Cá mập gầy và cá mập đi thẩm mỹ
Các cá mập đã gầy đi rất nhiều sau đợt suy giảm của thị trường, do ảnh hưởng của việc “uống thuốc” đòn bẩy tài chính quá liều
Những nhà đầu tư cá nhân có số vốn đầu tư lớn vào thị trường chứng khoán là khách hàng VIP của các công ty chứng khoán, còn được gọi là nhà đầu tư cá mập, đã khép lại một năm đầu tư với niềm vui chưa trọn vẹn khi thành quả đầu tư bị hao hụt rất nhiều trong đợt suy giảm mạnh của thị trường vừa qua.
Thế nhưng, lớn hơn các cá mập là cá mập chúa. Cá mập chúa là các công ty chứng khoán có hoạt động tự doanh kết thúc một năm với nỗi lo trích lập dự phòng.
Đó là lý do quan trọng khiến chứng khoán tăng mạnh vào cuối phiên 30/12, một ngày trước khi các tổ chức đầu tư, công ty chứng khoán chốt giá trị tài sản đầu tư báo cáo lỗ lãi của năm 2009.
Cá mập gầy
Giám đốc đầu tư Công ty Tài chính R cho biết, một số khách hàng của công ty này từ lãi vài triệu USD đã giảm xuống chỉ còn vài chục nghìn USD, do dùng đòn bẩy tài chính quá lớn trong đợt suy giảm cuối năm của thị trường.
“Thực sự thì một số chứng khoán đã giảm quá đà, trước sau gì cũng tăng lại. Chúng tôi đã phải cứu một vài nhà đầu tư bằng cách yêu cầu họ đóng thêm tiền để giữ chứng khoán, chứ nếu theo đúng quy định bán chứng khoán cầm cố thì nhà đầu tư mất hết”, ông này nói.
Tình trạng này xảy ra ở cả các công ty chứng khoán lớn cho nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính gấp 3 - 4 lần. Không ít nhà đầu tư bỏ của chạy lấy người, để lại cổ phiếu cầm cố cho công ty chứng khoán tự xử. Và khi chứng khoán giảm quá nhanh, thanh khoản giảm mạnh thì công ty chứng khoán đành ôm đống cổ phiếu đưa vào tài khoản tự doanh. Câu chuyện như năm 2008 lặp lại ở một mức độ thấp hơn.
Ông Trần Thiên Hà, Giám đốc Công ty Chứng khoán An Phát nhận xét, nếu nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính trở lại thì lượng tiền vào thị trường chứng khoán cũng khó tăng mạnh như trước, vì giá trị tài sản chứng khoán hay tiền của các nhà đầu tư lớn đã giảm ít nhất vài chục phần trăm.
Các cá mập đã gầy đi rất nhiều sau đợt suy giảm của thị trường, do ảnh hưởng của việc “uống thuốc” đòn bẩy tài chính quá liều.
Bị ngộ độc liều thuốc này nặng nhất có lẽ là đám cá mập là cổ đông nội bộ các công ty. Biết trước thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty mình, nhóm cổ đông trên dốc túi mua cổ phiếu đúng vào thời điểm thị trường ở đỉnh cao, sau đó lại vay tiền để đỡ giá do thanh khoản cổ phiếu giảm, muốn bán cắt lỗ cũng không cắt được.
Khi hết hạn mức vay mà giá chứng khoán vẫn giảm, các nhà đầu tư cá mập loại này bắt buộc phải đặt thêm tài sản khác lấy tiền ôm giữ đống cổ phiếu giá xuống.
Cá mập chúa đi mỹ viện
Năm nay, áp lực đẩy giá cổ phiếu lên để làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm không phải từ các tổ chức đầu tư nước ngoài mà lại từ chính các tổ chức đầu tư trong nước, nhất là các cá mập chúa - công ty chứng khoán có tự doanh lớn.
Khi thị trường đang lình xình vào giữa phiên giao dịch ngày 30/12, vào cuối phiên, một số công ty chứng khoán đã phải tăng mạnh mua vào cổ phiếu có trong danh mục tự doanh của mình để đẩy giá cổ phiếu này lên cao hơn.
