Cước vận tải đường sắt: “Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”
Quyết định tăng cước “bất thình lình” của Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt khiến khách hàng bị "sốc"
Kể từ 0h ngày 5/8, mỗi tấn phân bón có nguy cơ đội giá lên trung bình 100.000 đồng khi Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt áp dụng mức tăng phụ thu nhiên liệu lên 17% đối với cước vận tải apatit.
Tuy nhiên, chỉ sau đó vài giờ đồng hồ, sáng 5/8, công ty mẹ của đơn vị này - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải có ngay văn bản hủy bỏ quyết định trên và yêu cầu Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt phải lập tức ngồi lại thương thảo với khách hàng, không được tự ý tăng giá cước.
Trước đó, do áp lực giá xăng dầu tăng cao, ngày 25/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải điều chỉnh mức phụ thu tăng nhiên liệu vận tải hàng hóa. Theo đó, kể từ 0h ngày 5/8, mức phụ thu tăng nhiên liệu đối với vận chuyển hàng hóa sẽ tăng thêm 5% so với mức cước hiện hành.
Riêng đối với những khách hàng chuyên tuyến, chuyên luồng mức phụ thu sẽ phải thương thảo với mức tăng tối thiểu 5% và áp dụng từ ngày 10/8.
Phân bón “phản pháo”
Việc tăng cước đối với những khách hàng thường xuyên của ngành đường sắt được giao lại cho Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt đứng ra thương thảo ký hợp đồng với khách hàng.
Chuyện sẽ không có gì, nếu mức cước mới 17% được đơn vị này họp bàn trước với các đối tác.
Tuy nhiên, Vận tải Hàng hóa đường sắt đã làm việc “đi ngược lại tinh thần” của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, “vô tư” thông báo sẽ áp dụng mức cước mới mà không hề có bất kỳ cuộc họp bàn hay thương thảo nào.
Quyết định tăng cước “bất thình lình” này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón khá “sốc”. Ông Nguyễn Văn Lanh, Giám đốc Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển bức xúc nói dù việc tăng cước là đương nhiên, tuy nhiên, tăng tới mức 17% là quá cao và bất hợp lý. Nếu áp mức cước mới này thì chi phí vận chuyển cho nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của phân lân Văn Điển sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tấn.
Các doanh nghiệp phân bón khác cũng lên tiếng ngay sau khi nhận được văn bản. Đa phần đều có chung ý kiến rằng, tăng giá cao như vậy vào thời điểm hiện nay là chưa đi đúng với tinh thần chia sẽ khó khăn, lợi nhuận giữa các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đều phải thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và bình ổn giá thị trường.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp ngành phân bón đã phải hủy bỏ kế hoạch tăng giá theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng như Tổng công ty Hóa chất.
Ông Đỗ Duy Phi, Tổng giám đốc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vianchem) cũng tỏ ra khá bất ngờ. Ông nói: “Thông tin tăng giá cước nhận được quá đột ngột nên Vinachem cũng chưa kịp tính toán mức đội chi mà Tổng công ty phải gánh thêm. Phía Vinachem chưa chấp nhận giá cước mới này. Còn về phía Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt họ cũng cũng sẽ tính toán lại chứ không thể đơn phương quyết định được. Theo tôi muốn tăng thì cũng phải tính toán có lộ trình để các doanh nghiệp không bị bất ngờ”.
Phải ngồi lại thương thảo
Về phía Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt, lý giải về việc tăng giá cước, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó tổng giám đốc công ty nói: “Mức tăng cước vận tải hàng hóa đối với mặt hàng apatit lên 17% là mức cộng gộp cả hai đợt. Trước đó, ngày 1/4/2008 tăng 7% và đợt này công ty tính toán tăng thêm 10%. Nếu hiểu chỉ tăng 17% cho đợt này là sai”.
Còn bà Phạm Thị Kim Dung, Phó ban kinh doanh vận tải cho rằng, việc áp dụng tăng lần này là 10% chỉ áp dụng cho các tuyến phía Tây, còn các tuyến khác chỉ tăng 5%. Vì vậy, con số tăng 17% chỉ đúng khi tính gộp cả hai đợt và chỉ áp dụng cho các tuyến phía Tây. Mức tăng đó cũng chỉ đúng với các mặt hàng bán lẻ bình thường. “Riêng với apatit, Tổng công ty có chủ trương giao cho công ty vận tải thương thảo vì đây là những chủ hàng lớn và thường xuyên. Có tăng đi chăng nữa cũng phải có sự họp bàn của hai bên”, bà Dung nói.
