Đĩa CD và nguy cơ “về hưu” tuổi 25
Cách đây đúng 25 năm, một loạt những chiếc đĩa có cỡ bằng lòng bàn tay và màu sắc lấp lánh như cầu vồng đã chào đời
Ngày 17/8/1982, tức là cách đây đúng 25 năm, một loạt những chiếc đĩa có cỡ bằng lòng bàn tay và màu sắc lấp lánh như cầu vồng, chào đời từ một dây chuyền sản xuất đặt tại ngoại vi thành phố Hannover của nước Đức.
Là một điều kỳ diệu của kỹ thuật khi đó nhưng đã quá phổ biến trên thế giới ngày nay, chiếc đĩa CD ngày nào giờ đây đã 25 năm tuổi. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của những chiếc iPods và máy nghe nhạc MP3, tương lai của đĩa CD xem chừng thật bấp bênh.
Royal Philips Electronics, công ty hợp tác với hãng Sony để phát triển đĩa CD, những chiếc đĩa CD đầu tiên đó ghi bản giao hưởng Alpine của Strauss và nếu được chạy vào thời điểm hiện nay, chúng vẫn cho chất lượng âm thanh sắc nét như ngày đầu.
Ngày đó, dự án đưa âm thanh kỹ thuật số đến với đại chúng là một nỗ lực kỹ thuật đầy rủi ro, Pieter Krammer, người đứng đầu nhóm nghiên cứu quang học tại các phòng thí nghiệm của Philips ở Hà Lan vào thập niên 1970 cho biết. Trong một cuộc phỏng vấn diễn tại tại bảo tàng công ty Philips ở Eindhoven, ông nói: “Khi chúng tôi mới bắt đầu, tất cả mới chỉ là con số 0.”
Khi đó, những con chip bán dẫn cần thiết cho các đầu đĩa CD phải là loại chip tiên tiến nhất từng được sử dụng cho một sản phẩm tiêu dùng. Còn những mắt lazer dùng để “đọc” những chiếc đĩa này vẫn còn nằm trên bản vẽ khi Sony và Philips cùng hợp sức lại để phát triển đĩa CD vào năm 1979.
Vào năm 1980, nhóm nghiên cứu đã xuất bản cuốn Sách Đỏ về các tiêu chuẩn đầu tiên của đĩa CD. Cuốn sách này cũng chỉ rõ những bằng sáng chế nào do Philips nắm giữ, những bằng sáng chế nào do Sony nắm giữ. Theo đó, Philips là công ty phát triển phần chủ yếu của đĩa CD và công nghệ laser, còn Sony đóng góp công nghệ mã hóa kỹ thuật số cho phép tua lại đĩa mà không bị vấp.
Việc được đưa vào sản xuất hàng loạt tại Đức là một cột mốc lớn cho đĩa CD. Hai tuần sau đó, Philips và Sony đã tuyên bố sản phẩm của họ đã sẵn sàng để được tung ra thị trường. Mùa thu năm đó, hai hãng này bắt đầu bán đầu đĩa CD. Mùa xuân năm sau, họ đã tiến vào thị trường Mỹ. Sony bán chiếc đầu đĩa CD đầu tiên tại Nhật Bản vào ngày 1/10/1982. Đó là album đầu tiên của đài CBS – album “52nd Street” do ca sỹ Billy Joel thể hiện.
Thiết kế của chiếc đĩa CD lấy cảm hứng từ những chiếc đĩa hát làm bằng nhựa vinyl. Cũng giống như những rãnh nhỏ trên đĩa hát, trên những chiếc CD có khắc những đường rãnh xoắn ốc nhỏ xíu mà mắt lazer - tương đương với chiếc đầu kim trên chiếc máy hát – có thể quét qua được. Ánh sáng phản chiếu được mã hóa thành hàng triệu những con số 0 và số 1 - một file kỹ thuật số. Vì những đường rãnh này được nhựa che phủ và ánh sáng lazer không bao giờ làm chúng bị hỏng nên chất lượng âm thanh không bao giờ thay đổi.
