Đề xuất xây tổ hợp tại ga Hà Nội: Giới chuyên gia nói gì?
Chuyên gia cho rằng, nếu xây dựng công trình cao từ 40 - 70 tầng tại ga Hà Nôi sẽ làm cho tình trạng tắc nghẽn hạ tầng, giao thông tại đây trở nên nghiêm trọng hơn
“Tôi cho rằng, khu vực ga Hà Nội không cần một trung tâm tài chính, thương mại, nghỉ dưỡng vì trung tâm tài chính đã được xác định ở vị trí khác. Nếu xây một tổ hợp cao tầng tại đây sẽ gây ra sự đột biến về không gian của Hà Nội ở nội đô lịch sử, làm gia tăng dân số, tăng áp lực giao thông trong khu vực”.
Đó là quan điểm của KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Hà Nội - Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố khi nói về đề xuất của thành phố xây một tổ hợp thương mại, dịch vụ, tài chính, giao thông tại địa điểm ga Hà Nội, đang được dư luận quan tâm.
Theo ông Nghiêm, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về hạn chế nhà cao tầng khu vực nội đô, đầu năm 2016 Hà Nội đã ban hàn Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử.
Theo đó, xung quanh ga Hà Nội là khu vực điểm nhấn đô thị nên khi nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng phải thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch thành phố, đảm bảo các điều kiện phù hợp với quy hoạch phân khu ga Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ.
Quy chế nêu rõ khu vực này được xây dựng tối đa 18 tầng, tương đương 65m. Đồng thời, các công trình cao phải đảm bảo giảm mật độ xây dựng, tạo không gian thoáng, thông tầng tại các tầng đế, kết nối không gian công cộng với không gian khu vực ga Hà Nội.
Cũng theo quy chế này, với phố Lê Duẩn đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến Khâm Thiên được xây dựng tối đa 9 tầng, tương đương 32m với điều kiện phía Tây tuyến đường đảm bảo phù hợp cảnh quan khu vực, nghiên cứu bảo tồn công trình ga Hà Nội.
Ông nhấn mạnh, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử là thể hiện mong muốn, ý chí của thành phố Hà Nội trước áp lực hàng loạt công trình cao tầng được xây dựng. Bản thân quy định này cũng căn cứ từ quy hoạch chung và Luật Thủ đô.
Do đó, thành phố phải tôn trọng những điều đã đặt ra trong quy chế.
Đồng quan điểm trên, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng TS Phạm Sỹ Liêm nhìn nhận, sẽ rất khó để thành phố có một khu vực xây dựng lại ga Hà Nội to lớn như trong quy hoạch.
Bởi các con đường sẽ chiếm gần hết diện tích, đất để xây dựng nhà cao tầng vẫn có nhưng rất ít. Để có gần 100 ha xây dựng như trong quy hoạch, thành phố chắc chắn sẽ phải di dân, giải phóng mặt bằng tại khu vực này, thậm chí là lấp hồ Linh Quang phía sau lưng ga Hà Nội để lấy đất xây dưng.
“Tôi cho rằng, di dân tại khu vực ga Hà Nội chẳng khác nào đụng phải tổ ong, khi mà người dân nơi đây đang sinh sống bình yên tại một khu vực lịch sử lâu đời của Hà Nội, không dễ gì họ chấp nhận thay đổi. Còn lấp hồ Linh Quang là tai vạ. Bài học của thành phố từ xưa đến nay trong việc lấp hồ để xây nhà rất nhiều, thành phố cần cân nhắc kỹ”, ông Liêm nói.
Mặt khác, TS Liêm cho rằng, khu vực ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trong nội đô như Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng.
Tuy nhiên, hiện khu vực này đang bị ùn tắc, nếu xây dựng công trình cao từ 40 - 70 tầng sẽ càng làm tình trạng tắc nghẽn tại đây trở nên nghiêm trọng hơn.
“Rất nhiều khu vực bất động sản của Hà Nội đang phát triển sôi động như Mỹ Đình, Tây Hồ Tây, Đại Lộ Nhật Tân – Nội Bài... tại sao thành phố không đưa nhà cao tầng vào đó mà xây dựng. Với các nhà đầu tư, ai cũng muốn vào khu vực ga Hà Nội vì xây nhà ở đây không phải đầu tư nhiều vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉ bán nhà là thu tiền. Do đó, đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội là lợi ích nhóm chứ không phải vì sự phát triển chung của Thủ đô”, ông Liêm nêu quan điểm.