VN-Index giảm hơn 8 điểm trong ngày 29/12 và tiếp tục dè dặt khi bước vào phiên 30/12. Nếu không có lực đỡ thì thị trường có thể đi xuống hoặc đi ngang trong ngày này. Trong khi đó, các thông tin trên thị trường cho biết, nhiều công ty chứng khoán đã giải ngân bắt đáy khi thị trường ở 520 điểm và 480 điểm. Và nhiều công ty khác có các khoản đầu tư dài hạn vào cổ phiếu ở các mức giá cao đỉnh điểm.
Vì thế, các công ty chứng khoán phải tự làm đẹp cho mình bằng cách đẩy giá cổ phiếu đang nắm giữ lên cao hơn để mức trích lập dự phòng ít hơn. Các công ty chứng khoán làm được điều này trong điều kiện thuận lợi, các thông tin về vĩ mô chưa có dấu hiệu sẽ biến động, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn và áp lực bán giải chấp không còn.
Nếu thị trường chứng khoán không ổn định trong quý I/2010 thì nhà đầu tư phải hết sức lưu tâm đến mức độ “make up” báo cáo kết quả kinh doanh của nhóm cá mập chúa.
Và những giấc mơ cá mập
Trong khi các nhà đầu tư cá mập đang điêu đứng thì rất nhiều nhà đầu tư trẻ với số vốn vài ba tỷ đồng đang mơ trở thành nhà đầu tư cá mập trên thị trường chứng khoán. Cá mập nhỏ vốn chục tỷ đồng mơ thành cá mập… mập hơn, vốn 100 tỷ đồng. Những giấc mơ như thế không phải là mơ ước quá viển vông trên thị trường chứng khoán.
Và thị trường năm 2010 được dự báo có những khúc đoạn thăng trầm do ảnh hưởng của thay đổi chính sách tiền tệ, là cơ hội lý tưởng cho giấc mơ cá mập thành hiện thực. Một số công ty chứng khoán hiện nay đã khởi động lại chính sách cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nhưng cơ hội cao thì rủi ro lớn, cá mập cũng có thể bị rụng hết răng nếu liều lĩnh như cuối năm 2009, dùng đòn bẩy tài chính lớn khi thị trường tăng nóng bởi cung tiền cao nhờ chính sách kích cầu. Cá mập năm 2010 phải hiểu biết và thông minh hơn, chứ không chỉ “bạo vì tiền” như năm 2009.
An Nam (ĐTCK)
Thế nhưng, lớn hơn các cá mập là cá mập chúa. Cá mập chúa là các công ty chứng khoán có hoạt động tự doanh kết thúc một năm với nỗi lo trích lập dự phòng.
Đó là lý do quan trọng khiến chứng khoán tăng mạnh vào cuối phiên 30/12, một ngày trước khi các tổ chức đầu tư, công ty chứng khoán chốt giá trị tài sản đầu tư báo cáo lỗ lãi của năm 2009.
Cá mập gầy
Giám đốc đầu tư Công ty Tài chính R cho biết, một số khách hàng của công ty này từ lãi vài triệu USD đã giảm xuống chỉ còn vài chục nghìn USD, do dùng đòn bẩy tài chính quá lớn trong đợt suy giảm cuối năm của thị trường.
“Thực sự thì một số chứng khoán đã giảm quá đà, trước sau gì cũng tăng lại. Chúng tôi đã phải cứu một vài nhà đầu tư bằng cách yêu cầu họ đóng thêm tiền để giữ chứng khoán, chứ nếu theo đúng quy định bán chứng khoán cầm cố thì nhà đầu tư mất hết”, ông này nói.
Tình trạng này xảy ra ở cả các công ty chứng khoán lớn cho nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính gấp 3 - 4 lần. Không ít nhà đầu tư bỏ của chạy lấy người, để lại cổ phiếu cầm cố cho công ty chứng khoán tự xử. Và khi chứng khoán giảm quá nhanh, thanh khoản giảm mạnh thì công ty chứng khoán đành ôm đống cổ phiếu đưa vào tài khoản tự doanh. Câu chuyện như năm 2008 lặp lại ở một mức độ thấp hơn.
