Còn “đất” để hạ lãi vay xuống 10%
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đánh giá về cơ hội giảm lãi suất trong thời gian tới
Trong một báo cáo vừa công bố, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) cho rằng, tình hình hiện nay tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%năm.
Mục tiêu tín dụng tăng 12% “vẫn là thách thức”
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thanh khoản ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định và mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm theo sát diễn biến của lạm phát mặc dù vẫn chưa như mong đợi của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm ngoái phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Biểu hiện là tính đến ngày 21/3/2013, tín dụng chỉ tăng 0,03% trong khi huy động tăng 3,86% so với 31/12/2012.
Trong khi đó, trái phiếu Chính phủ vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các tổ chức tín dụng khi lợi suất ở mức hấp dẫn và rủi ro giảm. Trên thị trường sơ cấp, khối lượng trái phiếu chính phủ huy động lớn và đạt tỷ lệ đấu thầu thành công cao.
Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu một khi chưa được khắc phục cơ bản sẽ vẫn là một trong những trở ngại lớn cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 12% vẫn đối mặt với thách thức lớn.
Cơ quan này cũng cho rằng tỷ giá tiếp tục ổn định nhờ cán cân thương mại tiếp tục thặng dư và đầu tư ngắn hạn tiếp tục được cải thiện.
“Xét về ngắn hạn, thực thi chính sách ổn định tỷ giá là cần thiết vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Hơn nữa, với đặc điểm cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, việc điều chỉnh tỷ giá (giảm giá VND) chỉ có tác động ở mức độ vừa phải đến cán cân thương mại do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều ít co giãn theo tỷ giá”, báo cáo của NFSC cho hay.
Tuy nhiên, khi lạm phát đã trong khả năng kiểm soát, tỷ giá nên điều chỉnh với một mức độ cho phép để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu về lâu dài và hạn chế đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài.
Còn dư địa cho giảm lãi suất
Theo đánh giá của NFSC, tăng trưởng GDP của quý 1/2013 cao hơn cùng kỳ năm 2012, tạo nền tảng ban đầu thuận lợi cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 cao hơn năm ngoái.
NFSC dự báo rằng, với giả định xu hướng tăng trưởng không biến động lớn trong 3 quý cuối năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 sẽ đạt khoảng 5,3%.
Tuy nhiên, theo NFSC, kinh tế vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn như sức sản xuất của doanh nghiệp còn yếu, tổng cầu của nền kinh tế thấp gây trở ngại cho việc tiêu thụ hàng hóa là đầu ra của sản xuất; động lực quan trọng cho tăng trưởng trong quý 1/2013 là xuất khẩu, song trong năm 2013 giá hàng hóa thế giới lại được dự báo sẽ không tăng thậm chí giảm.
Trong khi đó, lạm phát năm 2013 dự báo sẽ ở mức 6-7%. Cùng với lực cầu của nền kinh tế đang rất yếu, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm ở mức rất thấp, chưa có điều chỉnh về chính sách giá, và theo thống kê số liệu 10 năm trở lại đây, bình quân lạm phát quý 1 bằng khoảng 40% cả năm, lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ dưới mức 7%.
“Tình hình trên tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%/năm”, báo cáo của NFSC viết.
Căn cứ vào nhận định như trên, cơ quan này kiến nghị rằng từ nay đến cuối năm 2013, cần tiếp tục và tăng cường tập trung ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 cao hơn 2012.
Về chính sách tiền tệ ngân hàng, cần tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, sớm đưa VAMC - công ty mua bán nợ đi vào hoạt động, chủ động đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ khu vực xây dựng và thị trường bất động sản; thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt, hài hòa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Trong khi đó, về chính sách tài khóa, cân nhắc khả năng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% để khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khắc phục hiện tượng chuyển giá; xem xét giảm thuế VAT.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai tổ chức thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 02 và có cơ chế giám sát việc thực hiện để Nghị quyết thực sự được triển khai một cách sâu rộng, nhất là việc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Mục tiêu tín dụng tăng 12% “vẫn là thách thức”
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thanh khoản ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định và mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm theo sát diễn biến của lạm phát mặc dù vẫn chưa như mong đợi của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vốn tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa có nhiều cải thiện so với cuối năm ngoái phản ánh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Biểu hiện là tính đến ngày 21/3/2013, tín dụng chỉ tăng 0,03% trong khi huy động tăng 3,86% so với 31/12/2012.
