Công ty chứng khoán “chấm điểm” cổ phiếu
Dựa trên hai yếu tố tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ rủi ro, mức điểm “chấm” cho mỗi cổ phiếu xác định từ 1 đến 5; 5 điểm là mức cao nhất
Dựa trên hai yếu tố tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ rủi ro, mức điểm “chấm” cho mỗi cổ phiếu xác định từ 1 đến 5; 5 điểm là mức cao nhất.
Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) vừa công bố hai hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cổ phiếu và tín dụng doanh nghiệp. Đây là hai hệ thống đánh giá đầu tiên của một tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Theo giới thiệu, hai hệ thống này được xây dựng theo những tiêu chuẩn đánh giá quốc tế đã được thay đổi để phù hợp với môi trường tài chính Việt Nam; từ đó tạo thêm một công cụ mới để nhà đầu tư đánh giá tổng quát, khách quan và độc lập về chất lượng cổ phiếu và tín dụng doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá cổ phiếu của CBV chú trọng vào giá trị dài hạn của doanh nghiệp thay vì theo biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn; tập trung vào việc ước lượng giá trị thực của doanh nghiệp tính trên đầu mỗi cổ phiếu.
Dựa trên hai yếu tố tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ rủi ro, CBV cho điểm cổ phiếu từ 1 đến 5, 5 là mức điểm đánh giá cao nhất. Cổ phiếu được bán với giá thấp hơn giá trị thực sẽ được cho điểm cao. “Ngược lại, nếu giá một cổ phiếu nào đó cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó, thì bất chấp công ty đó có tuyệt với thế nào, cổ phiếu đó vẫn bị đánh giá thấp”, CBV cho biết.
Các thành phần đánh giá cổ phiếu mà CBV xác định là Lợi thế cạnh tranh với một số đặc điểm về thị phần, chi phí sản xuất, quyền sở hữu trí tuệ, văn hóa doanh nghiệp…; Phương pháp dòng tiền chiết khấu, Tỷ lệ chiết khấu và Giá trị thực được sử dụng để tính giá trị thực của doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu. Các yếu tố như Rủi ro doanh nghiệp, Độ an toàn (giá trị khuyến nghị đầu tư), Khuyến nghị mua/bán cũng như Đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp đều được CBV sử dụng như những tiêu chuẩn đánh giá cơ bản.
Đối với hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp, mục đích mà công ty chứng khoán này đặt ra là nhằm giúp nhà đầu tư phân loại, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng giữa các doanh nghiệp và tập đoàn để đưa ra các quyết định phân bổ tài chính phù hợp.
Hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp dài hạn được “chấm” theo thang điểm 9, nhóm thành 3 mục chính để đánh giá khả năng hoàn thành các trách nhiệm và ràng buộc tài chính trong khoảng thời gian nhiều hơn một năm. Kết quả, CBV đưa ra các hạng mức AAA ứng với khả năng tín dụng “rất tốt”, AA là “khá tốt” hoặc B đi cùng với khả năng “yếu”, CCC là “khá yếu”…
Hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn, theo thang điểm 4, đánh giá khả năng hoàn thành các trách nhiệm và ràng buộc tài chính trong khoảng thời gian ít hơn một năm. Các mức độ đánh giá khả năng tín dụng đi cùng với các hạng mức phân loại S1, S2, S3 và S4 từ cao xuống thấp.
Đưa ra những hệ thống “chấm điểm” trên, CBV cho rằng không phải là một khuyến nghị đầu tư, bình luận về giá cả, quyết định mua/bán đối với các doanh nghiệp được đánh giá.
CBV khẳng định những hệ thống trên có đầu vào là những nguồn thông tin tài chính, kinh tế, chính trị được công bố từ những nguồn có uy tín và cả những nguồn nội bộ để có kết quả chính xác.
“Tuy nhiên, nếu CBV cảm thấy những thông tin sẵn có là không đầy đủ để đánh giá khách quan, chúng tôi sẽ loại bỏ đánh giá về doanh nghiệp, tập đoàn đó”, đại diện nhóm nghiên cứu của CBV cho biết.
