Đến lượt vùng Vịnh “nếm đòn” khủng hoảng tài chính
Nhiều dầu lửa, dồi dào USD, nhưng vùng Vịnh vẫn không thể tránh khỏi những đòn hiểm hóc của khủng hoảng tài chính
Nhiều dầu lửa, dồi dào USD nhưng các quốc gia vùng Vịnh vẫn không thể tránh khỏi những đòn tấn công hiểm hóc của khủng hoảng tài chính.
Bằng chứng mới nhất: Chủ nhật tuần vừa rồi, Chính phủ Kuwait đã phải ra tay cứu ngân hàng thương mại lớn thứ hai ở nước này thoát khỏi sự đổ vỡ và tìm cách bảo vệ người gửi tiền tiết kiệm.
Ngày Chủ nhật “đen tối” này đã được giới quan sát coi là một điềm báo đáng sợ cho những gì sắp diễn ra ở vùng Vịnh - khu vực trước đó vẫn được xem là sẽ chẳng hề hấn gì với khủng hoảng tài chính.
Vùng Vịnh không “miễn nhiễm”
Hôm Chủ nhật vừa qua, Ngân hàng Trung ương Kuwait đã ra quyết định ngừng giao dịch cổ phiếu của ngân hàng Gulf Bank do những khoản thua lỗ lớn liên quan tới các nghiệp vụ phái sinh đã gây ra một loạt những cú sốc mạnh khắp các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực. Các chỉ số chứng khoán chính đồng loạt mất điểm với tỷ lệ từ 3,5 - 9%.
May mắn thay, sau đó, tình hình bình ổn dần trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Kuwait tuyên bố đang cân nhắc các biện pháp bảo hiểm tiền gửi trên phạm vi rộng.
Những diễn biến này trái ngược hoàn toàn với thông điệp mà các bộ trưởng bộ tài chính các nước vùng Vịnh đưa ra chỉ một ngày trước đó. Trong cuộc họp khẩn diễn ra vào ngày thứ Bảy, sáu vị bộ trưởng Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đã lên tiếng ca ngợi những quy định pháp lý mà họ cho rằng đã giúp cách ly khu vực khỏi khủng hoảng tài chính.
Những diễn biến trên đã cho thấy không ít vấn đề mà các quốc gia với nguồn tài nguyên dầu lửa khổng lồ này có thể phải đối mặt ngay giữa lúc họ nỗ lực duy trì những khoản đầu tư khổng lồ và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh giá dầu trượt dốc và tương lai của ngành ngân hàng trở nên bấp bênh. Đặc biệt, sự phát triển mạnh như vũ bão của các tòa nhà sang trọng cao chọc trời ở các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đang xuất hiện dấu hiệu gặp khó.
“Việc ngừng giao dịch cổ phiếu của Gulf Bank đã khiến thị trường chứng khoán Kuwait rơi vào trạng thái hoảng loạn, vì trước đó, Chính phủ vẫn tuyên bố các ngân hàng của nước này an toàn trước những khoản thua lỗ trên thị trường tài chính toàn cầu”, ông Ahmed al-Fadhli, một nhà đầu tư chứng khoán Kuwait, nhận định.
Cả Chính phủ Kuwait và Gulf Bank đều không công bố quy mô của khoản thua lỗ mà ngân hàng này phải gánh. Tuy nhiên, Ibrahim Dabdoub, CEO của Ngân hàng Quốc gia Kuwait cho rằng, khoản lỗ này lên tới 200 triệu Dinar, tương đương 742 triệu USD.
Lắm rủi ro
Tới thời điểm hiện nay, các nước Vùng Vịnh vẫn khẳng định họ được cách ly khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một phần nhờ vào việc họ có nguồn ngoại tệ khổng lồ thu về từ việc xuất khẩu dầu lửa trong suốt những năm giá dầu cao ngất ngưởng.
Các nhà phân tích cho rằng, lượng tiền khổng lồ từ xuất khẩu dầu lửa sẽ là tấm đệm giúp các nước vùng Vịnh thoát khỏi những ảnh hưởng ngắn hạn của cuộc khủng hoảng tín dụng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, tăng trưởng GDP của nhiều nước ở vùng Vịnh vẫn có thể trên mức 6% bình quân của khu vực.
Tuy nhiên, do phần lớn các ngân hàng ở vùng Vịnh là các ngân hàng tư nhân, do đó, việc biết được họ dính líu tới những khoản đầu tư rủi ro nhiều tới mức nào là việc hết sức khó khăn.
Dấu hỏi này đã khiến các nhà đầu tư lo ngại, đẩy giá cổ phiếu ở khu vực sụt mạnh. Sở Giao dịch Chứng khoán Saudi - sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở vùng Vịnh - đã sụt giảm 8,7% trong ngày thứ Bảy tuần trước và hiện đã giảm hơn 50% so với hồi đầu năm.
Theo một số tài liệu của hội nghị này mà báo giới thu thập được từ Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, các quan chức của cơ quan này cho rằng, những nỗi lo ngại thiếu cơ sở có thể dẫn tới việc rút vốn ồ ạt ra khỏi các ngân hàng ở khu vực. Đặc biệt, họ cũng lo ngại về việc các nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn ra khỏi vùng Vịnh do tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển giảm tốc.
Giai đoạn phát triển bùng nổ của ngành xây dựng, địa ốc ở vùng Vịnh - lĩnh vực vốn góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của khu vực - có thể sẽ chịu tác động mạnh từ khủng hoảng, khiến các “siêu dự án” của khu vực chậm tiến độ. Báo chí ở Abu Dhabi cho biết, các công ty môi giới địa ốc ở khu vực này đã nhận thấy sự xuống giá của các dự án bất động sản chưa xây.
Trước đây, việc đầu tư vào các dự án bất động sản còn trên giấy ở vùng Vịnh rất phát triển. Các nhà đầu cơ luôn giành giật những dự án mà họ cho là có giá rẻ để rồi bán lại nhằm thu lời nhanh. Nhưng hoạt động này đang “chết yểu” do dòng tín dụng dễ dãi dần biến mất và các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi khu vực.
Các biện pháp “chữa cháy”
Nhìn chung, các nước vùng Vịnh đã giải quyết khủng hoảng theo những cách khác nhau. Một số nước bơm hàng tỷ USD vào hệ thống tài chính, một số khác thì cắt giảm lãi suất hoặc bảo đảm tiền gửi cho người dân.
Theo lệnh của nhà vua Abdullah, Chủ nhật vừa rồi, Chính phủ Saudi Arabia đã bơm 10 tỷ Riyal (tương đương 2,7 tỷ USD) tiền gửi vào ngân hàng Saudi Credit Bank để ngân hàng này cho vay không lãi suất đối với người thu nhập thấp ở Saudi.
UAE là một trong những nước vùng Vịnh tích cực nhất trong việc chống tác động của khủng hoảng. Nước này đã bơm tiền vào nền kinh tế và cắt giảm lãi suất theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tuy nhiên, Chính phủ Kuwait lại tỏ ra khá thờ ơ với khủng hoảng và điều này khiến giới đầu tư ở Kuwait bất bình. Bởi thế, thậm chí đã có một vụ kiện nhằm buộc thị trường chứng khoán Kuwait đóng cửa, nhưng bất thành. Chủ nhật vừa rồi, các nhà giao dịch cổ phiếu ở Kuwait tiến hành biểu tình lần thứ hai bên ngoài sàn giao dịch trong vòng chưa đầy một tuần để yêu cầu chính phủ nước này có biện pháp can thiệp vào thị trường.
Giá dầu là vấn đề đặc biệt quan trọng với Kuwait, quốc gia với nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa thấp hơn nhiều so với Saudi Arabia hay UAE. Điều này khiến Gulf Bank của Kuwait trở thành một mối lo lớn của quốc gia nhỏ bé này - nơi 1 triệu công dân được hưởng mạng lưới phúc lợi xã hội rộng khắp.
