Điểm nhấn xuất khẩu của khối FDI
Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, một đặc điểm nổi bật là xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nếu năm 1989 mới chiếm 1/10, thì từ năm 2003 đã vượt qua tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước lên chiếm trên một nửa, đến 6 tháng đầu năm 2013 đã vượt lên chiếm 2/3, tức là cao gấp đôi tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước.
Đạt được sự tăng lên của tỷ trọng trên là do tốc độ tăng của khu vực FDI rất cao. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 2012 đã lớn gấp 3.706,4 lần năm 1990, bình quân 1 năm tăng trên 45,3%, cao hơn nhiều các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (47,7 lần và 19,2%/năm), càng cao hơn các con số tương ứng của kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (21,8 lần và 15%/năm).
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng của khu vực FDI đạt 23,8%, cao hơn tốc độ tăng chung (15,1%) và cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước (1,1%).
Khu vực FDI xuất khẩu có tốc độ tăng cao hơn, có quy mô kim ngạch lớn hơn các con số tương ứng của khu vực kinh tế trong nước, nên khu vực FDI đã xuất siêu khá và tăng lên so với cùng kỳ năm trước, góp phần hạn chế nhập siêu của cả nước (theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm cả nước nhập siêu 933,1 triệu USD, khu vực FDI xuất siêu hơn 5,7 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu trên 6,6 tỷ USD).
Trong các mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI, đáng chú ý có một số mặt hàng sau đây.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng tuy mới xuất hiện trong vài ba năm gần đây nhưng đã tăng lên nhanh và đến 6 tháng đầu năm nay đã vượt qua tất cả mặt hàng khác, lên đứng thứ nhất của khu vực FDI và của cả nước với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 9,98 tỷ USD, tăng tới 98,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mặt hàng có kỹ thuật-công nghệ cao, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới kỹ thuật-công nghệ-mục tiêu có tầm quan trọng nhất của việc thu hút FDI.
Đây cũng là mặt hàng góp phần đưa Bắc Ninh và đầu năm nay là Thái Nguyên thu hút một lượng lớn vốn FDI, góp phần làm cho Bắc Ninh 6 tháng 2013 đã vượt lên trở thành địa phương có kim ngạch xuất khẩu gần 11,3 tỷ USD, lớn thứ hai cả nước (chỉ sau Tp.HCM).
Xuất siêu của mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm nay khá lớn, lên đến 6,21 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu của cả nước.
Dệt may có kim ngạch lớn thứ 2 của khu vực FDI. Dù tỷ trọng không cao hơn tỷ trọng chung, nhưng kim ngạch của mặt hàng đã chiếm tới 60,1% tổng kim ngạch dệt may của cả nước, nhằm khai thác lợi thế giá nhân công còn rẻ của Việt Nam. Mặc dù khu vực FDI vẫn còn phải nhập khẩu các mặt hàng để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước (khoảng 4,4 tỷ USD) nhưng mặt hàng này vẫn xuất siêu.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba của khu vực FDI, đây là mặt hàng có kỹ thuật-công nghệ cao. Tuy nhiên, nhập siêu mặt hàng này của khu vực FDI tới 4,15 tỷ USD. Điều đó một mặt chứng tỏ khu vực này không chỉ nhập khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu mà còn nhập khẩu tiêu dùng.
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện quy mô xuất khẩu tuy không lớn nhưng lại là mặt hàng có kỹ thuật-công nghệ cao, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI. Đối với mặt hàng này khu vực FDI không nhập siêu, nhưng 6 tháng cả nước vẫn nhập siêu trên 114 triệu USD; điều đó cũng đồng nghĩa với việc đầu ra trong nước đối với mặt hàng này của khu vực FDI còn dư địa.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng của khu vực FDI đứng thứ 6 và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Đây là mặt hàng mà khu vực FDI còn nhập siêu 2,64 tỷ USD.
Đây là điều bình thường do đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn và yêu cầu đổi mới thiết bị, kỹ thuật-công nghệ. Tuy nhiên trong số nhập khẩu, nhập siêu này, cũng có không ít các máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một số nước không thuộc nhóm nước có kỹ thuật-công nghệ nguồn, thậm chí còn do các nước chuyển giao, thải loại trong quá trình đổi mới công nghệ của họ, nên tác động đến việc đổi mới nâng cao trình độ kỹ thuật-công nghệ của Việt Nam chưa nhiều.
Mặc dù mới chiếm khoảng 20% GDP, nhưng khu vực FDI đã chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có mức xuất siêu lớn.
