Lạm phát do đâu?
Nhìn lại diễn biến và nguyên nhân tình hình lạm phát tại Việt Nam trong 36 năm qua
Câu hỏi này được đặt ra chủ yếu cho thời kỳ gần đây, đặc biệt là một năm qua.
Tuy nhiên, lạm phát có những nguyên nhân chung, có nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn từ thời gian trước và do có độ trễ của chính sách, nên cần xem xét diễn biến trong thời gian dài.
Diễn biến lạm phát
Trong 36 năm qua (tính từ năm 1976), lạm phát tại Việt Nam chỉ có 1 năm giảm (2000), 12 năm tăng 1 chữ số, 20 năm tăng 2 chữ số, 3 năm tăng 3 chữ số.
Thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng chậm, có năm bị giảm, làm mất cân đối cung cầu (thiếu cung), tiền nhiều hơn hàng.
Thời kỳ 1986-1991, lạm phát phi mã, trong đó 1986-1988 tăng tới 402,1%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Có một nguyên nhân quan trọng là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hầu hết những mặt hàng bao cấp hiện vật bằng tem phiếu định lượng trong thời kỳ trước, tạo ra mặt bằng giá chung mới cao hơn nhiều.
Thời kỳ 1992-1995, lạm phát còn cao, nhưng đã thấp hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Nguyên nhân chủ yếu do cung đã tăng (tăng trưởng kinh tế 1991-1995 đạt 8,2%/năm, đặc biệt lương thực vượt nhu cầu trong nước, đã có xuất khẩu với khối lượng lớn; Chính phủ đưa ra phương châm: đối với ngân sách thì thu lấy mà chi; đối với ngân hàng thì vay lấy mà cho vay-có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiền cho bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt.
Thời kỳ 1996-2003 được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp (mặc dù năm 1998 tăng cao 9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực, với tỷ giá năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6% và giá lương thực tăng 23,1%, giá thực phẩm tăng 8,6%. Nhưng nhìn chung cả thời kỳ này đã có 3 năm, trong đó có 1 năm giảm, 2 năm tăng thấp; giá lương thực, thực phẩm giảm hoặc tăng thấp.
Thời kỳ từ 2004 đến nay là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn.
Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%. Năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%.
Năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 sau 8 tháng đã tăng 15,68% (nếu tính theo năm thì tháng 8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 23,02%). Dự báo cả năm phải phấn đấu tích cực mới ở mức 18% (nếu theo “quy luật” trong mấy năm qua thì khả năng năm 2012 sẽ tăng thấp hơn và từ đó có thể nhận thấy việc Chính phủ đưa ra chỉ tiêu dưới 10% của năm 2012 là có tính khả thi).
Nguyên nhân
Lạm phát về thực chất là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa, dịch vụ, với nguyên nhân tổng quát là mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu, mà biểu hiện của nó là mất cân đối tiền-hàng: tổng cung cao hơn tổng cầu, tiền nhiều hơn hàng thì lạm phát (còn tổng cung ít hơn tổng cầu, tiền ít hơn hàng thì thiểu phát).
Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát bao gồm những yếu tố tác động đến hai vế của quan hệ cân đối này, tức là các yếu tố tác động đến tổng cung, đến hàng và các yếu tố tác động đến tổng cầu, đến tiền.
Xét theo các mặt này, thì các nguyên nhân của lạm phát thời gian qua bao gồm các yếu tố sau.
1. Xét tổng quát là sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp.
Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạm phát...) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô...).
Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ 1996-2000 lên 39,1% trong thời kỳ 2001-2005 và lên 43,5% trong thời kỳ 2006-2010. Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001-2005 lên 72,2% thời kỳ 2006-2010.
Đây là tỷ lệ cao so với một số nước (năm 2009 của Việt Nam là 72,8%, trong khi của Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore 52,4%, Malaysia 64%, Indonesia 68,2%, Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc 70,3%...).
Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quy mô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên; nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoại của một bộ phận dân cư.
Do đầu tư và tiêu dùng cuối cùng vượt xa so với GDP, nên nhập siêu tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 mới gần 9,4 tỷ USD, đã tăng lên trên 19,1 tỷ USD thời kỳ 2001-2005 và tăng lên gần 62,8 tỷ USD thời kỳ 2006-2010).
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớn như thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nước có bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; một số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm... lên đến mấy tỷ USD.
2. Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên 6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực).
Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới 40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.
Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD...).
3. Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao (mấy năm nay đạt trên dưới 28%), nhưng thu từ dầu thô, từ hải quan, thu từ đất đai là những khoản không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh tế và có xu hướng giảm (thu từ dầu thô năm 2005 chiếm 29,2%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 13,9%; thu từ hải quan, tương ứng chiếm 16,7% và 22,5%; thu từ đất đai chiếm khoảng 6-7%).
Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước ở mức thấp, nhưng từ năm 2007 đến nay ở mức cao, tuy đã có xu hướng giảm xuống trong vài năm nay, nhưng vẫn thuộc loại cao. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội là cần thiết, nhưng thuộc loại cao, nhất là chi cho đầu tư công-thể hiện Nhà nước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến khích các nguồn lực xã hội.
4. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.
Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ.
5. Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm phát trên 4 mặt.
- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.
- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên.
- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ...
- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.
6. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị trường là tất yếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập cùng một lúc sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã, hay vào tháng 2-3 vừa qua.
7. Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với lạm phát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau.
- Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá cao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt 130,8%, năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có độ mở khá cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.
- Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.
8. Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh đầu tư. Từ quý II/2007, thị trường chứng khoán sau khi lên đỉnh đã đao xuống mạnh, làm cho một lượng tiền lớn từ kênh này chuyển sang làm cho giá bất động sản bốc lên và giá tiêu dùng tăng cao vào cuối năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008.
Giá vàng, giá bất động sản tăng cao vào năm 2009, đầu năm 2010 cũng đã hút một lượng tiền lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại. Từ cuối 2010, chứng khoán và bất động sản đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng cao lên. Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh cũng góp phần tạo lên sự cộng hưởng và chia sẻ dòng tiền với thị trường tiêu dùng.
Như vậy, lạm phát ở Việt Nam do nhiều yếu tố. Các giải pháp kiềm chế lạm phát cần tác động vào các yếu tố đó.
Tuy nhiên, lạm phát có những nguyên nhân chung, có nguyên nhân sâu xa, tiềm ẩn từ thời gian trước và do có độ trễ của chính sách, nên cần xem xét diễn biến trong thời gian dài.
Diễn biến lạm phát
Trong 36 năm qua (tính từ năm 1976), lạm phát tại Việt Nam chỉ có 1 năm giảm (2000), 12 năm tăng 1 chữ số, 20 năm tăng 2 chữ số, 3 năm tăng 3 chữ số.
Thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng chậm, có năm bị giảm, làm mất cân đối cung cầu (thiếu cung), tiền nhiều hơn hàng.
Thời kỳ 1986-1991, lạm phát phi mã, trong đó 1986-1988 tăng tới 402,1%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Có một nguyên nhân quan trọng là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hầu hết những mặt hàng bao cấp hiện vật bằng tem phiếu định lượng trong thời kỳ trước, tạo ra mặt bằng giá chung mới cao hơn nhiều.
Thời kỳ 1992-1995, lạm phát còn cao, nhưng đã thấp hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Nguyên nhân chủ yếu do cung đã tăng (tăng trưởng kinh tế 1991-1995 đạt 8,2%/năm, đặc biệt lương thực vượt nhu cầu trong nước, đã có xuất khẩu với khối lượng lớn; Chính phủ đưa ra phương châm: đối với ngân sách thì thu lấy mà chi; đối với ngân hàng thì vay lấy mà cho vay-có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiền cho bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt.
Thời kỳ 1996-2003 được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp (mặc dù năm 1998 tăng cao 9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực, với tỷ giá năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6% và giá lương thực tăng 23,1%, giá thực phẩm tăng 8,6%. Nhưng nhìn chung cả thời kỳ này đã có 3 năm, trong đó có 1 năm giảm, 2 năm tăng thấp; giá lương thực, thực phẩm giảm hoặc tăng thấp.
Thời kỳ từ 2004 đến nay là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn.
Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%. Năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%.
Năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 sau 8 tháng đã tăng 15,68% (nếu tính theo năm thì tháng 8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 23,02%). Dự báo cả năm phải phấn đấu tích cực mới ở mức 18% (nếu theo “quy luật” trong mấy năm qua thì khả năng năm 2012 sẽ tăng thấp hơn và từ đó có thể nhận thấy việc Chính phủ đưa ra chỉ tiêu dưới 10% của năm 2012 là có tính khả thi).
Nguyên nhân
Lạm phát về thực chất là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa, dịch vụ, với nguyên nhân tổng quát là mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu, mà biểu hiện của nó là mất cân đối tiền-hàng: tổng cung cao hơn tổng cầu, tiền nhiều hơn hàng thì lạm phát (còn tổng cung ít hơn tổng cầu, tiền ít hơn hàng thì thiểu phát).
Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát bao gồm những yếu tố tác động đến hai vế của quan hệ cân đối này, tức là các yếu tố tác động đến tổng cung, đến hàng và các yếu tố tác động đến tổng cầu, đến tiền.
Xét theo các mặt này, thì các nguyên nhân của lạm phát thời gian qua bao gồm các yếu tố sau.
1. Xét tổng quát là sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuối cùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm, phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp.
Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu, mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạm phát...) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô...).
Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ 1996-2000 lên 39,1% trong thời kỳ 2001-2005 và lên 43,5% trong thời kỳ 2006-2010. Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001-2005 lên 72,2% thời kỳ 2006-2010.
Đây là tỷ lệ cao so với một số nước (năm 2009 của Việt Nam là 72,8%, trong khi của Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore 52,4%, Malaysia 64%, Indonesia 68,2%, Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc 70,3%...).
Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quy mô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên; nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoại của một bộ phận dân cư.
Do đầu tư và tiêu dùng cuối cùng vượt xa so với GDP, nên nhập siêu tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 mới gần 9,4 tỷ USD, đã tăng lên trên 19,1 tỷ USD thời kỳ 2001-2005 và tăng lên gần 62,8 tỷ USD thời kỳ 2006-2010).
Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó đáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớn như thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nước có bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưng do tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệu dệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; một số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm... lên đến mấy tỷ USD.
2. Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên 6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực).
Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới 40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.
Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một số nước (năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706 USD...).
3. Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao (mấy năm nay đạt trên dưới 28%), nhưng thu từ dầu thô, từ hải quan, thu từ đất đai là những khoản không trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh tế và có xu hướng giảm (thu từ dầu thô năm 2005 chiếm 29,2%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 13,9%; thu từ hải quan, tương ứng chiếm 16,7% và 22,5%; thu từ đất đai chiếm khoảng 6-7%).
Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước ở mức thấp, nhưng từ năm 2007 đến nay ở mức cao, tuy đã có xu hướng giảm xuống trong vài năm nay, nhưng vẫn thuộc loại cao. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội là cần thiết, nhưng thuộc loại cao, nhất là chi cho đầu tư công-thể hiện Nhà nước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến khích các nguồn lực xã hội.
4. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.
Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ.
5. Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm phát trên 4 mặt.
- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.
- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên.
- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ...
- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.
6. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị trường là tất yếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập cùng một lúc sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã, hay vào tháng 2-3 vừa qua.
7. Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với lạm phát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau.
- Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá cao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt 130,8%, năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có độ mở khá cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.
- Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.
8. Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh đầu tư. Từ quý II/2007, thị trường chứng khoán sau khi lên đỉnh đã đao xuống mạnh, làm cho một lượng tiền lớn từ kênh này chuyển sang làm cho giá bất động sản bốc lên và giá tiêu dùng tăng cao vào cuối năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008.
Giá vàng, giá bất động sản tăng cao vào năm 2009, đầu năm 2010 cũng đã hút một lượng tiền lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại. Từ cuối 2010, chứng khoán và bất động sản đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng cao lên. Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh cũng góp phần tạo lên sự cộng hưởng và chia sẻ dòng tiền với thị trường tiêu dùng.
Như vậy, lạm phát ở Việt Nam do nhiều yếu tố. Các giải pháp kiềm chế lạm phát cần tác động vào các yếu tố đó.