Chỉ định thầu: “Cái mất rất lớn”
Được và mất gì khi áp dụng chỉ định thầu có lẽ là câu hỏi mà những người làm công tác đấu thầu biết rất rõ câu trả lời
Được và mất gì khi áp dụng chỉ định thầu có lẽ là câu hỏi mà những người làm công tác đấu thầu biết rất rõ câu trả lời.
Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có không ít đơn vị mong muốn được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu theo kiểu không cạnh tranh này đối với những gói thầu mà chính họ hiểu hơn ai hết có cần chỉ định thầu hay không. Theo như lời một cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đúng là chuyện cũ, những lý do cũ, song hệ lụy mà nó mang lại có thể còn phải giải quyết dài dài trong tương lai.
“Muôn màu” lý do
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại một số dự án, gói thầu của Bộ này mới đây, một gói thầu xây dựng đường thuộc một dự án được phê duyệt từ tháng 6/2002; thay đổi, bổ sung dự án lần 1 vào tháng 10/2004. Đến tháng 10/2006, Bộ chủ quản phê duyệt thay đổi kết cấu mặt đường, rồi đến tháng 10/2007 điều chỉnh quy mô thiết kế nhưng đến tháng 5/2008, Bộ này mới phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Trải qua 6 năm cho công tác chuẩn bị, đến tháng 6/2008, đơn vị này có công văn đề nghị chỉ định thầu với lý do gói thầu “cấp bách”!
Một trường hợp tương tự được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn ra là gói thầu “tư vấn khảo sát thiết kế và gói thầu tư vấn giám sát thi công” thuộc một dự án quốc lộ trọng điểm của Hà Nội. Lý do xin chỉ định thầu là nhằm rút ngắn thời gian cho công tác lựa chọn nhà thầu, đảm bảo cho việc khởi công dự vào vào quý 1/2008. Còn theo chủ đầu tư, nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi thì phải đến quý 3/2008 mới khởi công được.
Thế nhưng, sau khi được chấp thuận áp dụng chỉ định thầu, đến cuối tháng 11/2008, dự án trên mới bắt đầu được khởi công.
Điển hình nhất trong số những lý do muôn màu cho chỉ định thầu phải kể đến gói thầu số 2 - thi công sửa chữa mặt đường cầu Thăng Long giai đoạn 2, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long mà dư luận đã lên tiếng mới đây về việc xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt đường sau khi mới thông xe chưa được 3 tháng.
Có điều trùng hợp khá ngẫu nhiên là gói thầu này cũng được áp dụng chỉ định thầu vì một trong những lý do chính là “cấp bách”.
Được biết, vào tháng 9/2008, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo mặt cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, lớp bê tông nhựa phủ mặt cầu và lớp xlamor chống thấm đã bị nứt vỡ, biến dạng trên 75% làm thấm nước xuống phần bản thép phía dưới, ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính an toàn của công trình. Vì thế mà cần phải sửa chữa gấp.
Tuy nhiên, dù được phép chỉ định thầu ngay sau khi báo cáo (tháng 10/2008), song phải đến 23/10/2009, tức 1 năm sau gói thầu này mới được khởi công. Cũng cần phải nói thêm rằng, dự án đầu tư sửa chữa mặt cầu Thăng Long được Bộ chủ quản phê duyệt từ tháng 10/2007, nhưng do quá trình chuẩn bị kéo dài đã góp phần không nhỏ tạo ra tình huống “cấp bách” để viện dẫn trong quá trình xin chỉ định thầu sau đó.
Theo một lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bên cạnh nguyên nhân thường được viện dẫn là “cấp bách”, có không ít trường hợp chỉ định thầu là vì “tin tưởng” vào nhà thầu đã có kinh nghiệm trong lập dự án và đã từng “phối hợp” tốt với địa phương trong một vài dự án trước đó.
“Tôi biết ở cấp xã, huyện hiện nay gần như không có đấu thầu mà chỉ có chỉ định thầu. Thậm chí ở địa phương chúng tôi, có không ít trường hợp nhà thầu bảo gì, chủ đầu tư ký nấy”, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang cho biết.
Được và mất gì?
Ngoài một vài ví dụ kể trên, có thể thấy rõ, dù được áp dụng chỉ định thầu, hưởng cơ chế đặc thù, song có không ít gói thầu vẫn bị chậm tiến độ, gây lãng phí, thất thoát cho ngân sách quốc gia.
Ở gói thầu sửa chữa mặt cầu Thăng Long nói trên, chỉ sau 3 tháng sửa chữa, dù dư luận đã phản ánh mặt cầu xuất hiện nhiều vết nứt lớn và việc có ảnh hưởng đến chất lượng cầu trong thời gian dài hay không thì đại diện chủ đầu tư vẫn chưa thể có câu trả lời.
Trong khi đó, theo kết luận của cơ quan chức năng thì nguyên nhân là do lỗi thi công, vật liệu chưa được thử nghiệm với cầu mà mới chỉ được thử nghiệm với đường.
Nhưng điều đáng nói hơn, khi lục lại hồ sơ xin chỉ định thầu đối với dự án này, ngoài lý do cấp bách, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, “chưa từng có ở Việt Nam”, sử dụng vật liệu mới, có tuổi thọ và độ bền cao... cũng đã giúp nhà thầu ghi điểm ấn tượng với Bộ chủ quản.
Một cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, ngoài những thiệt hại hiện hữu về chất lượng dự án nói trên, cái mất lớn hơn trong tương lai của việc lạm dụng chỉ định thầu, chính là các nhà thầu mới thành lập sẽ không có cơ hội để nhận thầu thông qua đấu thầu. Từ đó góp phần không nhỏ cho sự hạn chế ra đời các nhà thầu mới, giảm động lực phát triển.
Tại hội nghị đánh giá về hệ thống pháp luật đấu thầu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 8/3, nhiều ý kiến góp cho rằng, nếu áp dụng tràn lan chỉ định thầu, trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, chi tiêu tăng lên, tức nguồn cầu tăng lên, trong khi đó việc tham gia vào các gói thầu, đặc biệt là các dự án sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không có điều kiện tăng tương ứng. Hệ quả tất yếu là giá trúng thầu sẽ tăng lên, chất lượng dịch vụ và hiệu quả đầu tư do đó cũng giảm theo, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Chia sẻ với VnEconomy, Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu Lê Văn Tăng, cho hay cơ quan này hoàn toàn không ủng hộ chỉ định thầu, vì đây là một trong những trường hợp kém cạnh tranh nhất.
Theo ông, ở nhiều nước, họ chỉ áp dụng chỉ định thầu đối với những dự án mang tính công ích, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt...hoặc có giá trị nhỏ. Trong khi ở Việt Nam có vô số lý do để áp dụng chỉ định thầu. Thậm chí ngưỡng áp dụng chỉ định thầu đối với dự án lại từ 5 tỷ đồng trở lên, cao hơn nhiều so với thông lệ quốc tế.
“Không khó để thấy được những cái mất rất lớn đối với chỉ định thầu vì đây là hình thức mua sắm công kém cạnh tranh nhất, khi thực hiện không đúng sẽ dẫn đến cơ chế xin – cho, tạo điều kiện cho tham nhũng, thất thoát ngân sách và giảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình”, đại diện Cục Quản lý đấu thầu nói.
Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có không ít đơn vị mong muốn được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu theo kiểu không cạnh tranh này đối với những gói thầu mà chính họ hiểu hơn ai hết có cần chỉ định thầu hay không. Theo như lời một cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì đúng là chuyện cũ, những lý do cũ, song hệ lụy mà nó mang lại có thể còn phải giải quyết dài dài trong tương lai.
“Muôn màu” lý do
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại một số dự án, gói thầu của Bộ này mới đây, một gói thầu xây dựng đường thuộc một dự án được phê duyệt từ tháng 6/2002; thay đổi, bổ sung dự án lần 1 vào tháng 10/2004. Đến tháng 10/2006, Bộ chủ quản phê duyệt thay đổi kết cấu mặt đường, rồi đến tháng 10/2007 điều chỉnh quy mô thiết kế nhưng đến tháng 5/2008, Bộ này mới phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Trải qua 6 năm cho công tác chuẩn bị, đến tháng 6/2008, đơn vị này có công văn đề nghị chỉ định thầu với lý do gói thầu “cấp bách”!
Một trường hợp tương tự được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn ra là gói thầu “tư vấn khảo sát thiết kế và gói thầu tư vấn giám sát thi công” thuộc một dự án quốc lộ trọng điểm của Hà Nội. Lý do xin chỉ định thầu là nhằm rút ngắn thời gian cho công tác lựa chọn nhà thầu, đảm bảo cho việc khởi công dự vào vào quý 1/2008. Còn theo chủ đầu tư, nếu áp dụng đấu thầu rộng rãi thì phải đến quý 3/2008 mới khởi công được.
Thế nhưng, sau khi được chấp thuận áp dụng chỉ định thầu, đến cuối tháng 11/2008, dự án trên mới bắt đầu được khởi công.
Điển hình nhất trong số những lý do muôn màu cho chỉ định thầu phải kể đến gói thầu số 2 - thi công sửa chữa mặt đường cầu Thăng Long giai đoạn 2, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long mà dư luận đã lên tiếng mới đây về việc xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt đường sau khi mới thông xe chưa được 3 tháng.
Có điều trùng hợp khá ngẫu nhiên là gói thầu này cũng được áp dụng chỉ định thầu vì một trong những lý do chính là “cấp bách”.
Được biết, vào tháng 9/2008, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo mặt cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, lớp bê tông nhựa phủ mặt cầu và lớp xlamor chống thấm đã bị nứt vỡ, biến dạng trên 75% làm thấm nước xuống phần bản thép phía dưới, ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính an toàn của công trình. Vì thế mà cần phải sửa chữa gấp.
Tuy nhiên, dù được phép chỉ định thầu ngay sau khi báo cáo (tháng 10/2008), song phải đến 23/10/2009, tức 1 năm sau gói thầu này mới được khởi công. Cũng cần phải nói thêm rằng, dự án đầu tư sửa chữa mặt cầu Thăng Long được Bộ chủ quản phê duyệt từ tháng 10/2007, nhưng do quá trình chuẩn bị kéo dài đã góp phần không nhỏ tạo ra tình huống “cấp bách” để viện dẫn trong quá trình xin chỉ định thầu sau đó.
Theo một lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bên cạnh nguyên nhân thường được viện dẫn là “cấp bách”, có không ít trường hợp chỉ định thầu là vì “tin tưởng” vào nhà thầu đã có kinh nghiệm trong lập dự án và đã từng “phối hợp” tốt với địa phương trong một vài dự án trước đó.
“Tôi biết ở cấp xã, huyện hiện nay gần như không có đấu thầu mà chỉ có chỉ định thầu. Thậm chí ở địa phương chúng tôi, có không ít trường hợp nhà thầu bảo gì, chủ đầu tư ký nấy”, một lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang cho biết.
Được và mất gì?
Ngoài một vài ví dụ kể trên, có thể thấy rõ, dù được áp dụng chỉ định thầu, hưởng cơ chế đặc thù, song có không ít gói thầu vẫn bị chậm tiến độ, gây lãng phí, thất thoát cho ngân sách quốc gia.
Ở gói thầu sửa chữa mặt cầu Thăng Long nói trên, chỉ sau 3 tháng sửa chữa, dù dư luận đã phản ánh mặt cầu xuất hiện nhiều vết nứt lớn và việc có ảnh hưởng đến chất lượng cầu trong thời gian dài hay không thì đại diện chủ đầu tư vẫn chưa thể có câu trả lời.
Trong khi đó, theo kết luận của cơ quan chức năng thì nguyên nhân là do lỗi thi công, vật liệu chưa được thử nghiệm với cầu mà mới chỉ được thử nghiệm với đường.
Nhưng điều đáng nói hơn, khi lục lại hồ sơ xin chỉ định thầu đối với dự án này, ngoài lý do cấp bách, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, “chưa từng có ở Việt Nam”, sử dụng vật liệu mới, có tuổi thọ và độ bền cao... cũng đã giúp nhà thầu ghi điểm ấn tượng với Bộ chủ quản.
Một cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, ngoài những thiệt hại hiện hữu về chất lượng dự án nói trên, cái mất lớn hơn trong tương lai của việc lạm dụng chỉ định thầu, chính là các nhà thầu mới thành lập sẽ không có cơ hội để nhận thầu thông qua đấu thầu. Từ đó góp phần không nhỏ cho sự hạn chế ra đời các nhà thầu mới, giảm động lực phát triển.
Tại hội nghị đánh giá về hệ thống pháp luật đấu thầu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 8/3, nhiều ý kiến góp cho rằng, nếu áp dụng tràn lan chỉ định thầu, trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, chi tiêu tăng lên, tức nguồn cầu tăng lên, trong khi đó việc tham gia vào các gói thầu, đặc biệt là các dự án sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không có điều kiện tăng tương ứng. Hệ quả tất yếu là giá trúng thầu sẽ tăng lên, chất lượng dịch vụ và hiệu quả đầu tư do đó cũng giảm theo, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Chia sẻ với VnEconomy, Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu Lê Văn Tăng, cho hay cơ quan này hoàn toàn không ủng hộ chỉ định thầu, vì đây là một trong những trường hợp kém cạnh tranh nhất.
Theo ông, ở nhiều nước, họ chỉ áp dụng chỉ định thầu đối với những dự án mang tính công ích, khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt...hoặc có giá trị nhỏ. Trong khi ở Việt Nam có vô số lý do để áp dụng chỉ định thầu. Thậm chí ngưỡng áp dụng chỉ định thầu đối với dự án lại từ 5 tỷ đồng trở lên, cao hơn nhiều so với thông lệ quốc tế.
“Không khó để thấy được những cái mất rất lớn đối với chỉ định thầu vì đây là hình thức mua sắm công kém cạnh tranh nhất, khi thực hiện không đúng sẽ dẫn đến cơ chế xin – cho, tạo điều kiện cho tham nhũng, thất thoát ngân sách và giảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình”, đại diện Cục Quản lý đấu thầu nói.