“Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng”
Đại biểu đề nghị cả Quốc hội và Chính phủ cùng hứa trước quốc dân đồng bào sẽ không bao giờ tham nhũng
Đây là đề xuất tha thiết của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng của Quốc hội chiều 1/11.
Mong được “lượng thứ nếu có điều gì chưa đúng”, đại biểu Dung cho rằng ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước “về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng”.
Đối với cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, theo nữ đại biểu này, những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được.
“Một lần nữa, tự đáy lòng mình tôi tha thiết mong muốn trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cũng như phòng, chống tội phạm, đem lại sự an dân”, bà Dung nhấn mạnh.
Trước đó, mở đầu phiên thảo luận buổi chiều, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) đã đề nghị năm 2013 và các năm tiếp theo mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức tiết chế lòng tham.
Đồng thời, đại biểu Đương cũng cho rằng cần mở cuộc vận động từ chức mà trước hết đối với các bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng.
“Phấn đấu chức, quyền là một việc khó, giữ được chức, quyền còn khó hơn nhưng dám từ chức, từ bỏ chức vụ thì thực sự là anh hùng vì có lợi cho dân, cho nước. Nếu không làm được như vậy thì tới đây cũng nên đưa một số bộ trưởng mà dân bức xúc về các lĩnh vực, thí dụ như ngân hàng, xăng dầu, thủy điện ra bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm luôn”, ông Đương phát biểu.
Cũng liên quan đến trách nhiệm, băn khoăn của đại biểu Trương Thái Hiền lại liên quan đến việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào có cán bộ bị tố giác, phát hiện có hành vi tham nhũng.
Trong khi đó, qua thanh tra và kiểm toán, chỉ trong năm 2012 đã kiến nghị thu hồi, xử phạt vi phạm hành chính, xuất toán, hoàn lại giá trị quyết toán cũng như các khoản nộp ngân sách nhà nước tổng số 59.227 tỷ đồng, gần 3.000 ha đất các loại của 520 tập thể và 899 cá nhân với số tiền gây thất thoát tham nhũng tương đương một năm Quốc hội đã bàn định tăng lương vào năm 2013.
“Như vậy, việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 có đạt yêu cầu không?”, đại biểu Hiền đặt câu hỏi.
Dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, gần 60.000 tỷ đồng rò rỉ chảy ra túi riêng của cá nhân, nhưng chỉ có 25 vụ/41 đối tượng bị xử lý hình sự, đạt 6,06% so với 899 cá nhân có hành vi vi phạm, đại biểu Hiền băn khoăn về độ cứng rắn của các biện pháp đã được áp dụng.
"Phải chăng do ta chưa tung ra đội quân hùng hậu chuyên nghiệp, để đấu tranh hay còn một nguyên nhân uẩn khúc nào khác mà ta chưa tìm ra", đại biểu Hiền tiếp tục đặt vấn đề.
"Không thể một sớm, một chiều giải quyết được ngay tình trạng tham nhũng", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Nhấn mạnh yêu cầu đổi mới cách nghĩ, cách làm mới có kết quả, nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng không thể nói ngay sau kỳ họp này tham nhũng giảm hẳn đi ngay lập tức.
Ông cũng hứa, Chính phủ sẽ quyết liệt hơn chỉ đạo đồng bộ hơn, kiên quyết hơn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Song, trước hết Phó thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý tốt hơn kinh tế - xã hội ngay nơi mình đang ở, đang làm việc, đang chịu trách nhiệm “để không thất thoát, không tham nhũng đồng tiền hạt gạo nào của nhân dân đã giao cho chúng ta quản lý”.
Sáng 2/11, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng.
Mong được “lượng thứ nếu có điều gì chưa đúng”, đại biểu Dung cho rằng ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước “về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng”.
Đối với cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, theo nữ đại biểu này, những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được.
“Một lần nữa, tự đáy lòng mình tôi tha thiết mong muốn trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cũng như phòng, chống tội phạm, đem lại sự an dân”, bà Dung nhấn mạnh.
Trước đó, mở đầu phiên thảo luận buổi chiều, đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) đã đề nghị năm 2013 và các năm tiếp theo mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công chức tiết chế lòng tham.
Đồng thời, đại biểu Đương cũng cho rằng cần mở cuộc vận động từ chức mà trước hết đối với các bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng.
“Phấn đấu chức, quyền là một việc khó, giữ được chức, quyền còn khó hơn nhưng dám từ chức, từ bỏ chức vụ thì thực sự là anh hùng vì có lợi cho dân, cho nước. Nếu không làm được như vậy thì tới đây cũng nên đưa một số bộ trưởng mà dân bức xúc về các lĩnh vực, thí dụ như ngân hàng, xăng dầu, thủy điện ra bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm luôn”, ông Đương phát biểu.
Cũng liên quan đến trách nhiệm, băn khoăn của đại biểu Trương Thái Hiền lại liên quan đến việc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào có cán bộ bị tố giác, phát hiện có hành vi tham nhũng.
Trong khi đó, qua thanh tra và kiểm toán, chỉ trong năm 2012 đã kiến nghị thu hồi, xử phạt vi phạm hành chính, xuất toán, hoàn lại giá trị quyết toán cũng như các khoản nộp ngân sách nhà nước tổng số 59.227 tỷ đồng, gần 3.000 ha đất các loại của 520 tập thể và 899 cá nhân với số tiền gây thất thoát tham nhũng tương đương một năm Quốc hội đã bàn định tăng lương vào năm 2013.
“Như vậy, việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 có đạt yêu cầu không?”, đại biểu Hiền đặt câu hỏi.
Dẫn con số tại báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, gần 60.000 tỷ đồng rò rỉ chảy ra túi riêng của cá nhân, nhưng chỉ có 25 vụ/41 đối tượng bị xử lý hình sự, đạt 6,06% so với 899 cá nhân có hành vi vi phạm, đại biểu Hiền băn khoăn về độ cứng rắn của các biện pháp đã được áp dụng.
"Phải chăng do ta chưa tung ra đội quân hùng hậu chuyên nghiệp, để đấu tranh hay còn một nguyên nhân uẩn khúc nào khác mà ta chưa tìm ra", đại biểu Hiền tiếp tục đặt vấn đề.
"Không thể một sớm, một chiều giải quyết được ngay tình trạng tham nhũng", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Nhấn mạnh yêu cầu đổi mới cách nghĩ, cách làm mới có kết quả, nhưng Phó thủ tướng cũng cho rằng không thể nói ngay sau kỳ họp này tham nhũng giảm hẳn đi ngay lập tức.
Ông cũng hứa, Chính phủ sẽ quyết liệt hơn chỉ đạo đồng bộ hơn, kiên quyết hơn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Song, trước hết Phó thủ tướng đề nghị các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lý tốt hơn kinh tế - xã hội ngay nơi mình đang ở, đang làm việc, đang chịu trách nhiệm “để không thất thoát, không tham nhũng đồng tiền hạt gạo nào của nhân dân đã giao cho chúng ta quản lý”.
Sáng 2/11, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại hội trường về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng.