Cổ phiếu giá rẻ giúp thị trường leo dốc
Phiên cuối tháng, chỉ số VN-Index không tăng mạnh dù lượng cổ phiếu tăng giá chiếm khá nhiều
Sau hai phiên sụt giảm nhẹ, chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5/2007 lại tiếp tục “leo dốc” và tăng 3,6 điểm (tương đương tăng 0,33%) lên 1.081,48 điểm.
Sự tăng trưởng trở lại của thị trường là tác động bởi sự phục hồi giá của nhiều cổ phiếu, đặc biệt các cổ phiếu có giá còn thấp.
Báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình giá cổ phiếu đã phần nào tác động đến sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên này. Theo số liệu thống kê từ sàn Tp.HCM, trong phiên giao dịch sáng ngày 31/5, có 60 mã cổ phiếu tăng giá, 23 mã giảm giá và 24 mã còn lại đứng giá.
Các mã cổ phiếu giá rẻ vẫn tiếp tục “vũ điệu” tăng kịch trần, trong khi những cổ phiếu chủ chốt có lượng giao dịch lớn lại đứng ở tham chiếu. Chính vì thế mà chỉ số VN-Index không tăng mạnh dù lượng cổ phiếu tăng giá chiếm khá nhiều.
Không chỉ giá nhiều cổ phiếu tăng trở lại mà lượng giao dịch cũng tăng sau các phiên giảm mạnh vừa qua. Khối lượng và giá trị giao dịch trong phiên giao dịch hôm nay đã tăng nhẹ trở lại. Tổng khối lượng giao dịch tăng 10% lên hơn 5,34 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch cũng tăng gần 10,7% lên mức 680 tỷ đồng.
Hầu hết các cổ phiếu tăng giá mạnh hôm nay đều là các cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trên thị trường với các cái tên như LBM, CLC, SDN, FPC, TCT, HMC, UNI, BMC...
Tiếp tục điệp khúc tăng trần là 2 cổ phiếu BMC và TCT. Đây là hai cổ phiếu có vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng, đứng đầu thị trường về mức độ tăng giá. Cụ thể, cổ phiếu BMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định tăng 19.000 đồng lên 412.000 đồng/cổ phần; còn TCT của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đã tăng 13.000 đồng lên 278.000 đồng/cổ phần (tăng kịch trần 26 phiên liên tiếp).
Tính từ đầu tháng 5 tới nay, cổ phiếu này đã tăng 157%. Còn nếu so với khi cổ phiếu này lên sàn (ngày 28/12/2006) thì mức tăng còn cao hơn nhiều, bởi giá chào sàn của cổ phiếu này chỉ có 50.000 đồng/cổ phần.
Hiện tượng tăng giá chóng mặt của BMC khiến nhiều nhà đầu tư quay ra tìm mua cổ phần của các công ty cùng ngành nghề khác như Khoáng sản Lâm Đồng (LBM) mà chẳng cần tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. Cụ thể, trong phiên này, cổ phiếu LBM cũng tiếp tục tăng trần 2.200 đồng lên mức 46.300 đồng/cổ phần.
Ngoài các mã nói trên, thị trường còn gần 20 mã khác cũng tăng kịch trần, trong đó đáng chú ý là những mã giá rẻ như CLC, HAX, HBD, HMC, SDN... Trong khi đó, các cổ phiếu chủ chốt khác đều đứng giá, hoặc giảm giá nhẹ. Ba cổ phiếu chủ chốt trên thị trường và cũng là 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao là STB, SJS và PPC đều đứng giá. STB đứng đầu thị trường với khối lượng giao dịch đạt gần 830.000 cổ phiếu; tiếp theo là SJS với hơn 360.000 cổ phiếu và PPC với hơn 250.000 cổ phiếu.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch đáng kể khác là KHA, ITA, REE, FPT, PVD, VNM, VSH, KHP với trên 100.000 cổ phiếu mỗi loại. Trong số các “đại gia”, FPT, GMD và VSH cùng mất 1.000 đồng/cổ phần, SAM giảm 2.000 đồng/cổ phần, KHP giảm 300 đồng/cổ phần, TDH giảm mạnh 4.000 đồng/cổ phần; VNM đứng giá...
Ngược lại, ALT là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất. Cổ phiếu này giảm 6.000 đồng, tức 4,8% xuống mức kịch sàn là 118.000 đồng.
Theo sự biến động giá cổ phiếu, giá hai chứng chỉ quỹ phiên này cũng biến động trái chiều nhau. PRUBF1 giảm nhẹ 100 đồng xuống mức 13.500 đồng/chứng chỉ quỹ; còn VFMVF1 lại tăng 200 đồng lên mức 34.600 đồng/chứng chỉ quỹ. Tổng khối lượng giao dịch 2 chứng khoán này đạt trên 571.680 đơn vị quỹ, tương đương 13,65 tỷ đồng giá trị. Và giao dịch của trái phiếu với 109.510 đơn vị, góp thêm cho sàn Tp.HCM 13,5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị toàn sàn Tp.HCM lên 707,37 tỷ, tăng 11,5% so với phiên trước đó.
Tương tự sàn Tp.HCM, số lượng cổ phiếu tăng giá cũng chiếm đa số tại sàn Hà Nội trong phiên này. Cụ thể có đến 51 mã tăng giá, 26 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Tuy nhiên, chỉ số HASTC-Index cũng tăng nhẹ 1,43 điểm và đóng cửa ở mức 337,27 điểm. Có tổng cộng gần 1,31 triệu cổ phiếu khớp lệnh với giá trị 145 tỷ đồng.
