“Giá thuốc ở Việt Nam chỉ cao hơn khu vực chút xíu”
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về lý do chậm ban hành quy định về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc
Trong thời kỳ giá hàng hóa tất cả đều tăng này thì thuốc không nằm ngoài quy luật, song cũng chỉ cao hơn các nước trong khu vực chút xíu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ngày 27/10.
Trong phiên giải trình về giá thuốc ngày 18/10/2010 tại Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, lãnh đạo Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã cam kết sớm trình Chính phủ ban hành quy định về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc, song Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết đến nay cam kết này vẫn chưa được thực hiện. Chậm trễ do đâu vậy, thưa bà?
Thông tư về đấu thầu thuốc sắp được ban hành rồi, đây là vấn đề rất khó vì nó liên quan đến quản lý giá của Bộ tài chính, rồi Bảo hiểm xã hội…
Vừa rồi Bộ Y tế cũng đã làm rất quyết liệt về quản lý giá thuốc, ví như có Thông tư chỉ đạo bệnh viện phải làm cho giá thuốc bệnh viện bằng hoặc thấp hơn giá thuốc ngoài thị trường, là một.
Thứ 2 là các nhà thuốc bệnh viện phải do giám đốc bệnh viện và bệnh viện đó quản lý chứ không để như trước, người ta chỉ thuê mặt bằng nhưng là nhà thuốc tư.
Thứ 3 là tất cả các loại giá trong bệnh viện phải niêm yết, thậm chí như Bệnh viện Bạch Mai là phải niêm yết giá trên từng bao thuốc.
Thứ tư là ứng dụng toa thuốc điện tử, tức là khi bác sỹ đang khám thì đã có toa thuốc trên điện tử và ở quầy thuốc đã có rồi và giá thì bệnh nhân đã nhìn thấy ở toa thuốc đó. Trong toa thuốc đó quản lý mấy cái một là giá, hai là không được kê đơn quá nhiều vì đơn đó sẽ lưu lại tất cả và báo cáo cho hội đồng quản lý thầu và quản lý giá thuốc. Anh nào mà kê quá nhiều thuốc không cần thiết theo đơn quy định thì dứt khoát tên người kê đơn sẽ bị lưu lại.
Lưu lại rồi và phát hiện có vi phạm thì hình thức xử lý như thế nào, thưa bà?
Bây giờ hãy nói cách quản lý đó, chứ còn xử lý phải có nghị định, rồi nghị định thì phải có thông tư hướng dẫn. Mà thông tư là do cả một tập thể làm, có khi xây dựng cả năm chưa được.
Và khi chờ đợi thì giá thuốc vẫn khó kiểm soát?
Trong 10 mặt hàng thiết yếu thì hiện nay giá thuốc đứng vào thứ 9 về tăng giá. Với thời kỳ tất cả giá cả tăng này thì thuốc không nằm ngoài quy luật. Hiện nay khống chế giá thuốc ở Việt Nam được quốc tế đánh giá là tốt.
Chúng tôi đã làm các khảo sát với các nước trong khu vực thì giá thuốc ở Việt Nam chỉ cao hơn một chút xíu. Nhưng mà chất lượng thuốc của mình nói chung là tốt.
Còn cam kết về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc tại bệnh viện thì khi nào sẽ thực hiện được?
Như tôi đã nói là đang xây dựng nghị định đấu thầu thuốc, rồi chuẩn bị xây dựng luật dược thì phải theo lịch trình của Quốc hội cho phép. Trước nay nghị định đấu thầu thuốc nằm chung với nghị định đấu thầu về xây dựng, về trang thiết bị nhưng mà thuốc là mặt hàng đặc biệt, người bệnh không mặc cả và phải kê theo bệnh cho nên phải có nghị định riêng.
Thuốc lại chia làm nhiều nhóm, cũng thứ thuốc đó nhưng của nước đang phát triển khác, thuốc các nước vừa vừa khác, của Trung Quốc khác, Việt Nam khác. Xây dựng một nghị định không thể xong trong 2, 3 tháng, có những thông tư 2 năm không ra nổi, bởi vì vướng cái nọ cái kia.