(Theo AP)
Bằng chứng mới nhất: Chủ nhật tuần vừa rồi, Chính phủ Kuwait đã phải ra tay cứu ngân hàng thương mại lớn thứ hai ở nước này thoát khỏi sự đổ vỡ và tìm cách bảo vệ người gửi tiền tiết kiệm.
Ngày Chủ nhật “đen tối” này đã được giới quan sát coi là một điềm báo đáng sợ cho những gì sắp diễn ra ở vùng Vịnh - khu vực trước đó vẫn được xem là sẽ chẳng hề hấn gì với khủng hoảng tài chính.
Vùng Vịnh không “miễn nhiễm”
Hôm Chủ nhật vừa qua, Ngân hàng Trung ương Kuwait đã ra quyết định ngừng giao dịch cổ phiếu của ngân hàng Gulf Bank do những khoản thua lỗ lớn liên quan tới các nghiệp vụ phái sinh đã gây ra một loạt những cú sốc mạnh khắp các sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực. Các chỉ số chứng khoán chính đồng loạt mất điểm với tỷ lệ từ 3,5 - 9%.
May mắn thay, sau đó, tình hình bình ổn dần trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Kuwait tuyên bố đang cân nhắc các biện pháp bảo hiểm tiền gửi trên phạm vi rộng.
Những diễn biến này trái ngược hoàn toàn với thông điệp mà các bộ trưởng bộ tài chính các nước vùng Vịnh đưa ra chỉ một ngày trước đó. Trong cuộc họp khẩn diễn ra vào ngày thứ Bảy, sáu vị bộ trưởng Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đã lên tiếng ca ngợi những quy định pháp lý mà họ cho rằng đã giúp cách ly khu vực khỏi khủng hoảng tài chính.
Những diễn biến trên đã cho thấy không ít vấn đề mà các quốc gia với nguồn tài nguyên dầu lửa khổng lồ này có thể phải đối mặt ngay giữa lúc họ nỗ lực duy trì những khoản đầu tư khổng lồ và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh giá dầu trượt dốc và tương lai của ngành ngân hàng trở nên bấp bênh. Đặc biệt, sự phát triển mạnh như vũ bão của các tòa nhà sang trọng cao chọc trời ở các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đang xuất hiện dấu hiệu gặp khó.
“Việc ngừng giao dịch cổ phiếu của Gulf Bank đã khiến thị trường chứng khoán Kuwait rơi vào trạng thái hoảng loạn, vì trước đó, Chính phủ vẫn tuyên bố các ngân hàng của nước này an toàn trước những khoản thua lỗ trên thị trường tài chính toàn cầu”, ông Ahmed al-Fadhli, một nhà đầu tư chứng khoán Kuwait, nhận định.
Cả Chính phủ Kuwait và Gulf Bank đều không công bố quy mô của khoản thua lỗ mà ngân hàng này phải gánh. Tuy nhiên, Ibrahim Dabdoub, CEO của Ngân hàng Quốc gia Kuwait cho rằng, khoản lỗ này lên tới 200 triệu Dinar, tương đương 742 triệu USD.
Lắm rủi ro
Tới thời điểm hiện nay, các nước Vùng Vịnh vẫn khẳng định họ được cách ly khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một phần nhờ vào việc họ có nguồn ngoại tệ khổng lồ thu về từ việc xuất khẩu dầu lửa trong suốt những năm giá dầu cao ngất ngưởng.
Các nhà phân tích cho rằng, lượng tiền khổng lồ từ xuất khẩu dầu lửa sẽ là tấm đệm giúp các nước vùng Vịnh thoát khỏi những ảnh hưởng ngắn hạn của cuộc khủng hoảng tín dụng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, tăng trưởng GDP của nhiều nước ở vùng Vịnh vẫn có thể trên mức 6% bình quân của khu vực.