Có nhiều chuyện thực hư xung quanh chuyện kích thước của chiếc CD. Một vài người cho rằng, chiếc đĩa CD có kích thước của miếng lót dưới cốc bia ở Hà Lan. Những người khác lại cho rằng, một nhạc trưởng nổi tiếng hay một quan chức của hãng Sony muốn chiếc đĩa có đủ độ lớn cho Bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
Tuy nhiên, Kramer, kỹ sư đã về hưu của hãng Philips, cho biết, quyết định về kích thước của chiếc đĩa được đưa ra sau những cuộc thảo luận dài xem dung lượng thời gian của đĩa bao nhiêu là phù hợp nhất.
Thị trường hưởng ứng mạnh mẽ những sản phẩm mới này. Sony bán được nhiều đầu đĩa hơn, đặc biệt sau khi series máy nghe đĩa Walkman của hãng được tung ra thị trường vào năm 1984. Tuy nhiên, Philips lại thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán đĩa CD nhờ quyền sở hữu đối với công ty sản xuất địa nhạc Polygram, hiện giờ đã trở thành một bộ phận của tập đoàn giải trí Universal Music.
Chính sản phẩm đầu đĩa đã giúp Philips giữ vị trí hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất châu Âu cho tới khi bị Nokia tiếm ngôi vào cuối thập niên 1990. Những khoản tiền bản quyền thu về từ việc cấp phép đã giúp công ty vượt qua được những thời kỳ khó khăn.
“Bản thân đĩa CD đã là một sản phẩm dễ tiếp thị,” Lucas Covers, người đứng đầu bộ phận marketing hàng điện tử tiêu dùng của Philips cho biết.
Ngoài chất lượng âm thanh, những chiếc đĩa CD trông giống như một món trang sức, nếu so với những chiếc đĩa hát trước kia. Tới năm 1986, lượng đầu đĩa CD được bán ra đã vượt máy hát và tới năm 1988, số lượng đĩa CD được tiêu thụ cũng đã vượt đĩa hát. “Đó là một sự chuyển biến cực lớn diễn ra trên toàn bộ thị trường,” Covers nói.
Hiện nay, có thể đĩa CD đang phải chứng kiến những ngày tháng cuối cùng của nó. Theo Kramer, người kỹ sư nghỉ hưu của hãng Philips, đĩa CD sẽ bị máy nghe MP3 và những vật dụng nhỏ bé khác trong túi của các cô bé, cậu bé thay thế. Nhưng ông cảm thấy mãn nguyện vì đĩa CD đã ở trên đỉnh cao trong một thời gian dài và biết rằng, ông đã góp một phần nhỏ trong việc sáng tạo ra nó.
(Theo IHT)
Là một điều kỳ diệu của kỹ thuật khi đó nhưng đã quá phổ biến trên thế giới ngày nay, chiếc đĩa CD ngày nào giờ đây đã 25 năm tuổi. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên của những chiếc iPods và máy nghe nhạc MP3, tương lai của đĩa CD xem chừng thật bấp bênh.
Royal Philips Electronics, công ty hợp tác với hãng Sony để phát triển đĩa CD, những chiếc đĩa CD đầu tiên đó ghi bản giao hưởng Alpine của Strauss và nếu được chạy vào thời điểm hiện nay, chúng vẫn cho chất lượng âm thanh sắc nét như ngày đầu.
Ngày đó, dự án đưa âm thanh kỹ thuật số đến với đại chúng là một nỗ lực kỹ thuật đầy rủi ro, Pieter Krammer, người đứng đầu nhóm nghiên cứu quang học tại các phòng thí nghiệm của Philips ở Hà Lan vào thập niên 1970 cho biết. Trong một cuộc phỏng vấn diễn tại tại bảo tàng công ty Philips ở Eindhoven, ông nói: “Khi chúng tôi mới bắt đầu, tất cả mới chỉ là con số 0.”
Khi đó, những con chip bán dẫn cần thiết cho các đầu đĩa CD phải là loại chip tiên tiến nhất từng được sử dụng cho một sản phẩm tiêu dùng. Còn những mắt lazer dùng để “đọc” những chiếc đĩa này vẫn còn nằm trên bản vẽ khi Sony và Philips cùng hợp sức lại để phát triển đĩa CD vào năm 1979.
Vào năm 1980, nhóm nghiên cứu đã xuất bản cuốn Sách Đỏ về các tiêu chuẩn đầu tiên của đĩa CD. Cuốn sách này cũng chỉ rõ những bằng sáng chế nào do Philips nắm giữ, những bằng sáng chế nào do Sony nắm giữ. Theo đó, Philips là công ty phát triển phần chủ yếu của đĩa CD và công nghệ laser, còn Sony đóng góp công nghệ mã hóa kỹ thuật số cho phép tua lại đĩa mà không bị vấp.