Ông Trần Thiên Hà, Giám đốc Công ty Chứng khoán An Phát nhận xét, nếu nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính trở lại thì lượng tiền vào thị trường chứng khoán cũng khó tăng mạnh như trước, vì giá trị tài sản chứng khoán hay tiền của các nhà đầu tư lớn đã giảm ít nhất vài chục phần trăm.
Các cá mập đã gầy đi rất nhiều sau đợt suy giảm của thị trường, do ảnh hưởng của việc “uống thuốc” đòn bẩy tài chính quá liều.
Bị ngộ độc liều thuốc này nặng nhất có lẽ là đám cá mập là cổ đông nội bộ các công ty. Biết trước thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty mình, nhóm cổ đông trên dốc túi mua cổ phiếu đúng vào thời điểm thị trường ở đỉnh cao, sau đó lại vay tiền để đỡ giá do thanh khoản cổ phiếu giảm, muốn bán cắt lỗ cũng không cắt được.
Khi hết hạn mức vay mà giá chứng khoán vẫn giảm, các nhà đầu tư cá mập loại này bắt buộc phải đặt thêm tài sản khác lấy tiền ôm giữ đống cổ phiếu giá xuống.
Cá mập chúa đi mỹ viện
Năm nay, áp lực đẩy giá cổ phiếu lên để làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm không phải từ các tổ chức đầu tư nước ngoài mà lại từ chính các tổ chức đầu tư trong nước, nhất là các cá mập chúa - công ty chứng khoán có tự doanh lớn.
Khi thị trường đang lình xình vào giữa phiên giao dịch ngày 30/12, vào cuối phiên, một số công ty chứng khoán đã phải tăng mạnh mua vào cổ phiếu có trong danh mục tự doanh của mình để đẩy giá cổ phiếu này lên cao hơn.
VN-Index giảm hơn 8 điểm trong ngày 29/12 và tiếp tục dè dặt khi bước vào phiên 30/12. Nếu không có lực đỡ thì thị trường có thể đi xuống hoặc đi ngang trong ngày này. Trong khi đó, các thông tin trên thị trường cho biết, nhiều công ty chứng khoán đã giải ngân bắt đáy khi thị trường ở 520 điểm và 480 điểm. Và nhiều công ty khác có các khoản đầu tư dài hạn vào cổ phiếu ở các mức giá cao đỉnh điểm.
Vì thế, các công ty chứng khoán phải tự làm đẹp cho mình bằng cách đẩy giá cổ phiếu đang nắm giữ lên cao hơn để mức trích lập dự phòng ít hơn. Các công ty chứng khoán làm được điều này trong điều kiện thuận lợi, các thông tin về vĩ mô chưa có dấu hiệu sẽ biến động, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn và áp lực bán giải chấp không còn.
Nếu thị trường chứng khoán không ổn định trong quý I/2010 thì nhà đầu tư phải hết sức lưu tâm đến mức độ “make up” báo cáo kết quả kinh doanh của nhóm cá mập chúa.
Và những giấc mơ cá mập
Trong khi các nhà đầu tư cá mập đang điêu đứng thì rất nhiều nhà đầu tư trẻ với số vốn vài ba tỷ đồng đang mơ trở thành nhà đầu tư cá mập trên thị trường chứng khoán. Cá mập nhỏ vốn chục tỷ đồng mơ thành cá mập… mập hơn, vốn 100 tỷ đồng. Những giấc mơ như thế không phải là mơ ước quá viển vông trên thị trường chứng khoán.
Và thị trường năm 2010 được dự báo có những khúc đoạn thăng trầm do ảnh hưởng của thay đổi chính sách tiền tệ, là cơ hội lý tưởng cho giấc mơ cá mập thành hiện thực. Một số công ty chứng khoán hiện nay đã khởi động lại chính sách cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nhưng cơ hội cao thì rủi ro lớn, cá mập cũng có thể bị rụng hết răng nếu liều lĩnh như cuối năm 2009, dùng đòn bẩy tài chính lớn khi thị trường tăng nóng bởi cung tiền cao nhờ chính sách kích cầu. Cá mập năm 2010 phải hiểu biết và thông minh hơn, chứ không chỉ “bạo vì tiền” như năm 2009.
An Nam (ĐTCK)