Vậy thì liệu nghị định riêng đó lúc nào có thể ra đời, thưa bà?
Chúng tôi đang quyết tâm làm và cố gắng trình trong năm 2012.
Trong phiên giải trình về giá thuốc ngày 18/10/2010 tại Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, lãnh đạo Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã cam kết sớm trình Chính phủ ban hành quy định về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc, song Ủy ban các vấn đề xã hội cho biết đến nay cam kết này vẫn chưa được thực hiện. Chậm trễ do đâu vậy, thưa bà?
Thông tư về đấu thầu thuốc sắp được ban hành rồi, đây là vấn đề rất khó vì nó liên quan đến quản lý giá của Bộ tài chính, rồi Bảo hiểm xã hội…
Vừa rồi Bộ Y tế cũng đã làm rất quyết liệt về quản lý giá thuốc, ví như có Thông tư chỉ đạo bệnh viện phải làm cho giá thuốc bệnh viện bằng hoặc thấp hơn giá thuốc ngoài thị trường, là một.
Thứ 2 là các nhà thuốc bệnh viện phải do giám đốc bệnh viện và bệnh viện đó quản lý chứ không để như trước, người ta chỉ thuê mặt bằng nhưng là nhà thuốc tư.
Thứ 3 là tất cả các loại giá trong bệnh viện phải niêm yết, thậm chí như Bệnh viện Bạch Mai là phải niêm yết giá trên từng bao thuốc.
Thứ tư là ứng dụng toa thuốc điện tử, tức là khi bác sỹ đang khám thì đã có toa thuốc trên điện tử và ở quầy thuốc đã có rồi và giá thì bệnh nhân đã nhìn thấy ở toa thuốc đó. Trong toa thuốc đó quản lý mấy cái một là giá, hai là không được kê đơn quá nhiều vì đơn đó sẽ lưu lại tất cả và báo cáo cho hội đồng quản lý thầu và quản lý giá thuốc. Anh nào mà kê quá nhiều thuốc không cần thiết theo đơn quy định thì dứt khoát tên người kê đơn sẽ bị lưu lại.
Lưu lại rồi và phát hiện có vi phạm thì hình thức xử lý như thế nào, thưa bà?
Bây giờ hãy nói cách quản lý đó, chứ còn xử lý phải có nghị định, rồi nghị định thì phải có thông tư hướng dẫn. Mà thông tư là do cả một tập thể làm, có khi xây dựng cả năm chưa được.
Và khi chờ đợi thì giá thuốc vẫn khó kiểm soát?
Trong 10 mặt hàng thiết yếu thì hiện nay giá thuốc đứng vào thứ 9 về tăng giá. Với thời kỳ tất cả giá cả tăng này thì thuốc không nằm ngoài quy luật. Hiện nay khống chế giá thuốc ở Việt Nam được quốc tế đánh giá là tốt.
Chúng tôi đã làm các khảo sát với các nước trong khu vực thì giá thuốc ở Việt Nam chỉ cao hơn một chút xíu. Nhưng mà chất lượng thuốc của mình nói chung là tốt.
Còn cam kết về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc tại bệnh viện thì khi nào sẽ thực hiện được?
Như tôi đã nói là đang xây dựng nghị định đấu thầu thuốc, rồi chuẩn bị xây dựng luật dược thì phải theo lịch trình của Quốc hội cho phép. Trước nay nghị định đấu thầu thuốc nằm chung với nghị định đấu thầu về xây dựng, về trang thiết bị nhưng mà thuốc là mặt hàng đặc biệt, người bệnh không mặc cả và phải kê theo bệnh cho nên phải có nghị định riêng.
Thuốc lại chia làm nhiều nhóm, cũng thứ thuốc đó nhưng của nước đang phát triển khác, thuốc các nước vừa vừa khác, của Trung Quốc khác, Việt Nam khác. Xây dựng một nghị định không thể xong trong 2, 3 tháng, có những thông tư 2 năm không ra nổi, bởi vì vướng cái nọ cái kia.
Vậy thì liệu nghị định riêng đó lúc nào có thể ra đời, thưa bà?
Chúng tôi đang quyết tâm làm và cố gắng trình trong năm 2012.