Việc được đưa vào sản xuất hàng loạt tại Đức là một cột mốc lớn cho đĩa CD. Hai tuần sau đó, Philips và Sony đã tuyên bố sản phẩm của họ đã sẵn sàng để được tung ra thị trường. Mùa thu năm đó, hai hãng này bắt đầu bán đầu đĩa CD. Mùa xuân năm sau, họ đã tiến vào thị trường Mỹ. Sony bán chiếc đầu đĩa CD đầu tiên tại Nhật Bản vào ngày 1/10/1982. Đó là album đầu tiên của đài CBS – album “52nd Street” do ca sỹ Billy Joel thể hiện.
Thiết kế của chiếc đĩa CD lấy cảm hứng từ những chiếc đĩa hát làm bằng nhựa vinyl. Cũng giống như những rãnh nhỏ trên đĩa hát, trên những chiếc CD có khắc những đường rãnh xoắn ốc nhỏ xíu mà mắt lazer - tương đương với chiếc đầu kim trên chiếc máy hát – có thể quét qua được. Ánh sáng phản chiếu được mã hóa thành hàng triệu những con số 0 và số 1 - một file kỹ thuật số. Vì những đường rãnh này được nhựa che phủ và ánh sáng lazer không bao giờ làm chúng bị hỏng nên chất lượng âm thanh không bao giờ thay đổi.
Có nhiều chuyện thực hư xung quanh chuyện kích thước của chiếc CD. Một vài người cho rằng, chiếc đĩa CD có kích thước của miếng lót dưới cốc bia ở Hà Lan. Những người khác lại cho rằng, một nhạc trưởng nổi tiếng hay một quan chức của hãng Sony muốn chiếc đĩa có đủ độ lớn cho Bản giao hưởng số 9 của Beethoven.
Tuy nhiên, Kramer, kỹ sư đã về hưu của hãng Philips, cho biết, quyết định về kích thước của chiếc đĩa được đưa ra sau những cuộc thảo luận dài xem dung lượng thời gian của đĩa bao nhiêu là phù hợp nhất.
Thị trường hưởng ứng mạnh mẽ những sản phẩm mới này. Sony bán được nhiều đầu đĩa hơn, đặc biệt sau khi series máy nghe đĩa Walkman của hãng được tung ra thị trường vào năm 1984. Tuy nhiên, Philips lại thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc bán đĩa CD nhờ quyền sở hữu đối với công ty sản xuất địa nhạc Polygram, hiện giờ đã trở thành một bộ phận của tập đoàn giải trí Universal Music.
Chính sản phẩm đầu đĩa đã giúp Philips giữ vị trí hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất châu Âu cho tới khi bị Nokia tiếm ngôi vào cuối thập niên 1990. Những khoản tiền bản quyền thu về từ việc cấp phép đã giúp công ty vượt qua được những thời kỳ khó khăn.
“Bản thân đĩa CD đã là một sản phẩm dễ tiếp thị,” Lucas Covers, người đứng đầu bộ phận marketing hàng điện tử tiêu dùng của Philips cho biết.
Ngoài chất lượng âm thanh, những chiếc đĩa CD trông giống như một món trang sức, nếu so với những chiếc đĩa hát trước kia. Tới năm 1986, lượng đầu đĩa CD được bán ra đã vượt máy hát và tới năm 1988, số lượng đĩa CD được tiêu thụ cũng đã vượt đĩa hát. “Đó là một sự chuyển biến cực lớn diễn ra trên toàn bộ thị trường,” Covers nói.
Hiện nay, có thể đĩa CD đang phải chứng kiến những ngày tháng cuối cùng của nó. Theo Kramer, người kỹ sư nghỉ hưu của hãng Philips, đĩa CD sẽ bị máy nghe MP3 và những vật dụng nhỏ bé khác trong túi của các cô bé, cậu bé thay thế. Nhưng ông cảm thấy mãn nguyện vì đĩa CD đã ở trên đỉnh cao trong một thời gian dài và biết rằng, ông đã góp một phần nhỏ trong việc sáng tạo ra nó.
(Theo IHT)