Công ty Chứng khoán Biển Việt (CBV) vừa công bố hai hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cổ phiếu và tín dụng doanh nghiệp. Đây là hai hệ thống đánh giá đầu tiên của một tổ chức tín dụng tại Việt Nam.
Theo giới thiệu, hai hệ thống này được xây dựng theo những tiêu chuẩn đánh giá quốc tế đã được thay đổi để phù hợp với môi trường tài chính Việt Nam; từ đó tạo thêm một công cụ mới để nhà đầu tư đánh giá tổng quát, khách quan và độc lập về chất lượng cổ phiếu và tín dụng doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá cổ phiếu của CBV chú trọng vào giá trị dài hạn của doanh nghiệp thay vì theo biến động giá cổ phiếu trong ngắn hạn; tập trung vào việc ước lượng giá trị thực của doanh nghiệp tính trên đầu mỗi cổ phiếu.
Dựa trên hai yếu tố tỷ lệ lợi nhuận và tỷ lệ rủi ro, CBV cho điểm cổ phiếu từ 1 đến 5, 5 là mức điểm đánh giá cao nhất. Cổ phiếu được bán với giá thấp hơn giá trị thực sẽ được cho điểm cao. “Ngược lại, nếu giá một cổ phiếu nào đó cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó, thì bất chấp công ty đó có tuyệt với thế nào, cổ phiếu đó vẫn bị đánh giá thấp”, CBV cho biết.
Các thành phần đánh giá cổ phiếu mà CBV xác định là Lợi thế cạnh tranh với một số đặc điểm về thị phần, chi phí sản xuất, quyền sở hữu trí tuệ, văn hóa doanh nghiệp…; Phương pháp dòng tiền chiết khấu, Tỷ lệ chiết khấu và Giá trị thực được sử dụng để tính giá trị thực của doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu. Các yếu tố như Rủi ro doanh nghiệp, Độ an toàn (giá trị khuyến nghị đầu tư), Khuyến nghị mua/bán cũng như Đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp đều được CBV sử dụng như những tiêu chuẩn đánh giá cơ bản.
Đối với hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp, mục đích mà công ty chứng khoán này đặt ra là nhằm giúp nhà đầu tư phân loại, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng giữa các doanh nghiệp và tập đoàn để đưa ra các quyết định phân bổ tài chính phù hợp.
Hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp dài hạn được “chấm” theo thang điểm 9, nhóm thành 3 mục chính để đánh giá khả năng hoàn thành các trách nhiệm và ràng buộc tài chính trong khoảng thời gian nhiều hơn một năm. Kết quả, CBV đưa ra các hạng mức AAA ứng với khả năng tín dụng “rất tốt”, AA là “khá tốt” hoặc B đi cùng với khả năng “yếu”, CCC là “khá yếu”…
Hệ thống đánh giá tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn, theo thang điểm 4, đánh giá khả năng hoàn thành các trách nhiệm và ràng buộc tài chính trong khoảng thời gian ít hơn một năm. Các mức độ đánh giá khả năng tín dụng đi cùng với các hạng mức phân loại S1, S2, S3 và S4 từ cao xuống thấp.
Đưa ra những hệ thống “chấm điểm” trên, CBV cho rằng không phải là một khuyến nghị đầu tư, bình luận về giá cả, quyết định mua/bán đối với các doanh nghiệp được đánh giá.
CBV khẳng định những hệ thống trên có đầu vào là những nguồn thông tin tài chính, kinh tế, chính trị được công bố từ những nguồn có uy tín và cả những nguồn nội bộ để có kết quả chính xác.
“Tuy nhiên, nếu CBV cảm thấy những thông tin sẵn có là không đầy đủ để đánh giá khách quan, chúng tôi sẽ loại bỏ đánh giá về doanh nghiệp, tập đoàn đó”, đại diện nhóm nghiên cứu của CBV cho biết.