Sự tăng trưởng trở lại của thị trường là tác động bởi sự phục hồi giá của nhiều cổ phiếu, đặc biệt các cổ phiếu có giá còn thấp.
Báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình giá cổ phiếu đã phần nào tác động đến sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên này. Theo số liệu thống kê từ sàn Tp.HCM, trong phiên giao dịch sáng ngày 31/5, có 60 mã cổ phiếu tăng giá, 23 mã giảm giá và 24 mã còn lại đứng giá.
Các mã cổ phiếu giá rẻ vẫn tiếp tục “vũ điệu” tăng kịch trần, trong khi những cổ phiếu chủ chốt có lượng giao dịch lớn lại đứng ở tham chiếu. Chính vì thế mà chỉ số VN-Index không tăng mạnh dù lượng cổ phiếu tăng giá chiếm khá nhiều.
Không chỉ giá nhiều cổ phiếu tăng trở lại mà lượng giao dịch cũng tăng sau các phiên giảm mạnh vừa qua. Khối lượng và giá trị giao dịch trong phiên giao dịch hôm nay đã tăng nhẹ trở lại. Tổng khối lượng giao dịch tăng 10% lên hơn 5,34 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch cũng tăng gần 10,7% lên mức 680 tỷ đồng.
Hầu hết các cổ phiếu tăng giá mạnh hôm nay đều là các cổ phiếu của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trên thị trường với các cái tên như LBM, CLC, SDN, FPC, TCT, HMC, UNI, BMC...
Tiếp tục điệp khúc tăng trần là 2 cổ phiếu BMC và TCT. Đây là hai cổ phiếu có vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng, đứng đầu thị trường về mức độ tăng giá. Cụ thể, cổ phiếu BMC của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định tăng 19.000 đồng lên 412.000 đồng/cổ phần; còn TCT của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh đã tăng 13.000 đồng lên 278.000 đồng/cổ phần (tăng kịch trần 26 phiên liên tiếp).
Tính từ đầu tháng 5 tới nay, cổ phiếu này đã tăng 157%. Còn nếu so với khi cổ phiếu này lên sàn (ngày 28/12/2006) thì mức tăng còn cao hơn nhiều, bởi giá chào sàn của cổ phiếu này chỉ có 50.000 đồng/cổ phần.
Hiện tượng tăng giá chóng mặt của BMC khiến nhiều nhà đầu tư quay ra tìm mua cổ phần của các công ty cùng ngành nghề khác như Khoáng sản Lâm Đồng (LBM) mà chẳng cần tìm hiểu thông tin doanh nghiệp. Cụ thể, trong phiên này, cổ phiếu LBM cũng tiếp tục tăng trần 2.200 đồng lên mức 46.300 đồng/cổ phần.
Ngoài các mã nói trên, thị trường còn gần 20 mã khác cũng tăng kịch trần, trong đó đáng chú ý là những mã giá rẻ như CLC, HAX, HBD, HMC, SDN... Trong khi đó, các cổ phiếu chủ chốt khác đều đứng giá, hoặc giảm giá nhẹ. Ba cổ phiếu chủ chốt trên thị trường và cũng là 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao là STB, SJS và PPC đều đứng giá. STB đứng đầu thị trường với khối lượng giao dịch đạt gần 830.000 cổ phiếu; tiếp theo là SJS với hơn 360.000 cổ phiếu và PPC với hơn 250.000 cổ phiếu.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch đáng kể khác là KHA, ITA, REE, FPT, PVD, VNM, VSH, KHP với trên 100.000 cổ phiếu mỗi loại. Trong số các “đại gia”, FPT, GMD và VSH cùng mất 1.000 đồng/cổ phần, SAM giảm 2.000 đồng/cổ phần, KHP giảm 300 đồng/cổ phần, TDH giảm mạnh 4.000 đồng/cổ phần; VNM đứng giá...
Ngược lại, ALT là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất. Cổ phiếu này giảm 6.000 đồng, tức 4,8% xuống mức kịch sàn là 118.000 đồng.
Theo sự biến động giá cổ phiếu, giá hai chứng chỉ quỹ phiên này cũng biến động trái chiều nhau. PRUBF1 giảm nhẹ 100 đồng xuống mức 13.500 đồng/chứng chỉ quỹ; còn VFMVF1 lại tăng 200 đồng lên mức 34.600 đồng/chứng chỉ quỹ. Tổng khối lượng giao dịch 2 chứng khoán này đạt trên 571.680 đơn vị quỹ, tương đương 13,65 tỷ đồng giá trị. Và giao dịch của trái phiếu với 109.510 đơn vị, góp thêm cho sàn Tp.HCM 13,5 tỷ đồng, nâng tổng giá trị toàn sàn Tp.HCM lên 707,37 tỷ, tăng 11,5% so với phiên trước đó.
Tương tự sàn Tp.HCM, số lượng cổ phiếu tăng giá cũng chiếm đa số tại sàn Hà Nội trong phiên này. Cụ thể có đến 51 mã tăng giá, 26 mã giảm giá và 9 mã đứng giá. Tuy nhiên, chỉ số HASTC-Index cũng tăng nhẹ 1,43 điểm và đóng cửa ở mức 337,27 điểm. Có tổng cộng gần 1,31 triệu cổ phiếu khớp lệnh với giá trị 145 tỷ đồng.