“Cơn khát” sữa ngoại của Trung Quốc càn quét thế giới
Nhiều siêu thị ở Anh hiện đã treo biển khách hàng mỗi lần chỉ được mua 2 hộp sữa mỗi lần vào cửa hàng
Các cửa hàng sữa ở Anh đang phải hạn chế bán hàng sau khi xuất hiện tình trạng “vét” sữa để mang sang Trung Quốc. “Cơn khát” sữa ngoại của quốc gia đông dân nhất thế giới do người dân mất lòng tin với các sản phẩm sữa nội đang khiến các bà mẹ ở châu Âu lo ngại.
Theo tin từ Reuters, Liên minh bán lẻ Anh (BRC), nhóm có thành viên chiếm 80% thị trường bán lẻ sữa ở xứ sương mù, cho biết, nhiều cửa hiệu hiện đã hạn chế số lượng hộp sữa bột khách được mua mỗi lần nhằm ngăn chặn tình trạng “xuất khẩu không chính thức” sữa từ Anh sang Trung Quốc.
Nhu cầu sữa bột nhập ngoại ở Trung Quốc gia tăng mạnh kể từ khi ít nhất 6 em bé ở nước này tử vong và 300.000 em khác phải nhập viện vào năm 2008 sau khi uống phải sữa bột bị nhiễm hóa chất melamine của một nhà sản xuất Trung Quốc. Vụ bê bối gây chấn động dư luận đó đã xói mòn niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc vào các sản phẩm thực phẩm nội.
Trước khi “đổ bộ” vào châu Âu, “cơn khát” sữa của người tiêu dùng Trung Quốc đã tới Hồng Kông, Australia và New Zealand dẫn tới tình trạng khan hiếm sữa tại các thị trường này. Giờ thì Anh là mục tiêu tiếp theo để người Trung Quốc xếp hàng mua sữa. Không chỉ có vậy, nhiều doanh nghiệp các quốc gia này cũng gom sữa để bán sang Trung Quốc kiếm lời.
Trao đổi với tờ Sky News, một doanh nhân người Trung Quốc ở Anh cho biết, tuần nào ông cũng bán được một lượng sữa bột trị giá 5.000 Bảng. Số sữa này ông mua được trong các siêu thị tại Anh. Mức lợi nhuận ông kiếm được là 100%.
“Tôi mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc. Tôi mua với giá 7-9,5 Bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 Bảng”, ông này cho biết.
Trên Taobao, hiện có khoảng 5,4 triệu lượt tìm kiếm sản phẩm sữa công thức cho trẻ em, Aptamil. Sản phẩm Aptamil sản xuất ở Anh hiện được bán với giá cao ngất trên trang này.
“Có ba dạng gom sữa”, vị doanh nhân nói trên tiết lộ thêm. “Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth. Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 Bảng”.
Cuộc sống đi lên khiến các bà mẹ Trung Quốc ngày càng đầu tư nhiều tiền để mua sữa cho con, đẩy doanh thu thị trường sữa bột trẻ em ở quốc gia đông dân nhất thế giới tăng cao. Những thị trường tăng trưởng nhanh như Trung Quốc là nguồn động lực thúc đẩy thị trường thức ăn trẻ em toàn cầu trị giá khoảng 30 tỷ USD mỗi năm, Reuters cho biết.
“Các nhà bán lẻ lớn mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc”, ông Richard Dodd, phát ngôn viên của BRC, nói.
Nhiều siêu thị ở Anh hiện đã treo biển khách hàng mỗi lần chỉ được mua 2 hộp sữa mỗi lần vào cửa hàng. Trước Anh, các thị trường Australia và New Zealand đã phải áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự. Rất có thể, sắp tới, việc người Trung Quốc gom sữa bột sẽ còn diễn ra ở một số nước khác ở châu Âu.
Người dân London cho biết, họ đã nhận thấy tình trạng khan hàng sữa bột và đôi lúc phải đi vài cửa hàng mới mua được loại sữa thường dùng.
“Hôm Chủ Nhật tuần trước, chúng tôi không thể mua được sữa ở các siêu thị Asda hay Tesco. Thế là chúng tôi phải tới Sainsbury’s”, bà Lyn Patterson nói về việc mua sữa cho đứa cháu nội. Tuy nhiên, bà cũng cho biết là thường xuyên phải dự trữ một thùng carton sữa để đề phòng trường hợp các siêu thị hết hàng.
Việc các siêu thị đặt hạn chế không ngăn vị doanh nhân người Trung Quốc ở Anh nói trên gom hàng để bán sang Trung Quốc. “Trước kia, ngày nào tôi cũng di chuyển trong bán kính 10 dặm để gom các loại sữa Cow & Gate và Aptamil. Từ khi có hạn chế, tôi tăng bán kính di chuyển lên 25 dặm. Chi phí xăng xe của tôi tăng từ 100 Bảng mỗi tháng lên 250 Bảng mỗi tháng”, ông này cho biết.
Hãng Danone của Pháp, nhà sản xuất các thương hiệu sữa Cow & Gate và Aptamil, đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Anh và cho biết đã tăng sản lượng. “Chúng tôi hiểu rằng, nhu cầu sữa gia tăng là do xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ muốn dùng các sản phẩm thương hiệu phương Tây cho con mình”, hãng Danone nói.
Đến nay, Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực để trấn an người dân rằng sữa bột và các sản phẩm sữa sản xuất tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm định kỹ càng. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định vẫn là một vấn đề và các bậc cha mẹ ở nước này vẫn rất thận trọng.
