Bộ trưởng Tài chính: Khoán xe công, “anh em thấy thoải mái hơn”
“Sự giám sát của người dân, của dư luận xã hội là rất quan trọng. Nó tạo sức ép ngược lại”
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 21/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, sau khi khoán xe, anh em diện được khoán còn thấy thoải mái hơn trước.
Ông cũng cho biết một số định hướng tiếp theo của chủ trương này.
Sau khi khoán kinh phí sử dụng xe công cho các thứ trưởng, kế hoạch tiếp theo của Bộ Tài chính trong việc sửa đổi chính sách mua sắm, sử dụng xe công sẽ như thế nào?
Hiện nay vẫn đang sắp xếp đầu xe lại theo định hướng tiền tệ hoá, tiêu chuẩn hiện nay của các thứ trưởng, tổng cục trưởng là có ôtô riêng thì tới đây không có nữa, mà tiền tệ hoá theo khung từ 5-10 triệu đồng.
Từng cơ quan sẽ xác định và quyết định cụ thể. Lúc đó không mua xe nữa thì bớt, hết đầu xe đi thôi. Đó là hướng thứ nhất.
Từng cơ quan sẽ xác định và quyết định cụ thể. Lúc đó không mua xe nữa thì bớt, hết đầu xe đi thôi. Đó là hướng thứ nhất.
Hướng thứ hai có thể gom các văn phòng, UBND tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh, và kể cả văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, thì gom lại một đầu mối xe chung. Chứ hiện nay là rất bất cập.
Ví dụ như hội đồng nhân dân mà định mức cũng hai xe, ai đi? Nhưng mà văn phòng UBND cũng hai xe thì có 3-4 ông phó chủ tịch đi lại hàng ngày như thế thì lại thiếu, bất cập. Nên phải gom lại. Lúc đó còn một văn phòng nhưng 7-8 xe, không còn xe riêng cho từng ông nữa. Thì nó sẽ giảm đầu xe.
Ví dụ như hội đồng nhân dân mà định mức cũng hai xe, ai đi? Nhưng mà văn phòng UBND cũng hai xe thì có 3-4 ông phó chủ tịch đi lại hàng ngày như thế thì lại thiếu, bất cập. Nên phải gom lại. Lúc đó còn một văn phòng nhưng 7-8 xe, không còn xe riêng cho từng ông nữa. Thì nó sẽ giảm đầu xe.
Thứ ba, cũng còn phụ thuộc địa phương, địa hình nơi đó để mình bố trí xe, tìm xử lý theo cách khác.
Ví dụ, cũng là một xe thôi nhưng mình quy định 600 hay 70 triệu đồng/xe chung, ở miền xuôi thì được nhưng mà ở miền núi lại phải cho họ cái xe hai cầu thì nó mới thực tế. Chứ không xe ở miền xuôi làm sao phù hợp với địa hình miền núi được.
Cho nên, Bộ Tài chính cũng dự kiến sửa theo hướng như thế thì sẽ giảm đầu xe, tiền tệ hoá đi và để xe còn có cũng phải phù hợp với từng nơi.
Ví dụ, cũng là một xe thôi nhưng mình quy định 600 hay 70 triệu đồng/xe chung, ở miền xuôi thì được nhưng mà ở miền núi lại phải cho họ cái xe hai cầu thì nó mới thực tế. Chứ không xe ở miền xuôi làm sao phù hợp với địa hình miền núi được.
Cho nên, Bộ Tài chính cũng dự kiến sửa theo hướng như thế thì sẽ giảm đầu xe, tiền tệ hoá đi và để xe còn có cũng phải phù hợp với từng nơi.
Theo ông, sau khi khoán xe thì dịch vụ xe để người được khoán thuê xe đi phải thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đi lại của người được khoán xe?
Cái đó để xã hội sẽ điều chỉnh, xã hội hoá thôi. Như anh em vẫn đi taxi được. Khi được khoán rồi thì người được khoán sẽ tự dùng.
Thời gian vừa rồi, sau khi được khoán xe thì các thứ trưởng của Bộ Tài chính thấy thế nào, thưa Bộ trưởng ?
