Bốn lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất tại Việt Nam
Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức
Bốn ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng. Bên cạnh đó, bốn ngành ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực.
Thông tin trên được đưa ra tại họp báo công bố báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện, sáng 20/11.
Cuộc khảo sát quy mô này được tiến hành trên 5.460 người, trong đó có 2.601 người dân, 1.058 doanh nghiệp và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh/thành và 5 bộ/ngành.
Kết quả điều tra cho thấy, tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đại bộ phận người dân trong mẫu khảo sát đều tin rằng tham nhũng phổ biến ở phạm vi cả nước. Có tới hơn 75% người được hỏi cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, điều tra cũng ghi nhận có 52% số doanh nghiệp có các hoạt động phòng chống tham nhũng, 43% người dân sẽ tố cáo tham nhũng và 85% số cán bộ công chức cho biết nhận thức về tham nhũng đã được nâng cao.
Đánh giá cao vai trò của báo chí, có tới 80% doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng báo chí phát hiện ra tham nhũng trước khi cơ quan chức năng phát hiện, và hơn 8% cho rằng áp lực từ báo chí giúp các vụ tham nhũng khỏi bị “chìm xuồng.”
Bởi thế, nhóm điều tra cho rằng cần phải xây dựng minh bạch thật sự, trao quyền cho báo chí để giúp lĩnh vực này áp dụng kỹ năng điều tra, phát hiện trường hợp tham nhũng.
Ngoài ra, cần điều chỉnh hệ thống kê tài sản, tạo động lực để có chế tài thực thi tốt hơn bằng cách làm cho việc điều tra và truy tố tham nhũng độc lập hơn...
Phía Thanh tra Chính phủ cho hay, do những hạn chế nhất định trong việc tổ chức triển khai khảo sát nên kết quả không đại diện cho ý kiến tổng thể nhân dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Báo cáo cũng chưa phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác về thực trạng phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và cũng không phải là ý kiến đánh giá của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát này rất có ý nghĩa để các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học và những người làm công tác hoạch định chính sách về phòng, chống tham nhũng tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng tại Việt Nam.
(Nguồn: TTXVN)
Thông tin trên được đưa ra tại họp báo công bố báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện, sáng 20/11.
Cuộc khảo sát quy mô này được tiến hành trên 5.460 người, trong đó có 2.601 người dân, 1.058 doanh nghiệp và 1.801 cán bộ công chức tại 10 tỉnh/thành và 5 bộ/ngành.
Kết quả điều tra cho thấy, tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đại bộ phận người dân trong mẫu khảo sát đều tin rằng tham nhũng phổ biến ở phạm vi cả nước. Có tới hơn 75% người được hỏi cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức.
Tuy nhiên, điều tra cũng ghi nhận có 52% số doanh nghiệp có các hoạt động phòng chống tham nhũng, 43% người dân sẽ tố cáo tham nhũng và 85% số cán bộ công chức cho biết nhận thức về tham nhũng đã được nâng cao.
Đánh giá cao vai trò của báo chí, có tới 80% doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng báo chí phát hiện ra tham nhũng trước khi cơ quan chức năng phát hiện, và hơn 8% cho rằng áp lực từ báo chí giúp các vụ tham nhũng khỏi bị “chìm xuồng.”
Bởi thế, nhóm điều tra cho rằng cần phải xây dựng minh bạch thật sự, trao quyền cho báo chí để giúp lĩnh vực này áp dụng kỹ năng điều tra, phát hiện trường hợp tham nhũng.
Ngoài ra, cần điều chỉnh hệ thống kê tài sản, tạo động lực để có chế tài thực thi tốt hơn bằng cách làm cho việc điều tra và truy tố tham nhũng độc lập hơn...
Phía Thanh tra Chính phủ cho hay, do những hạn chế nhất định trong việc tổ chức triển khai khảo sát nên kết quả không đại diện cho ý kiến tổng thể nhân dân, doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Báo cáo cũng chưa phản ánh một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác về thực trạng phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và cũng không phải là ý kiến đánh giá của các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát này rất có ý nghĩa để các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học và những người làm công tác hoạch định chính sách về phòng, chống tham nhũng tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng tại Việt Nam.
(Nguồn: TTXVN)