Một bà bầu sắp sinh đến khám tại bệnh viện phụ sản lớn nhất ở Bắc Kinh cho biết, cô chỉ muốn dùng sữa ngoại cho con sau khi chào đời. “Cho dù khả năng sữa Trung Quốc không an toàn chỉ là 1%, thì tôi cũng không muốn bị rơi vào số 1% đó”, cô này nói.
Theo tin từ Reuters, Liên minh bán lẻ Anh (BRC), nhóm có thành viên chiếm 80% thị trường bán lẻ sữa ở xứ sương mù, cho biết, nhiều cửa hiệu hiện đã hạn chế số lượng hộp sữa bột khách được mua mỗi lần nhằm ngăn chặn tình trạng “xuất khẩu không chính thức” sữa từ Anh sang Trung Quốc.
Nhu cầu sữa bột nhập ngoại ở Trung Quốc gia tăng mạnh kể từ khi ít nhất 6 em bé ở nước này tử vong và 300.000 em khác phải nhập viện vào năm 2008 sau khi uống phải sữa bột bị nhiễm hóa chất melamine của một nhà sản xuất Trung Quốc. Vụ bê bối gây chấn động dư luận đó đã xói mòn niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc vào các sản phẩm thực phẩm nội.
Trước khi “đổ bộ” vào châu Âu, “cơn khát” sữa của người tiêu dùng Trung Quốc đã tới Hồng Kông, Australia và New Zealand dẫn tới tình trạng khan hiếm sữa tại các thị trường này. Giờ thì Anh là mục tiêu tiếp theo để người Trung Quốc xếp hàng mua sữa. Không chỉ có vậy, nhiều doanh nghiệp các quốc gia này cũng gom sữa để bán sang Trung Quốc kiếm lời.
Trao đổi với tờ Sky News, một doanh nhân người Trung Quốc ở Anh cho biết, tuần nào ông cũng bán được một lượng sữa bột trị giá 5.000 Bảng. Số sữa này ông mua được trong các siêu thị tại Anh. Mức lợi nhuận ông kiếm được là 100%.
“Tôi mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc. Tôi mua với giá 7-9,5 Bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 Bảng”, ông này cho biết.
Trên Taobao, hiện có khoảng 5,4 triệu lượt tìm kiếm sản phẩm sữa công thức cho trẻ em, Aptamil. Sản phẩm Aptamil sản xuất ở Anh hiện được bán với giá cao ngất trên trang này.
“Có ba dạng gom sữa”, vị doanh nhân nói trên tiết lộ thêm. “Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth. Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 Bảng”.
Cuộc sống đi lên khiến các bà mẹ Trung Quốc ngày càng đầu tư nhiều tiền để mua sữa cho con, đẩy doanh thu thị trường sữa bột trẻ em ở quốc gia đông dân nhất thế giới tăng cao. Những thị trường tăng trưởng nhanh như Trung Quốc là nguồn động lực thúc đẩy thị trường thức ăn trẻ em toàn cầu trị giá khoảng 30 tỷ USD mỗi năm, Reuters cho biết.
“Các nhà bán lẻ lớn mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc”, ông Richard Dodd, phát ngôn viên của BRC, nói.
Nhiều siêu thị ở Anh hiện đã treo biển khách hàng mỗi lần chỉ được mua 2 hộp sữa mỗi lần vào cửa hàng. Trước Anh, các thị trường Australia và New Zealand đã phải áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự. Rất có thể, sắp tới, việc người Trung Quốc gom sữa bột sẽ còn diễn ra ở một số nước khác ở châu Âu.
Người dân London cho biết, họ đã nhận thấy tình trạng khan hàng sữa bột và đôi lúc phải đi vài cửa hàng mới mua được loại sữa thường dùng.
“Hôm Chủ Nhật tuần trước, chúng tôi không thể mua được sữa ở các siêu thị Asda hay Tesco. Thế là chúng tôi phải tới Sainsbury’s”, bà Lyn Patterson nói về việc mua sữa cho đứa cháu nội. Tuy nhiên, bà cũng cho biết là thường xuyên phải dự trữ một thùng carton sữa để đề phòng trường hợp các siêu thị hết hàng.
Việc các siêu thị đặt hạn chế không ngăn vị doanh nhân người Trung Quốc ở Anh nói trên gom hàng để bán sang Trung Quốc. “Trước kia, ngày nào tôi cũng di chuyển trong bán kính 10 dặm để gom các loại sữa Cow & Gate và Aptamil. Từ khi có hạn chế, tôi tăng bán kính di chuyển lên 25 dặm. Chi phí xăng xe của tôi tăng từ 100 Bảng mỗi tháng lên 250 Bảng mỗi tháng”, ông này cho biết.
Hãng Danone của Pháp, nhà sản xuất các thương hiệu sữa Cow & Gate và Aptamil, đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Anh và cho biết đã tăng sản lượng. “Chúng tôi hiểu rằng, nhu cầu sữa gia tăng là do xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ muốn dùng các sản phẩm thương hiệu phương Tây cho con mình”, hãng Danone nói.
Đến nay, Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực để trấn an người dân rằng sữa bột và các sản phẩm sữa sản xuất tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm định kỹ càng. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định vẫn là một vấn đề và các bậc cha mẹ ở nước này vẫn rất thận trọng.
Một bà bầu sắp sinh đến khám tại bệnh viện phụ sản lớn nhất ở Bắc Kinh cho biết, cô chỉ muốn dùng sữa ngoại cho con sau khi chào đời. “Cho dù khả năng sữa Trung Quốc không an toàn chỉ là 1%, thì tôi cũng không muốn bị rơi vào số 1% đó”, cô này nói.