“Cú hích” từ châu Á, ngành hàng không thiếu phi công trầm trọng
Trong 10 năm tới, ngành hàng không cần thêm 225.000 phi công mới
Trong 10 năm tới, thế giới sẽ cần tới 225.000 phi công mới để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành hàng không, đặc biệt là tại khu vực châu Á, theo báo cáo của công ty sản xuất thiết bị mô phỏng buồng lái Canada CAE công bố ngày 20/6.
Vào năm 2027, lượng máy bay thương mại sẽ tăng thêm 12.000 chiếc lên gần 37.000 chiếc, đồng nghĩa với việc cần tới 440.000 phi công. Trong khi đó, lượng phi công đang hoạt động hiện tại chỉ là 290.000 người.
Ngoài ra, CAE cho biết 180.000 phi công hiện tại cần phải được thăng chức lên làm cơ trưởng để thay thế lượng cơ trưởng sắp nghỉ hưu.
"Do lượng máy bay thương mại đưa vào khai thác dự báo tăng đáng kể, nhu cầu phi công tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đó cũng tăng vọt. Trong khi đó, châu Mỹ là khu vực phải đối mặt với tình trạng phi công nghỉ hưu nhiều nhất”, báo cáo trên cho biết.
"Các hãng hàng không và các đối tác đào tạo sẽ cần trung bình khoảng 70 phi công mới mỗi ngày để đáp ứng lượng máy bay tăng kỷ lục và lượng phi công nghỉ hưu trong thập kỷ tới”.
Báo cáo này cũng cho thấy khu vực Bắc Mỹ đang tồn tại tỷ lệ lớn phi công nhiều tuổi bởi hoạt động tuyển dụng bắt đầu giảm dần vào những năm 1980 – 1990 khi các hãng hàng không sáp nhập với nhau.
CAE nhấn mạnh rằng các hãng hàng không của Mỹ hiện đã phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công sau khi Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đưa ra các quy định nghiêm ngặt, đòi hỏi phi công chuyên nghiệp phải có ít nhất 1.500 giờ bay, trừ phi họ từng lái cho máy bay quân sự hoặc tốt nghiệp một số chương trình đào tạo đặc biệt.
Theo cơ quan hàng không của Liên hợp quốc, đơn vị đưa ra các tiêu chuẩn toàn cầu đối với phi công được áp dụng tại 191 nước thành viên, một người cần ít nhất 250 giờ bay để được cấp bằng lái máy bay thương mại, ở vị trí lái phụ. Ngoài ra, họ cần có ít nhất 1.500 giờ bay để trở thành cơ trưởng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO).
Tuy vậy, một số chuyên gia hàng không cho rằng những quy định nghiêm ngặt hơn không những không giúp bay an toàn hơn mà còn gây ra tình trạng thiếu phi công nghiêm trọng do quá trình đào tạo kéo dài và tốn kém hơn.
Tại châu Á, tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Báo cáo của CAE cho thấy khu vực này hiện chỉ có khoảng 85.000 phi công đang hoạt động, và con số này cần phải tăng gấp đôi bởi các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ với lượng người thuộc tầng lớp trung lưu có nhu cầu di chuyển bằng hàng không tăng mạnh.
Theo báo cáo mới của Trung tâm Hàng không châu Á Thái Bình Dương (CAPA), các hãng hàng không tại Ấn Độ có kế hoạch đặt mua thêm 1.080 máy bay mới do lượng khách di chuyển bằng hàng không của nước này đang tăng trưởng mạnh. Nhờ thu nhập cải thiện và giá vé rẻ, năm ngoái, có tới 220 triệu người Ấn Độ di chuyển bằng đường hàng không, tăng trưởng 20%/năm.
"Thị trường đang ‘khát’ máy bay bởi ngày càng có nhiều người di chuyển bằng đường hàng không”, Randy Tinseth, phó giám đốc marketing của Boeing cho biết.
Boeing dự báo thế giới sẽ cần hơn 41.000 máy bay mới trong 20 năm tới, tăng 3,6% so với dự báo năm ngoái của hãng này.
