Cải cách hành chính: Có những vấn đề cần phải phân vai
Kết thúc giai đoạn 2, những điểm nổi bật của Đề án 30 mới được ghi nhận trên phương diện cải thiện văn bản pháp luật
Sau những đánh giá tích cực về những nỗ lực cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam, ông Mario Amano, Phó tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nói thêm, tuy nhiên Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm…
Theo ông, những điểm nổi bật mới chỉ được ghi nhận trên phương diện cải thiện văn bản pháp luật là chính.
Buổi hội thảo về cải cách thủ tục hành chính giữa OECD và đại diện các nước ASEAN, diễn ra ngày 26/11 vừa qua, kết thúc bằng cuộc họp báo công bố báo cáo đánh giá của OECD về chương trình đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam (Đề án 30), sắp kết thúc giai đoạn 2.
Tại cuộc họp báo này, những quan ngại về tính hiệu quả, hiệu lực của văn bản pháp luật, cũng như chất lượng nguồn nhân lực thực thi đã dấy lên. Ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, trong một phần trả lời câu hỏi phóng viên, đã nhìn nhận việc tiến hành cải cách còn chưa nhanh, chưa mạnh. “Quyết tâm của Chính phủ rất lớn, nhưng không phải không có những lực cản. Tôi cho là quá trình thực thi là rất khó khăn. Nhưng vẫn phải làm nhanh, làm mạnh hơn nữa”, ông nói.
Việc phải sửa đổi, bổ sung hơn 1.000 văn bản của nhiều cấp, nhiều ngành, đã phần nào cho thấy khó khăn cho giai đoạn 3 của Đề án 30. Có những vấn đề liên quan đến việc làm sao để cán bộ hết nhũng nhiễu. Có những quan ngại rằng liệu từng cá nhân khi tham gia vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính có theo kịp cải cách. Thậm chí, “văn hóa” tuân thủ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp liệu có song hành cùng những nỗ lực cải cách…?
Đại diện Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cho rằng, kết quả thành công của chủ trương lớn này không chỉ phụ thuộc ở Tổ công tác, hay tới đây là Vụ Giám sát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ, các đơn vị cấp dưới, thanh tra công vụ… mà còn có vai trò của 87 triệu người dân Việt Nam.
Đặt vấn đề cải cách trong bối cảnh hệ thống văn bản còn nhiều tồn tại và phải sửa đổi lớn, một vấn đề sâu hơn được nhiều ý kiến quan tâm, đó là quan điểm và nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật. Ông Jim Winkler, Giám đốc Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI), đặt một câu hỏi với các vị chủ tọa, đó là làm thế nào để cân bằng giữa cấm đoán và hướng tới phát triển trong xây dựng văn bản pháp luật?
Câu hỏi này, VnEconomy chuyển đến ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và nhận được câu trả lời, rằng cần xác định rõ quản cái gì và cấm cái gì.
Theo ông Cung, với Nhà nước, chỉ nên quản những việc như an ninh cho mọi người và tài sản; an ninh cho sức khỏe như thực phẩm, thuốc uống...; hay chống độc quyền chẳng hạn. Còn lại thì phải để thị trường vận động. Ví dụ được ông nêu ra là những văn bản kiểm soát thị trường liên quan đến giá cả không hẳn là quan điểm đúng và cách làm hiệu lực.
Có những vấn đề cần phải phân vai rõ ràng, và nhà nước chỉ nên sử dụng các công cụ theo đúng chức năng quản lý chung của mình. “Phải giải quyết vai trò nhà nước đối với thị trường, mà vấn đề này liên quan đến tư duy thị trường và tư duy đối với cải cách… Không phải cải cách là ban hành được bao nhiêu văn bản, bao nhiêu quy định, mà nhiều khi là xóa bỏ đi và càng ít luật lệ càng tốt”, ông nói.
Quan điểm của ông Cung cũng nằm trong các khuyến nghị OECD chuyển đến Chính phủ Việt Nam, đó là cần xây dựng một chính sách đơn nhất, công khai để thúc đẩy chính sách thể chế xuyên suốt trong bộ máy Chính phủ.
