ thuốc, đảm bảo an toàn thuốc đến tận tay người bệnh, còn làm thêm nhiệm vụ quản lý giá thì không phù hợp”, Bộ trưởng Tiến nói.
Nói về giải pháp khắc phục thực trạng trên, người đứng đầu ngành y tế cho biết, Bộ đã ban hành khá nhiều quy định, trong đó yêu cầu các đơn vị dứt khoát thực hiện các giá trúng thầu phải thấp hơn giá đã kê khai, đồng thời phối hợp các bộ, ngành khác kiểm tra giá kê khai, lập danh mục 17 ngàn loại thuốc với giá tham khảo giá CIP…
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng muốn thí điểm thành lập một ủy ban đấu giá thuốc quốc gia gồm có Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội, Bộ Công thương và Bộ Y tế, trong đó Bộ Y tế chỉ tham gia với tư cách là thành viên chứ không là chủ trì. Theo Bộ trưởng, có như vậy chúng ta mới chọn được giá vừa tương đối thấp, vừa thống nhất được giá trong cả nước.
Liên quan đến một số chất vấn về tăng giá dịch vụ y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tái khẳng định sự cần thiết phải tăng giá vì khung giá cũ đã quá lạc hậu.
“Lần tăng giá vừa rồi đi sau 8 lần tăng lương và trượt giá trên 3 lần. Hiện giá cắt amidan chỉ 40.000 đồng, trong khi thực tế cả thuốc gây mê hơn 700.000 đồng, nếu không tính đủ, các bệnh viện đều khẳng định không thể tồn tại được và người dân cũng thiệt thòi theo”, Bộ trưởng Tiến nói.
Dự kiến nội dung chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ được tiếp tục trong nửa phiên họp sáng 14/11, trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn, khép lại chương trình chất vấn các thành viên Chính phủ sau hơn 2 ngày làm việc.