“Lãi suất có thể giảm thêm 1-2% trong năm nay”
JPMorgan Chase và ANZ dự báo, với xu hướng giảm của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ giảm 1-2% lãi suất trong năm 2013
Hai ngân hàng JPMorgan Chase và ANZ dự báo, với xu hướng giảm của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ giảm 1-2 % lãi suất trong năm 2013.
Trong một báo cáo ngắn vừa ra, JPMorgan Chase cho biết, mức tăng hơn 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 là thấp hơn mức dự báo 6,7% mà ngân hàng này đưa ra trước đó. Lạm phát cơ bản (không tính giá cả nhóm lương thực-thực phẩm và giao thông-vận tải) chỉ tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, báo cáo nhấn mạnh.
Theo JPMorgan Chase, xu hướng lạm phát yếu sau Tết Nguyên đán đã được dự báo trước, và các thống kê nói trên không hề gây bất ngờ. Áp lực tăng giá hiện nay ở hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ cấu thành CPI đều được ngân hàng này nhận định là thấp, kể cả hai nhóm gây áp lực tăng giá lớn nhất trong thời gian gần đây là y tế và giáo dục.
Báo cáo cho thấy, từ tháng 9 năm ngoái tới nay, lạm phát dao động trong khoảng từ 6,5-7,1% so với cùng kỳ năm trước. JPMorgan Chase dự báo, từ thời điểm này trở đi, lạm phát có thể mạnh lên tới mức đỉnh 7,7% vào tháng 7 rồi giảm về ngưỡng 5,5% vào cuối năm.
Như vậy, theo báo cáo, lạm phát cả năm nay sẽ ở mức 6,6%, so với mức 9,1% trong năm 2012 và 18,7% trong năm 2011.
“Mức lạm phát như vậy có thể sẽ tạo cơ sở để Ngân hàng Nhà nước cắt giảm thêm 100-200 điểm cơ bản lãi suất nữa trong năm nay bởi nền kinh tế còn yếu, dù lãi suất cơ bản đã thực dương”, báo cáo của JPMorgan Chase kết luận.
Tương tự như đánh giá của JPMorgan Chase, báo cáo của ngân hàng ANZ cũng nhấn mạnh rằng, tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong chỉ số CPI đều có mức tăng chậm lại trong tháng 3. Thậm chí, giá cả các nhóm lương thực-thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, và giao thông thậm chí còn giảm so với tháng 2.
Đặc biệt, theo ANZ, từ tháng 7/2012 đến tháng 1/2013, giá cả của nhóm y tế có mức tăng dao động từ 3,4-17% so với tháng trước. Tuy nhiên, đến nay, mức tăng giá của nhóm này đã giảm còn chưa đầy 1% so với tháng trước.
ANZ đánh giá rằng, với tốc độ giảm nhanh hơn dự kiến của lạm phát nhóm y tế, ngân hàng này cắt giảm mức dự báo lạm phát trung bình năm 2013 xuống còn 6-8% từ mức 8-10% đưa ra trước đó. Theo báo cáo, rất có khả năng lạm phát vào cuối năm nay sẽ ở mức trên 6%.
Trên cơ sở này, ANZ cho rằng, lãi suất cơ bản VND sẽ được giảm thêm 100 điểm cơ bản trong quý 2. Trong trường hợp các dữ liệu kinh tế xấu đi nhanh hơn dự kiến, ANZ dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất thêm lần nữa.
“Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện thái độ sẵn sàng giảm lãi suất thêm nếu lạm phát có xu hướng kết thúc năm ở ngưỡng 6%. Chúng tôi cho rằng điều này có thể xảy ra. Trong bối cảnh tăng trưởng còn chậm và các cải cách trong hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải có thêm thời gian trước khi dòng vốn tín dụng chảy vào nền kinh tế được cải thiện, chúng tôi tin rằng, việc hạ lãi suất có thể giải tỏa bớt những áp lực đối với nhu cầu vay vốn”, báo cáo của ANZ viết.
Trong một báo cáo ngắn vừa ra, JPMorgan Chase cho biết, mức tăng hơn 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 là thấp hơn mức dự báo 6,7% mà ngân hàng này đưa ra trước đó. Lạm phát cơ bản (không tính giá cả nhóm lương thực-thực phẩm và giao thông-vận tải) chỉ tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, báo cáo nhấn mạnh.
Theo JPMorgan Chase, xu hướng lạm phát yếu sau Tết Nguyên đán đã được dự báo trước, và các thống kê nói trên không hề gây bất ngờ. Áp lực tăng giá hiện nay ở hầu hết các nhóm hàng hóa và dịch vụ cấu thành CPI đều được ngân hàng này nhận định là thấp, kể cả hai nhóm gây áp lực tăng giá lớn nhất trong thời gian gần đây là y tế và giáo dục.
Báo cáo cho thấy, từ tháng 9 năm ngoái tới nay, lạm phát dao động trong khoảng từ 6,5-7,1% so với cùng kỳ năm trước. JPMorgan Chase dự báo, từ thời điểm này trở đi, lạm phát có thể mạnh lên tới mức đỉnh 7,7% vào tháng 7 rồi giảm về ngưỡng 5,5% vào cuối năm.
Như vậy, theo báo cáo, lạm phát cả năm nay sẽ ở mức 6,6%, so với mức 9,1% trong năm 2012 và 18,7% trong năm 2011.
“Mức lạm phát như vậy có thể sẽ tạo cơ sở để Ngân hàng Nhà nước cắt giảm thêm 100-200 điểm cơ bản lãi suất nữa trong năm nay bởi nền kinh tế còn yếu, dù lãi suất cơ bản đã thực dương”, báo cáo của JPMorgan Chase kết luận.
Tương tự như đánh giá của JPMorgan Chase, báo cáo của ngân hàng ANZ cũng nhấn mạnh rằng, tất cả các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong chỉ số CPI đều có mức tăng chậm lại trong tháng 3. Thậm chí, giá cả các nhóm lương thực-thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, và giao thông thậm chí còn giảm so với tháng 2.
Đặc biệt, theo ANZ, từ tháng 7/2012 đến tháng 1/2013, giá cả của nhóm y tế có mức tăng dao động từ 3,4-17% so với tháng trước. Tuy nhiên, đến nay, mức tăng giá của nhóm này đã giảm còn chưa đầy 1% so với tháng trước.
ANZ đánh giá rằng, với tốc độ giảm nhanh hơn dự kiến của lạm phát nhóm y tế, ngân hàng này cắt giảm mức dự báo lạm phát trung bình năm 2013 xuống còn 6-8% từ mức 8-10% đưa ra trước đó. Theo báo cáo, rất có khả năng lạm phát vào cuối năm nay sẽ ở mức trên 6%.
Trên cơ sở này, ANZ cho rằng, lãi suất cơ bản VND sẽ được giảm thêm 100 điểm cơ bản trong quý 2. Trong trường hợp các dữ liệu kinh tế xấu đi nhanh hơn dự kiến, ANZ dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất thêm lần nữa.
“Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện thái độ sẵn sàng giảm lãi suất thêm nếu lạm phát có xu hướng kết thúc năm ở ngưỡng 6%. Chúng tôi cho rằng điều này có thể xảy ra. Trong bối cảnh tăng trưởng còn chậm và các cải cách trong hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải có thêm thời gian trước khi dòng vốn tín dụng chảy vào nền kinh tế được cải thiện, chúng tôi tin rằng, việc hạ lãi suất có thể giải tỏa bớt những áp lực đối với nhu cầu vay vốn”, báo cáo của ANZ viết.