Hãng sản xuất may bay của Mỹ cũng dự báo khu vực châu Á, bao gồm Trung Quốc, sẽ cần hơn 16.000 máy bay mới, tương đương 39% nhu cầu toàn thế giới, trong 20 năm tới.
Vào năm 2027, lượng máy bay thương mại sẽ tăng thêm 12.000 chiếc lên gần 37.000 chiếc, đồng nghĩa với việc cần tới 440.000 phi công. Trong khi đó, lượng phi công đang hoạt động hiện tại chỉ là 290.000 người.
Ngoài ra, CAE cho biết 180.000 phi công hiện tại cần phải được thăng chức lên làm cơ trưởng để thay thế lượng cơ trưởng sắp nghỉ hưu.
"Do lượng máy bay thương mại đưa vào khai thác dự báo tăng đáng kể, nhu cầu phi công tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đó cũng tăng vọt. Trong khi đó, châu Mỹ là khu vực phải đối mặt với tình trạng phi công nghỉ hưu nhiều nhất”, báo cáo trên cho biết.
"Các hãng hàng không và các đối tác đào tạo sẽ cần trung bình khoảng 70 phi công mới mỗi ngày để đáp ứng lượng máy bay tăng kỷ lục và lượng phi công nghỉ hưu trong thập kỷ tới”.
Báo cáo này cũng cho thấy khu vực Bắc Mỹ đang tồn tại tỷ lệ lớn phi công nhiều tuổi bởi hoạt động tuyển dụng bắt đầu giảm dần vào những năm 1980 – 1990 khi các hãng hàng không sáp nhập với nhau.
CAE nhấn mạnh rằng các hãng hàng không của Mỹ hiện đã phải đối mặt với tình trạng thiếu phi công sau khi Cục quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đưa ra các quy định nghiêm ngặt, đòi hỏi phi công chuyên nghiệp phải có ít nhất 1.500 giờ bay, trừ phi họ từng lái cho máy bay quân sự hoặc tốt nghiệp một số chương trình đào tạo đặc biệt.
Theo cơ quan hàng không của Liên hợp quốc, đơn vị đưa ra các tiêu chuẩn toàn cầu đối với phi công được áp dụng tại 191 nước thành viên, một người cần ít nhất 250 giờ bay để được cấp bằng lái máy bay thương mại, ở vị trí lái phụ. Ngoài ra, họ cần có ít nhất 1.500 giờ bay để trở thành cơ trưởng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO).
Tuy vậy, một số chuyên gia hàng không cho rằng những quy định nghiêm ngặt hơn không những không giúp bay an toàn hơn mà còn gây ra tình trạng thiếu phi công nghiêm trọng do quá trình đào tạo kéo dài và tốn kém hơn.
Tại châu Á, tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Báo cáo của CAE cho thấy khu vực này hiện chỉ có khoảng 85.000 phi công đang hoạt động, và con số này cần phải tăng gấp đôi bởi các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ với lượng người thuộc tầng lớp trung lưu có nhu cầu di chuyển bằng hàng không tăng mạnh.
Theo báo cáo mới của Trung tâm Hàng không châu Á Thái Bình Dương (CAPA), các hãng hàng không tại Ấn Độ có kế hoạch đặt mua thêm 1.080 máy bay mới do lượng khách di chuyển bằng hàng không của nước này đang tăng trưởng mạnh. Nhờ thu nhập cải thiện và giá vé rẻ, năm ngoái, có tới 220 triệu người Ấn Độ di chuyển bằng đường hàng không, tăng trưởng 20%/năm.
"Thị trường đang ‘khát’ máy bay bởi ngày càng có nhiều người di chuyển bằng đường hàng không”, Randy Tinseth, phó giám đốc marketing của Boeing cho biết.
Boeing dự báo thế giới sẽ cần hơn 41.000 máy bay mới trong 20 năm tới, tăng 3,6% so với dự báo năm ngoái của hãng này.
Hãng sản xuất may bay của Mỹ cũng dự báo khu vực châu Á, bao gồm Trung Quốc, sẽ cần hơn 16.000 máy bay mới, tương đương 39% nhu cầu toàn thế giới, trong 20 năm tới.