Anh em thực hiện rất nghiêm túc và thoải mái, và còn nói là thấy thoải mái hơn trước.
Về mặt tâm lý, họ cũng không muốn xã hội soi vào. Anh em cũng nghiêm túc thôi.
Nhưng cũng có những trường hợp con sâu bỏ rầu nồi canh, có người cũng dùng xe công đi chuyện nọ chuyện kia, nên bản thân nhiều người thấy cũng bị xúc phạm mà thực ra chuyện nó không đáng.
Về mặt tâm lý, họ cũng không muốn xã hội soi vào. Anh em cũng nghiêm túc thôi.
Nhưng cũng có những trường hợp con sâu bỏ rầu nồi canh, có người cũng dùng xe công đi chuyện nọ chuyện kia, nên bản thân nhiều người thấy cũng bị xúc phạm mà thực ra chuyện nó không đáng.
Thực ra trước khi khoán xe thì có Thứ trưởng của Bộ như ông Huỳnh Quang Hải cũng đã tự đi xe riêng đến cơ quan rồi?
À, khi đó thì ông Hải vẫn là Vụ trưởng thì đến bây giờ, khi khoán xe, đi xe riêng đi làm thì cũng thành thói quen rồi.
Hiện có một số vấn đề phát sinh mà Bộ Tài chính phải giải quyết như phát sinh số lái xe dôi dư, số xe dôi dư do không còn chế độ phục vụ riêng. Mức dôi dư này có thể tăng lên nhiều và thành vấn đề lớn, một khí áp dụng chế độ khoán xe công đại trà, thưa Bộ trưởng ?
Hiện nay lái xe cho các bộ thì vẫn theo chế độ hợp đồng thôi nên mình cũng phải sắp xếp. Có quy định cả rồi. Nhưng dù sao cũng phải có lộ trình nhất định vì liên quan đến vấn đề việc làm, con người.
Ở nhiều nước, lãnh đạo cơ quan nhà nước của họ rất ít dùng xe công, thậm chí lãnh đạo cao cấp Chính phủ như ở Đức, Singapore còn tự đi xe riêng đi làm. Việc sử dụng xe ở Việt Nam có thể hướng tới như vậy không?
Chắc ở ta cũng phải từng bước.
Trước mắt cứ sửa Quyết định 32 (quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm, sử dụng xe công ban hành năm 2015 - PV), theo hướng các chức danh hệ số lương 1,3 trở xuống thì khoán xe, tiền tệ hoá đi. Trước mỗi người một xe, nay khoán đi sẽ giảm được nhiều chứ.
Nhưng quan trọng nhất hiện nay là sửa chính sách thì khi thực hiện, có sự giám sát của người dân, của dư luận xã hội. Cái đó rất quan trọng. Nó tạo sức ép ngược lại.
Trước mắt cứ sửa Quyết định 32 (quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm, sử dụng xe công ban hành năm 2015 - PV), theo hướng các chức danh hệ số lương 1,3 trở xuống thì khoán xe, tiền tệ hoá đi. Trước mỗi người một xe, nay khoán đi sẽ giảm được nhiều chứ.
Nhưng quan trọng nhất hiện nay là sửa chính sách thì khi thực hiện, có sự giám sát của người dân, của dư luận xã hội. Cái đó rất quan trọng. Nó tạo sức ép ngược lại.
Dự kiến sửa quyết định này đến khi nào xong, thưa Bộ trưởng?
Cố gắng sửa quyết định này trong khoảng một năm, sau đó triển khai, thực hiện.
Tôi nghĩ việc này cũng không phải khó. Vấn đề là thay đổi tư duy, định hướng chính sách để từng bước giảm bớt đầu xe. Tôi nghĩ tiền tệ hoá việc này là đúng hướng vì ngay cả chính sách về nhà ở mình cũng đã tiền tệ hoá được rồi.
Tôi nghĩ việc này cũng không phải khó. Vấn đề là thay đổi tư duy, định hướng chính sách để từng bước giảm bớt đầu xe. Tôi nghĩ tiền tệ hoá việc này là đúng hướng vì ngay cả chính sách về nhà ở mình cũng đã tiền tệ hoá được rồi.