Đến lượt dệt may “nhảy” vào chứng khoán
Cổ đông pháp nhân lớn nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Quyền là Tập đoàn Dệt may, chiếm 22% cổ phần
Ngày 12/6, Ủy ban Chứng khoán đã có văn bản chấp thuận nguyên tắc hoạt động cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Gia Quyền, tên giao dịch tiếng Anh là Empower Securities (EPS).
Theo đó, văn bản chấp thuận nguyên tắc nêu rõ Ủy ban sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất và yêu cầu thực hiện phong tỏa vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để cấp giấy phép chính thức cho EPS.
Lãnh đạo EPS cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất hơn 1000m2 sàn, với 4 tầng lầu kể cả tầng trệt của cao ốc văn phòng Central Garden, 225 Bến Chương Dương, quận 1, Tp.HCM. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của EPS do IBM trang bị.
Được biết, cổ đông pháp nhân lớn nhất của EPS là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), chiếm 22% cổ phần. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may và cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của EPS nói: “EPS khi ra đời ngoài việc tham gia hoạt động vào thị trường chứng khoán, còn nhằm hỗ trợ Tập đoàn Dệt may về lãnh vực cổ phần hóa, tái cấu trúc hoặc tư vấn chiến lược các công ty thành viên, huy động vốn cho tập đoàn với nhiều hình thức khác nhau, kể cả việc phát hành trái phiếu để mở rộng quy mô kinh doanh”.
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Tổng giám đốc EPS, công ty sẽ phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tư.
Theo đó, văn bản chấp thuận nguyên tắc nêu rõ Ủy ban sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất và yêu cầu thực hiện phong tỏa vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để cấp giấy phép chính thức cho EPS.
Lãnh đạo EPS cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất hơn 1000m2 sàn, với 4 tầng lầu kể cả tầng trệt của cao ốc văn phòng Central Garden, 225 Bến Chương Dương, quận 1, Tp.HCM. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của EPS do IBM trang bị.
Được biết, cổ đông pháp nhân lớn nhất của EPS là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), chiếm 22% cổ phần. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may và cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của EPS nói: “EPS khi ra đời ngoài việc tham gia hoạt động vào thị trường chứng khoán, còn nhằm hỗ trợ Tập đoàn Dệt may về lãnh vực cổ phần hóa, tái cấu trúc hoặc tư vấn chiến lược các công ty thành viên, huy động vốn cho tập đoàn với nhiều hình thức khác nhau, kể cả việc phát hành trái phiếu để mở rộng quy mô kinh doanh”.
Theo ông Nguyễn Hữu Nam, Tổng giám đốc EPS, công ty sẽ phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tư.