Với các giải pháp cụ thể, OECD cho rằng, Việt Nam cần đầu tư cho việc xây dựng năng lực đánh giá tác động nhằm hướng tới việc xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng; Chính phủ cần củng cố việc đối thoại với người dân và doanh nghiệp; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính; và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…
Theo ông, những điểm nổi bật mới chỉ được ghi nhận trên phương diện cải thiện văn bản pháp luật là chính.
Buổi hội thảo về cải cách thủ tục hành chính giữa OECD và đại diện các nước ASEAN, diễn ra ngày 26/11 vừa qua, kết thúc bằng cuộc họp báo công bố báo cáo đánh giá của OECD về chương trình đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam (Đề án 30), sắp kết thúc giai đoạn 2.
Tại cuộc họp báo này, những quan ngại về tính hiệu quả, hiệu lực của văn bản pháp luật, cũng như chất lượng nguồn nhân lực thực thi đã dấy lên. Ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Thường trực Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, trong một phần trả lời câu hỏi phóng viên, đã nhìn nhận việc tiến hành cải cách còn chưa nhanh, chưa mạnh. “Quyết tâm của Chính phủ rất lớn, nhưng không phải không có những lực cản. Tôi cho là quá trình thực thi là rất khó khăn. Nhưng vẫn phải làm nhanh, làm mạnh hơn nữa”, ông nói.
Việc phải sửa đổi, bổ sung hơn 1.000 văn bản của nhiều cấp, nhiều ngành, đã phần nào cho thấy khó khăn cho giai đoạn 3 của Đề án 30. Có những vấn đề liên quan đến việc làm sao để cán bộ hết nhũng nhiễu. Có những quan ngại rằng liệu từng cá nhân khi tham gia vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính có theo kịp cải cách. Thậm chí, “văn hóa” tuân thủ thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp liệu có song hành cùng những nỗ lực cải cách…?
Đại diện Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng cho rằng, kết quả thành công của chủ trương lớn này không chỉ phụ thuộc ở Tổ công tác, hay tới đây là Vụ Giám sát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ, các đơn vị cấp dưới, thanh tra công vụ… mà còn có vai trò của 87 triệu người dân Việt Nam.
Đặt vấn đề cải cách trong bối cảnh hệ thống văn bản còn nhiều tồn tại và phải sửa đổi lớn, một vấn đề sâu hơn được nhiều ý kiến quan tâm, đó là quan điểm và nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật. Ông Jim Winkler, Giám đốc Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI), đặt một câu hỏi với các vị chủ tọa, đó là làm thế nào để cân bằng giữa cấm đoán và hướng tới phát triển trong xây dựng văn bản pháp luật?
Câu hỏi này, VnEconomy chuyển đến ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và nhận được câu trả lời, rằng cần xác định rõ quản cái gì và cấm cái gì.
Theo ông Cung, với Nhà nước, chỉ nên quản những việc như an ninh cho mọi người và tài sản; an ninh cho sức khỏe như thực phẩm, thuốc uống...; hay chống độc quyền chẳng hạn. Còn lại thì phải để thị trường vận động. Ví dụ được ông nêu ra là những văn bản kiểm soát thị trường liên quan đến giá cả không hẳn là quan điểm đúng và cách làm hiệu lực.
Có những vấn đề cần phải phân vai rõ ràng, và nhà nước chỉ nên sử dụng các công cụ theo đúng chức năng quản lý chung của mình. “Phải giải quyết vai trò nhà nước đối với thị trường, mà vấn đề này liên quan đến tư duy thị trường và tư duy đối với cải cách… Không phải cải cách là ban hành được bao nhiêu văn bản, bao nhiêu quy định, mà nhiều khi là xóa bỏ đi và càng ít luật lệ càng tốt”, ông nói.
Quan điểm của ông Cung cũng nằm trong các khuyến nghị OECD chuyển đến Chính phủ Việt Nam, đó là cần xây dựng một chính sách đơn nhất, công khai để thúc đẩy chính sách thể chế xuyên suốt trong bộ máy Chính phủ.
Với các giải pháp cụ thể, OECD cho rằng, Việt Nam cần đầu tư cho việc xây dựng năng lực đánh giá tác động nhằm hướng tới việc xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng; Chính phủ cần củng cố việc đối thoại với người dân và doanh nghiệp; tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính; và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin…