Chính phủ: Đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát...
Các bộ, ngành vào cuộc "mổ xẻ" nguyên nhân lạm phát tăng cao và kết quả là đã cho ra những cái nhìn toàn diện về lạm phát
Lần đầu tiên Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành vào cuộc "mổ xẻ" nguyên nhân khiến lạm phát tăng cao và kết quả là đã cho ra những cái nhìn toàn diện về lạm phát.
Thông tin trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 26/9.
Tăng trưởng tín dụng tối đa 17%
Truyền đạt nội dung của phiên họp Chính phủ trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, trong phần thảo luận kinh tế - xã hội trong tháng 9, Chính phủ đã nhìn nhận rất thẳng thắn, cầu thị, đánh giá đúng mọi vấn đề, không tô hồng nhưng cũng không bôi đen tình hình.
Cụ thể, các thành viên Chính phủ đều thống nhất, nhìn vào kết quả kinh tế - xã hội tháng 9 đã có những chuyển biến tích cực. Ví dụ về tăng trưởng kinh tế từ 5,43% trong quý 1, lên 5,67% trong quý 2 và đạt 6,11% trong quý 3. Dự kiến, trong quý 4 kết quả cũng tương đương quý 3 thì mục tiêu cả năm xấp xỉ 6% là có thể đạt được.
Một trong những giải pháp là phải cơ cấu lại đầu tư, tập trung vào những công trình, dự án cực kỳ cấp thiết, thúc đẩy sản xuất.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, cả xã hội hiện đang rất quan tâm đến lạm phát, nhưng thực tế là đã có tín hiệu đáng mừng. Từ tháng 5, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng - CPI đã bắt đầu giảm xuống. Trong tháng 8 vừa rồi CPI đạt 0,82%, nhưng trong đó có xấp xỉ 5% là tăng giá các mặt hàng liên quan đến khai giảng năm học mới.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn nhấn mạnh rằng, thời gian tới không được chủ quan và tình hình vẫn rất khó khăn. Dù theo cách tính nào thì CPI vẫn đang ở mức cao, lãi suất dù đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao, rất ít người vay được mức 17%/năm.
Do lãi suất cao nên sản xuất vẫn khó khăn, hàng tồn kho nhiều. Trong khi đó, dù theo kịch bản nào thì tình hình thế giới có xu hướng ngày càng phức tạp hơn và xấu đi.
Trên cơ sở nhận định tình hình như vậy, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, Chính phủ chỉ đạo Nghị quyết 11 sẽ được thực hiện không chỉ hết năm nay mà còn trong năm tới. Cơ bản của cả nhiệm kỳ tới vẫn là ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
“Từ nay đến cuối, chúng ta phải điều hành tiền tệ, trong đó có tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tài khóa theo hướng chặt chẽ”, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, thông tin từ người phát ngôn của Chính phủ cho biết, trước đây, khi ban hành Nghị quyết 11 có nhắc đến 2 mục tiêu: tổng phương tiện thanh toán không quá 16% và tăng trưởng tín dụng không quá 20%. Nhưng đến giờ phút này, dư địa vẫn còn khá lớn, chắc chắn Chính phủ không dùng đến con số đó. Điều hành như thế nào sẽ có giải pháp cụ thể, nhưng chắc chắn mức đạt được sẽ thấp hơn so với mức trần trên khoảng 3%.
Lạm phát cao do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, kỳ trước Chính phủ nhìn nhận lạm phát có nguyên nhân từ tiền tệ. Song, kỳ này Chính phủ giao cho 3 bộ (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước) tìm hiểu, phân tích kỹ nguyên nhân, nguồn gốc của lạm phát để có giải pháp trước mắt và lâu dài.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng trực tiếp yêu cầu các cơ quan tư vấn cùng vào cuộc để xem nhận định giống, khác nhau như thế nào.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nói về lạm phát, có thể cách thức tiếp cận, trình bày có khác nhau nhưng cơ bản nội dung hoàn toàn thống nhất với nhau. Đó là lạm phát của Việt Nam là rất cao và kéo dài qua nhiều năm.
“Sau khi phân tích, các chuyên gia, bộ ngành đều thống nhất, nguyên nhân lạm phát cao của Việt Nam là do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, nói nôm na là tiêu nhiều hơn những gì mình có”, Bộ trưởng Đam nói.
Cũng chính vì đầu tư nhiều đã dẫn đến tăng trưởng tín dụng rất cao, trên 30%. Tổng phương tiên thanh toán cũng rất cao, trong khi các nước cũng chỉ dưới 20%.
Theo nhìn nhận của Chính phủ, cũng vì đầu tư nhiều, trong khi nền kinh tế lại khá mở nên Việt Nam buộc phải nhập khẩu nhiều để phục vụ đầu tư. Đó cũng chính là lý do khiến nhập siêu cũng được cho là có tác động làm cho lạm phát cao.
Bên cạnh đó, kết luận của Chính phủ cũng chỉ ra rằng, một nguyên nhân khá quan trọng và nhạy cảm khiến lạm phát tăng cao, đó là do lạm phát tâm lý trong suốt một thời kỳ dài.
“Trên thực tế, đồng tiền chúng ta mất giá trong một thời gian dài đã sinh ra hai hệ quả. Trước hết là người dân không tin tưởng lắm vào đồng tiền nội tệ và khả năng kiềm chế lạm phát của Chính phủ”.
“Và nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu lãi suất tăng 1% thì lạm phát chỉ tăng 0,03%, nhưng lạm phát tâm lý tăng 1% thì nó sẽ gây lạm phát thực là 0,64%. Nguy hiểm hơn, nếu tỷ giá mà tăng 1% thì lạm phát có thể tăng 2%”, Bộ trưởng Đam nói tiếp.
Nhóm giải pháp mà Chính phủ đưa ra là thắt chặt và sẽ kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề tỷ giá, kiên quyết không để tái xảy ra đô la hóa trong nền kinh tế.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ bắt đầu cơ cấu lại đầu tư, không chỉ là đầu tư công mà là đầu tư chung của cả nền kinh tế, dồn đồng vốn vào chỗ nào sinh lợi nhanh nhất và nhiều nhất. Hệ thống ngân hàng cũng sẽ được cơ cấu lại.
Giá xăng dầu: Không phải chuyện lớn?
Một vấn đề được báo giới quan tâm là câu chuyện về giá xăng dầu và các giải pháp điều hành, quản lý kinh doanh mặt hàng này của cơ quan quản lý, sau khi lãnh đạo hai Bộ Tài chính - Công Thương có những phát biểu trái chiều.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của báo giới về quan điểm của Chính phủ trước bất đồng trên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, liên quan đến câu chuyện bất đồng quan điểm của hai bộ về điều hành giá xăng dầu, cá nhân ông đã nhận được quá nhiều thư điện tử, tin nhắn về vấn đề trên.
“Báo giới đang quan tâm quá mức vào một việc mà tôi cho rằng không cần thiết phải đến mức như thế. Đất nước còn nhiều việc quan trọng hơn thế. Đó là một cuộc hội thảo thì việc có nhiều ý kiến khác nhau là chuyện bình thường”, Bộ trưởng Đam nói.
Theo Bộ trưởng, điều hành giá xăng dầu là một chủ trương nhất quán của Chính phủ, làm liên tục và theo một lộ trình từ mấy năm nay, chứ không phải bây giờ mới làm; bắt đầu từ khi Nghị định 84 ra đời đã tính rất kỹ và mọi việc đều phải theo nghị định đó.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, sau vụ việc trên, Chính phủ chỉ đạo các bộ, doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm những quy định trong Nghị định 84.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo hai Bộ Tài chính, Công Thương và các doanh nghiệp phải công khai minh bạch giá xăng dầu, chi phí bao nhiêu, thậm chí lương bổng bao nhiêu, lỗ lãi của doanh nghiệp phải minh bạch.
Trong khi đó, trả lời báo giới về cách tính lỗ lãi của doanh nghiệp xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp khẳng định: “Lâu nay chúng tôi tính bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì ra lỗ lãi”. Và khoảng 10 ngày đến 2 tuần nữa sẽ có báo cáo cụ thể.
Liên quan đến câu chuyện giá vàng trong nước, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến thừa nhận, đúng là giá vàng trong nước thời gian qua đã có sự biến động lớn, khiến chênh lệch giá trong nước với thế giới khá cao.
Khuyến cáo được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra là người dân cần bình tĩnh, thận trọng để không bị mất tiền “oan” trước những hoạt động mua bán, những động thái có tính chất trục lợi đầu cơ của giới đầu tư. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những giải pháp phù hợp, trong đó có việc tiếp tục cho nhập khẩu vàng để cân bằng giá trong nước và thế giới.
Thông tin trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 26/9.
Tăng trưởng tín dụng tối đa 17%
Truyền đạt nội dung của phiên họp Chính phủ trước đó, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, trong phần thảo luận kinh tế - xã hội trong tháng 9, Chính phủ đã nhìn nhận rất thẳng thắn, cầu thị, đánh giá đúng mọi vấn đề, không tô hồng nhưng cũng không bôi đen tình hình.
Cụ thể, các thành viên Chính phủ đều thống nhất, nhìn vào kết quả kinh tế - xã hội tháng 9 đã có những chuyển biến tích cực. Ví dụ về tăng trưởng kinh tế từ 5,43% trong quý 1, lên 5,67% trong quý 2 và đạt 6,11% trong quý 3. Dự kiến, trong quý 4 kết quả cũng tương đương quý 3 thì mục tiêu cả năm xấp xỉ 6% là có thể đạt được.
Một trong những giải pháp là phải cơ cấu lại đầu tư, tập trung vào những công trình, dự án cực kỳ cấp thiết, thúc đẩy sản xuất.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, cả xã hội hiện đang rất quan tâm đến lạm phát, nhưng thực tế là đã có tín hiệu đáng mừng. Từ tháng 5, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng - CPI đã bắt đầu giảm xuống. Trong tháng 8 vừa rồi CPI đạt 0,82%, nhưng trong đó có xấp xỉ 5% là tăng giá các mặt hàng liên quan đến khai giảng năm học mới.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn nhấn mạnh rằng, thời gian tới không được chủ quan và tình hình vẫn rất khó khăn. Dù theo cách tính nào thì CPI vẫn đang ở mức cao, lãi suất dù đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao, rất ít người vay được mức 17%/năm.
Do lãi suất cao nên sản xuất vẫn khó khăn, hàng tồn kho nhiều. Trong khi đó, dù theo kịch bản nào thì tình hình thế giới có xu hướng ngày càng phức tạp hơn và xấu đi.
Trên cơ sở nhận định tình hình như vậy, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, Chính phủ chỉ đạo Nghị quyết 11 sẽ được thực hiện không chỉ hết năm nay mà còn trong năm tới. Cơ bản của cả nhiệm kỳ tới vẫn là ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
“Từ nay đến cuối, chúng ta phải điều hành tiền tệ, trong đó có tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, tài khóa theo hướng chặt chẽ”, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, thông tin từ người phát ngôn của Chính phủ cho biết, trước đây, khi ban hành Nghị quyết 11 có nhắc đến 2 mục tiêu: tổng phương tiện thanh toán không quá 16% và tăng trưởng tín dụng không quá 20%. Nhưng đến giờ phút này, dư địa vẫn còn khá lớn, chắc chắn Chính phủ không dùng đến con số đó. Điều hành như thế nào sẽ có giải pháp cụ thể, nhưng chắc chắn mức đạt được sẽ thấp hơn so với mức trần trên khoảng 3%.
Lạm phát cao do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, kỳ trước Chính phủ nhìn nhận lạm phát có nguyên nhân từ tiền tệ. Song, kỳ này Chính phủ giao cho 3 bộ (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước) tìm hiểu, phân tích kỹ nguyên nhân, nguồn gốc của lạm phát để có giải pháp trước mắt và lâu dài.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng trực tiếp yêu cầu các cơ quan tư vấn cùng vào cuộc để xem nhận định giống, khác nhau như thế nào.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, nói về lạm phát, có thể cách thức tiếp cận, trình bày có khác nhau nhưng cơ bản nội dung hoàn toàn thống nhất với nhau. Đó là lạm phát của Việt Nam là rất cao và kéo dài qua nhiều năm.
“Sau khi phân tích, các chuyên gia, bộ ngành đều thống nhất, nguyên nhân lạm phát cao của Việt Nam là do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, nói nôm na là tiêu nhiều hơn những gì mình có”, Bộ trưởng Đam nói.
Cũng chính vì đầu tư nhiều đã dẫn đến tăng trưởng tín dụng rất cao, trên 30%. Tổng phương tiên thanh toán cũng rất cao, trong khi các nước cũng chỉ dưới 20%.