Tuy nhiên, lý giải của phía Vận tải Hàng hóa đường sắt vấp phải nhiều phản đối của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất phân bón. Ông Phạm Mạnh Ninh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình cho biết, tăng là tất yếu nhưng mức tăng giá trên là quá cao và mang tính áp đặt.
Vì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu trước khi tăng phải thực hiện thương thảo, tuy nhiên, cả hai lần tăng trước đơn vị vận chuyển chỉ thông báo văn bản áp dụng ngay mức cước mới và ngày thực hiện. Lần này, đến ngày 4/8 công ty mới nhận được văn bản thông báo chứ chưa nói gì đến thương thảo giá cước.
Trước việc làm đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng ban Kinh doanh vận tải cho biết: “Việc phụ thu nhiên liệu, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quy định khi tăng cước vận tải thì phải thương thảo với khách hàng tăng mức phụ thu. Nhưng Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt không thương thảo mà chỉ thông báo bằng văn bản nên Tổng công ty đã phải ban hành ngay văn bản hủy bỏ văn bản của Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt”.
Theo đó, Văn bản số 1167/ĐS-KDVT, ngày 5/8 hủy bỏ Văn bản số 991/CTH-KH&KDVT của công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt nêu rõ: Việc công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt qui định mức thu phụ tăng nhiên liệu đối với cước vận chuyển apatit phục vụ sản xuất phân bón trong nước kể từ ngày 05/2008 trong khi chưa thương thảo với khách hàng là chưa đúng với tinh thần Văn bản số 1605/ĐS-KDVT ngày 25/7 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Kể từ ngày 5/8, mức phụ thu tăng nhiêu liệu đối với apatit vẫn thực hiện như qui định cũ tại Văn bản số 323/ĐS-KDVT ngày 4/3/2008 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trong những ngày tới Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt phải ngồi lại thương thảo với khách hàng apatit trên tinh thần chia sẻ khó khăn, lợi nhuận, nếu có vướng mắc thì xin ý kiến chỉ đạo Tổng công ty. Mức thu chỉ áp dụng khi hai bên đã thống nhất với nhau.
Xung quanh sự vụ này, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng giá cước vận tải hàng hóa khi giá xăng dầu tăng cao là tất yếu với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng cần tôn trọng khách hàng, không nên tự ý tăng giá một cách bất ngờ như vậy. Muốn tăng giá cần phải thương thảo sòng phẳng trên tinh thần chia sẻ khó khăn, lợi nhuận để đưa ra mức tăng cho hợp lý.
Tuy nhiên, chỉ sau đó vài giờ đồng hồ, sáng 5/8, công ty mẹ của đơn vị này - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải có ngay văn bản hủy bỏ quyết định trên và yêu cầu Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt phải lập tức ngồi lại thương thảo với khách hàng, không được tự ý tăng giá cước.
Trước đó, do áp lực giá xăng dầu tăng cao, ngày 25/7, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải điều chỉnh mức phụ thu tăng nhiên liệu vận tải hàng hóa. Theo đó, kể từ 0h ngày 5/8, mức phụ thu tăng nhiên liệu đối với vận chuyển hàng hóa sẽ tăng thêm 5% so với mức cước hiện hành.
Riêng đối với những khách hàng chuyên tuyến, chuyên luồng mức phụ thu sẽ phải thương thảo với mức tăng tối thiểu 5% và áp dụng từ ngày 10/8.
Phân bón “phản pháo”
Việc tăng cước đối với những khách hàng thường xuyên của ngành đường sắt được giao lại cho Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt đứng ra thương thảo ký hợp đồng với khách hàng.
Chuyện sẽ không có gì, nếu mức cước mới 17% được đơn vị này họp bàn trước với các đối tác.
Tuy nhiên, Vận tải Hàng hóa đường sắt đã làm việc “đi ngược lại tinh thần” của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, “vô tư” thông báo sẽ áp dụng mức cước mới mà không hề có bất kỳ cuộc họp bàn hay thương thảo nào.
Quyết định tăng cước “bất thình lình” này khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón khá “sốc”. Ông Nguyễn Văn Lanh, Giám đốc Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển bức xúc nói dù việc tăng cước là đương nhiên, tuy nhiên, tăng tới mức 17% là quá cao và bất hợp lý. Nếu áp mức cước mới này thì chi phí vận chuyển cho nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của phân lân Văn Điển sẽ tăng thêm 110.000 đồng/tấn.
Các doanh nghiệp phân bón khác cũng lên tiếng ngay sau khi nhận được văn bản. Đa phần đều có chung ý kiến rằng, tăng giá cao như vậy vào thời điểm hiện nay là chưa đi đúng với tinh thần chia sẽ khó khăn, lợi nhuận giữa các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đều phải thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và bình ổn giá thị trường.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp ngành phân bón đã phải hủy bỏ kế hoạch tăng giá theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng như Tổng công ty Hóa chất.