Tuy nhiên, do phần lớn các ngân hàng ở vùng Vịnh là các ngân hàng tư nhân, do đó, việc biết được họ dính líu tới những khoản đầu tư rủi ro nhiều tới mức nào là việc hết sức khó khăn.
Dấu hỏi này đã khiến các nhà đầu tư lo ngại, đẩy giá cổ phiếu ở khu vực sụt mạnh. Sở Giao dịch Chứng khoán Saudi - sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở vùng Vịnh - đã sụt giảm 8,7% trong ngày thứ Bảy tuần trước và hiện đã giảm hơn 50% so với hồi đầu năm.
Theo một số tài liệu của hội nghị này mà báo giới thu thập được từ Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, các quan chức của cơ quan này cho rằng, những nỗi lo ngại thiếu cơ sở có thể dẫn tới việc rút vốn ồ ạt ra khỏi các ngân hàng ở khu vực. Đặc biệt, họ cũng lo ngại về việc các nhà đầu tư nước ngoài có thể rút vốn ra khỏi vùng Vịnh do tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển giảm tốc.
Giai đoạn phát triển bùng nổ của ngành xây dựng, địa ốc ở vùng Vịnh - lĩnh vực vốn góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của khu vực - có thể sẽ chịu tác động mạnh từ khủng hoảng, khiến các “siêu dự án” của khu vực chậm tiến độ. Báo chí ở Abu Dhabi cho biết, các công ty môi giới địa ốc ở khu vực này đã nhận thấy sự xuống giá của các dự án bất động sản chưa xây.
Trước đây, việc đầu tư vào các dự án bất động sản còn trên giấy ở vùng Vịnh rất phát triển. Các nhà đầu cơ luôn giành giật những dự án mà họ cho là có giá rẻ để rồi bán lại nhằm thu lời nhanh. Nhưng hoạt động này đang “chết yểu” do dòng tín dụng dễ dãi dần biến mất và các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi khu vực.
Các biện pháp “chữa cháy”
Nhìn chung, các nước vùng Vịnh đã giải quyết khủng hoảng theo những cách khác nhau. Một số nước bơm hàng tỷ USD vào hệ thống tài chính, một số khác thì cắt giảm lãi suất hoặc bảo đảm tiền gửi cho người dân.
Theo lệnh của nhà vua Abdullah, Chủ nhật vừa rồi, Chính phủ Saudi Arabia đã bơm 10 tỷ Riyal (tương đương 2,7 tỷ USD) tiền gửi vào ngân hàng Saudi Credit Bank để ngân hàng này cho vay không lãi suất đối với người thu nhập thấp ở Saudi.
UAE là một trong những nước vùng Vịnh tích cực nhất trong việc chống tác động của khủng hoảng. Nước này đã bơm tiền vào nền kinh tế và cắt giảm lãi suất theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tuy nhiên, Chính phủ Kuwait lại tỏ ra khá thờ ơ với khủng hoảng và điều này khiến giới đầu tư ở Kuwait bất bình. Bởi thế, thậm chí đã có một vụ kiện nhằm buộc thị trường chứng khoán Kuwait đóng cửa, nhưng bất thành. Chủ nhật vừa rồi, các nhà giao dịch cổ phiếu ở Kuwait tiến hành biểu tình lần thứ hai bên ngoài sàn giao dịch trong vòng chưa đầy một tuần để yêu cầu chính phủ nước này có biện pháp can thiệp vào thị trường.
Giá dầu là vấn đề đặc biệt quan trọng với Kuwait, quốc gia với nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa thấp hơn nhiều so với Saudi Arabia hay UAE. Điều này khiến Gulf Bank của Kuwait trở thành một mối lo lớn của quốc gia nhỏ bé này - nơi 1 triệu công dân được hưởng mạng lưới phúc lợi xã hội rộng khắp.
(Theo AP)