Theo nhìn nhận của Chính phủ, cũng vì đầu tư nhiều, trong khi nền kinh tế lại khá mở nên Việt Nam buộc phải nhập khẩu nhiều để phục vụ đầu tư. Đó cũng chính là lý do khiến nhập siêu cũng được cho là có tác động làm cho lạm phát cao.
Bên cạnh đó, kết luận của Chính phủ cũng chỉ ra rằng, một nguyên nhân khá quan trọng và nhạy cảm khiến lạm phát tăng cao, đó là do lạm phát tâm lý trong suốt một thời kỳ dài.
“Trên thực tế, đồng tiền chúng ta mất giá trong một thời gian dài đã sinh ra hai hệ quả. Trước hết là người dân không tin tưởng lắm vào đồng tiền nội tệ và khả năng kiềm chế lạm phát của Chính phủ”.
“Và nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, nếu lãi suất tăng 1% thì lạm phát chỉ tăng 0,03%, nhưng lạm phát tâm lý tăng 1% thì nó sẽ gây lạm phát thực là 0,64%. Nguy hiểm hơn, nếu tỷ giá mà tăng 1% thì lạm phát có thể tăng 2%”, Bộ trưởng Đam nói tiếp.
Nhóm giải pháp mà Chính phủ đưa ra là thắt chặt và sẽ kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề tỷ giá, kiên quyết không để tái xảy ra đô la hóa trong nền kinh tế.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ bắt đầu cơ cấu lại đầu tư, không chỉ là đầu tư công mà là đầu tư chung của cả nền kinh tế, dồn đồng vốn vào chỗ nào sinh lợi nhanh nhất và nhiều nhất. Hệ thống ngân hàng cũng sẽ được cơ cấu lại.
Giá xăng dầu: Không phải chuyện lớn?
Một vấn đề được báo giới quan tâm là câu chuyện về giá xăng dầu và các giải pháp điều hành, quản lý kinh doanh mặt hàng này của cơ quan quản lý, sau khi lãnh đạo hai Bộ Tài chính - Công Thương có những phát biểu trái chiều.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của báo giới về quan điểm của Chính phủ trước bất đồng trên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho hay, liên quan đến câu chuyện bất đồng quan điểm của hai bộ về điều hành giá xăng dầu, cá nhân ông đã nhận được quá nhiều thư điện tử, tin nhắn về vấn đề trên.
“Báo giới đang quan tâm quá mức vào một việc mà tôi cho rằng không cần thiết phải đến mức như thế. Đất nước còn nhiều việc quan trọng hơn thế. Đó là một cuộc hội thảo thì việc có nhiều ý kiến khác nhau là chuyện bình thường”, Bộ trưởng Đam nói.
Theo Bộ trưởng, điều hành giá xăng dầu là một chủ trương nhất quán của Chính phủ, làm liên tục và theo một lộ trình từ mấy năm nay, chứ không phải bây giờ mới làm; bắt đầu từ khi Nghị định 84 ra đời đã tính rất kỹ và mọi việc đều phải theo nghị định đó.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, sau vụ việc trên, Chính phủ chỉ đạo các bộ, doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm những quy định trong Nghị định 84.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo hai Bộ Tài chính, Công Thương và các doanh nghiệp phải công khai minh bạch giá xăng dầu, chi phí bao nhiêu, thậm chí lương bổng bao nhiêu, lỗ lãi của doanh nghiệp phải minh bạch.
Trong khi đó, trả lời báo giới về cách tính lỗ lãi của doanh nghiệp xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp khẳng định: “Lâu nay chúng tôi tính bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì ra lỗ lãi”. Và khoảng 10 ngày đến 2 tuần nữa sẽ có báo cáo cụ thể.
Liên quan đến câu chuyện giá vàng trong nước, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến thừa nhận, đúng là giá vàng trong nước thời gian qua đã có sự biến động lớn, khiến chênh lệch giá trong nước với thế giới khá cao.
Khuyến cáo được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra là người dân cần bình tĩnh, thận trọng để không bị mất tiền “oan” trước những hoạt động mua bán, những động thái có tính chất trục lợi đầu cơ của giới đầu tư. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những giải pháp phù hợp, trong đó có việc tiếp tục cho nhập khẩu vàng để cân bằng giá trong nước và thế giới.