Trả lời báo chí về đề xuất trên, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh, cho hay quy hoạch này do Sở chủ trì lập, đơn vị tư vấn quốc tế là công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltđ (NSC) của Nhật. Đồ án được thực hiện theo mô hình hiện đại các nước phát triển xây dựng trong thành phố.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận đây là khu vực hạn chế chiều cao công trình theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt từ 2011. Do đó, để được duyệt hay không thì Thủ tướng sẽ là người quyết định, thành phố chỉ đề xuất lên theo chủ trương của mình.
Đó là quan điểm của KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Hà Nội - Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố khi nói về đề xuất của thành phố xây một tổ hợp thương mại, dịch vụ, tài chính, giao thông tại địa điểm ga Hà Nội, đang được dư luận quan tâm.
Theo ông Nghiêm, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về hạn chế nhà cao tầng khu vực nội đô, đầu năm 2016 Hà Nội đã ban hàn Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử.
Theo đó, xung quanh ga Hà Nội là khu vực điểm nhấn đô thị nên khi nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng phải thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch thành phố, đảm bảo các điều kiện phù hợp với quy hoạch phân khu ga Hà Nội, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ.
Quy chế nêu rõ khu vực này được xây dựng tối đa 18 tầng, tương đương 65m. Đồng thời, các công trình cao phải đảm bảo giảm mật độ xây dựng, tạo không gian thoáng, thông tầng tại các tầng đế, kết nối không gian công cộng với không gian khu vực ga Hà Nội.
Cũng theo quy chế này, với phố Lê Duẩn đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến Khâm Thiên được xây dựng tối đa 9 tầng, tương đương 32m với điều kiện phía Tây tuyến đường đảm bảo phù hợp cảnh quan khu vực, nghiên cứu bảo tồn công trình ga Hà Nội.
Ông nhấn mạnh, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử là thể hiện mong muốn, ý chí của thành phố Hà Nội trước áp lực hàng loạt công trình cao tầng được xây dựng. Bản thân quy định này cũng căn cứ từ quy hoạch chung và Luật Thủ đô.
Do đó, thành phố phải tôn trọng những điều đã đặt ra trong quy chế.
Đồng quan điểm trên, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng TS Phạm Sỹ Liêm nhìn nhận, sẽ rất khó để thành phố có một khu vực xây dựng lại ga Hà Nội to lớn như trong quy hoạch.
Bởi các con đường sẽ chiếm gần hết diện tích, đất để xây dựng nhà cao tầng vẫn có nhưng rất ít. Để có gần 100 ha xây dựng như trong quy hoạch, thành phố chắc chắn sẽ phải di dân, giải phóng mặt bằng tại khu vực này, thậm chí là lấp hồ Linh Quang phía sau lưng ga Hà Nội để lấy đất xây dưng.
“Tôi cho rằng, di dân tại khu vực ga Hà Nội chẳng khác nào đụng phải tổ ong, khi mà người dân nơi đây đang sinh sống bình yên tại một khu vực lịch sử lâu đời của Hà Nội, không dễ gì họ chấp nhận thay đổi. Còn lấp hồ Linh Quang là tai vạ. Bài học của thành phố từ xưa đến nay trong việc lấp hồ để xây nhà rất nhiều, thành phố cần cân nhắc kỹ”, ông Liêm nói.
Mặt khác, TS Liêm cho rằng, khu vực ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trong nội đô như Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng.
Tuy nhiên, hiện khu vực này đang bị ùn tắc, nếu xây dựng công trình cao từ 40 - 70 tầng sẽ càng làm tình trạng tắc nghẽn tại đây trở nên nghiêm trọng hơn.
“Rất nhiều khu vực bất động sản của Hà Nội đang phát triển sôi động như Mỹ Đình, Tây Hồ Tây, Đại Lộ Nhật Tân – Nội Bài... tại sao thành phố không đưa nhà cao tầng vào đó mà xây dựng. Với các nhà đầu tư, ai cũng muốn vào khu vực ga Hà Nội vì xây nhà ở đây không phải đầu tư nhiều vào hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉ bán nhà là thu tiền. Do đó, đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội là lợi ích nhóm chứ không phải vì sự phát triển chung của Thủ đô”, ông Liêm nêu quan điểm.
Trả lời báo chí về đề xuất trên, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Lê Vinh, cho hay quy hoạch này do Sở chủ trì lập, đơn vị tư vấn quốc tế là công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltđ (NSC) của Nhật. Đồ án được thực hiện theo mô hình hiện đại các nước phát triển xây dựng trong thành phố.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận đây là khu vực hạn chế chiều cao công trình theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt từ 2011. Do đó, để được duyệt hay không thì Thủ tướng sẽ là người quyết định, thành phố chỉ đề xuất lên theo chủ trương của mình.