Ông Đỗ Duy Phi, Tổng giám đốc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vianchem) cũng tỏ ra khá bất ngờ. Ông nói: “Thông tin tăng giá cước nhận được quá đột ngột nên Vinachem cũng chưa kịp tính toán mức đội chi mà Tổng công ty phải gánh thêm. Phía Vinachem chưa chấp nhận giá cước mới này. Còn về phía Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt họ cũng cũng sẽ tính toán lại chứ không thể đơn phương quyết định được. Theo tôi muốn tăng thì cũng phải tính toán có lộ trình để các doanh nghiệp không bị bất ngờ”.
Phải ngồi lại thương thảo
Về phía Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt, lý giải về việc tăng giá cước, ông Nguyễn Văn Quyết, Phó tổng giám đốc công ty nói: “Mức tăng cước vận tải hàng hóa đối với mặt hàng apatit lên 17% là mức cộng gộp cả hai đợt. Trước đó, ngày 1/4/2008 tăng 7% và đợt này công ty tính toán tăng thêm 10%. Nếu hiểu chỉ tăng 17% cho đợt này là sai”.
Còn bà Phạm Thị Kim Dung, Phó ban kinh doanh vận tải cho rằng, việc áp dụng tăng lần này là 10% chỉ áp dụng cho các tuyến phía Tây, còn các tuyến khác chỉ tăng 5%. Vì vậy, con số tăng 17% chỉ đúng khi tính gộp cả hai đợt và chỉ áp dụng cho các tuyến phía Tây. Mức tăng đó cũng chỉ đúng với các mặt hàng bán lẻ bình thường. “Riêng với apatit, Tổng công ty có chủ trương giao cho công ty vận tải thương thảo vì đây là những chủ hàng lớn và thường xuyên. Có tăng đi chăng nữa cũng phải có sự họp bàn của hai bên”, bà Dung nói.
Tuy nhiên, lý giải của phía Vận tải Hàng hóa đường sắt vấp phải nhiều phản đối của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất phân bón. Ông Phạm Mạnh Ninh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình cho biết, tăng là tất yếu nhưng mức tăng giá trên là quá cao và mang tính áp đặt.
Vì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu trước khi tăng phải thực hiện thương thảo, tuy nhiên, cả hai lần tăng trước đơn vị vận chuyển chỉ thông báo văn bản áp dụng ngay mức cước mới và ngày thực hiện. Lần này, đến ngày 4/8 công ty mới nhận được văn bản thông báo chứ chưa nói gì đến thương thảo giá cước.
Trước việc làm đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Tuyên, Trưởng ban Kinh doanh vận tải cho biết: “Việc phụ thu nhiên liệu, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quy định khi tăng cước vận tải thì phải thương thảo với khách hàng tăng mức phụ thu. Nhưng Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt không thương thảo mà chỉ thông báo bằng văn bản nên Tổng công ty đã phải ban hành ngay văn bản hủy bỏ văn bản của Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt”.
Theo đó, Văn bản số 1167/ĐS-KDVT, ngày 5/8 hủy bỏ Văn bản số 991/CTH-KH&KDVT của công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt nêu rõ: Việc công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt qui định mức thu phụ tăng nhiên liệu đối với cước vận chuyển apatit phục vụ sản xuất phân bón trong nước kể từ ngày 05/2008 trong khi chưa thương thảo với khách hàng là chưa đúng với tinh thần Văn bản số 1605/ĐS-KDVT ngày 25/7 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Kể từ ngày 5/8, mức phụ thu tăng nhiêu liệu đối với apatit vẫn thực hiện như qui định cũ tại Văn bản số 323/ĐS-KDVT ngày 4/3/2008 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trong những ngày tới Công ty Vận tải Hàng hóa đường sắt phải ngồi lại thương thảo với khách hàng apatit trên tinh thần chia sẻ khó khăn, lợi nhuận, nếu có vướng mắc thì xin ý kiến chỉ đạo Tổng công ty. Mức thu chỉ áp dụng khi hai bên đã thống nhất với nhau.
Xung quanh sự vụ này, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng giá cước vận tải hàng hóa khi giá xăng dầu tăng cao là tất yếu với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nhưng cần tôn trọng khách hàng, không nên tự ý tăng giá một cách bất ngờ như vậy. Muốn tăng giá cần phải thương thảo sòng phẳng trên tinh thần chia sẻ khó khăn, lợi nhuận để đưa ra mức tăng cho hợp lý.