Trong khi đó, trái phiếu Chính phủ vẫn là một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các tổ chức tín dụng khi lợi suất ở mức hấp dẫn và rủi ro giảm. Trên thị trường sơ cấp, khối lượng trái phiếu chính phủ huy động lớn và đạt tỷ lệ đấu thầu thành công cao.
Tuy nhiên, vấn đề nợ xấu một khi chưa được khắc phục cơ bản sẽ vẫn là một trong những trở ngại lớn cho việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 12% vẫn đối mặt với thách thức lớn.
Cơ quan này cũng cho rằng tỷ giá tiếp tục ổn định nhờ cán cân thương mại tiếp tục thặng dư và đầu tư ngắn hạn tiếp tục được cải thiện.
“Xét về ngắn hạn, thực thi chính sách ổn định tỷ giá là cần thiết vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Hơn nữa, với đặc điểm cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, việc điều chỉnh tỷ giá (giảm giá VND) chỉ có tác động ở mức độ vừa phải đến cán cân thương mại do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều ít co giãn theo tỷ giá”, báo cáo của NFSC cho hay.
Tuy nhiên, khi lạm phát đã trong khả năng kiểm soát, tỷ giá nên điều chỉnh với một mức độ cho phép để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu về lâu dài và hạn chế đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài.
Còn dư địa cho giảm lãi suất
Theo đánh giá của NFSC, tăng trưởng GDP của quý 1/2013 cao hơn cùng kỳ năm 2012, tạo nền tảng ban đầu thuận lợi cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 cao hơn năm ngoái.
NFSC dự báo rằng, với giả định xu hướng tăng trưởng không biến động lớn trong 3 quý cuối năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 sẽ đạt khoảng 5,3%.
Tuy nhiên, theo NFSC, kinh tế vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn như sức sản xuất của doanh nghiệp còn yếu, tổng cầu của nền kinh tế thấp gây trở ngại cho việc tiêu thụ hàng hóa là đầu ra của sản xuất; động lực quan trọng cho tăng trưởng trong quý 1/2013 là xuất khẩu, song trong năm 2013 giá hàng hóa thế giới lại được dự báo sẽ không tăng thậm chí giảm.
Trong khi đó, lạm phát năm 2013 dự báo sẽ ở mức 6-7%. Cùng với lực cầu của nền kinh tế đang rất yếu, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm ở mức rất thấp, chưa có điều chỉnh về chính sách giá, và theo thống kê số liệu 10 năm trở lại đây, bình quân lạm phát quý 1 bằng khoảng 40% cả năm, lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ dưới mức 7%.
“Tình hình trên tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%/năm, lãi suất cho vay xuống 10%/năm”, báo cáo của NFSC viết.
Căn cứ vào nhận định như trên, cơ quan này kiến nghị rằng từ nay đến cuối năm 2013, cần tiếp tục và tăng cường tập trung ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 cao hơn 2012.
Về chính sách tiền tệ ngân hàng, cần tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất để giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu, sớm đưa VAMC - công ty mua bán nợ đi vào hoạt động, chủ động đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ khu vực xây dựng và thị trường bất động sản; thực thi chính sách tỷ giá linh hoạt, hài hòa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Trong khi đó, về chính sách tài khóa, cân nhắc khả năng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% để khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khắc phục hiện tượng chuyển giá; xem xét giảm thuế VAT.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai tổ chức thực hiện các giải pháp của Nghị quyết 02 và có cơ chế giám sát việc thực hiện để Nghị quyết thực sự được triển khai một cách sâu rộng, nhất là việc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.