Đạt được kết quả lớn này do khu vực FDI có nhiều lợi thế: họ có nguồn vốn lớn, bằng các ngoại tệ mạnh, lãi suất vay vốn thấp; năng lực sản xuất ngày một tăng do lượng vốn đăng ký và lượng vốn thực hiện ngày một lớn, khi các nền kinh tế lớn hồi phục tăng trưởng...; có trình độ kỹ thuật-công nghệ, trình độ quản trị doanh nghiệp cao hơn; có sự hỗ trợ của các công ty mẹ, có các chi nhánh hoạt động ở nhiều nước...; có sự ưu đãi về một số mặt và đây là sự cần thiết để thu hút vốn, thu hút kỹ thuật-công nghệ.
Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI cao cũng có một phần do khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu tăng thấp, nhập siêu lớn do sức cạnh tranh yếu, hiệu quả thấp, lại đang gặp khó khăn lớn về vốn, nợ xấu...
Vì vậy, một mặt cần phát huy những kết quả tích cực của khu vực FDI, mặt khác cần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cho xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nếu năm 1989 mới chiếm 1/10, thì từ năm 2003 đã vượt qua tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước lên chiếm trên một nửa, đến 6 tháng đầu năm 2013 đã vượt lên chiếm 2/3, tức là cao gấp đôi tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước.
Đạt được sự tăng lên của tỷ trọng trên là do tốc độ tăng của khu vực FDI rất cao. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 2012 đã lớn gấp 3.706,4 lần năm 1990, bình quân 1 năm tăng trên 45,3%, cao hơn nhiều các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (47,7 lần và 19,2%/năm), càng cao hơn các con số tương ứng của kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (21,8 lần và 15%/năm).
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng của khu vực FDI đạt 23,8%, cao hơn tốc độ tăng chung (15,1%) và cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước (1,1%).
Khu vực FDI xuất khẩu có tốc độ tăng cao hơn, có quy mô kim ngạch lớn hơn các con số tương ứng của khu vực kinh tế trong nước, nên khu vực FDI đã xuất siêu khá và tăng lên so với cùng kỳ năm trước, góp phần hạn chế nhập siêu của cả nước (theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm cả nước nhập siêu 933,1 triệu USD, khu vực FDI xuất siêu hơn 5,7 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu trên 6,6 tỷ USD).
Trong các mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI, đáng chú ý có một số mặt hàng sau đây.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng tuy mới xuất hiện trong vài ba năm gần đây nhưng đã tăng lên nhanh và đến 6 tháng đầu năm nay đã vượt qua tất cả mặt hàng khác, lên đứng thứ nhất của khu vực FDI và của cả nước với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 9,98 tỷ USD, tăng tới 98,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mặt hàng có kỹ thuật-công nghệ cao, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới kỹ thuật-công nghệ-mục tiêu có tầm quan trọng nhất của việc thu hút FDI.
Đây cũng là mặt hàng góp phần đưa Bắc Ninh và đầu năm nay là Thái Nguyên thu hút một lượng lớn vốn FDI, góp phần làm cho Bắc Ninh 6 tháng 2013 đã vượt lên trở thành địa phương có kim ngạch xuất khẩu gần 11,3 tỷ USD, lớn thứ hai cả nước (chỉ sau Tp.HCM).
Xuất siêu của mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm nay khá lớn, lên đến 6,21 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu của cả nước.
Dệt may có kim ngạch lớn thứ 2 của khu vực FDI. Dù tỷ trọng không cao hơn tỷ trọng chung, nhưng kim ngạch của mặt hàng đã chiếm tới 60,1% tổng kim ngạch dệt may của cả nước, nhằm khai thác lợi thế giá nhân công còn rẻ của Việt Nam. Mặc dù khu vực FDI vẫn còn phải nhập khẩu các mặt hàng để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước (khoảng 4,4 tỷ USD) nhưng mặt hàng này vẫn xuất siêu.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba của khu vực FDI, đây là mặt hàng có kỹ thuật-công nghệ cao. Tuy nhiên, nhập siêu mặt hàng này của khu vực FDI tới 4,15 tỷ USD. Điều đó một mặt chứng tỏ khu vực này không chỉ nhập khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu mà còn nhập khẩu tiêu dùng.
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện quy mô xuất khẩu tuy không lớn nhưng lại là mặt hàng có kỹ thuật-công nghệ cao, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu của khu vực FDI. Đối với mặt hàng này khu vực FDI không nhập siêu, nhưng 6 tháng cả nước vẫn nhập siêu trên 114 triệu USD; điều đó cũng đồng nghĩa với việc đầu ra trong nước đối với mặt hàng này của khu vực FDI còn dư địa.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng của khu vực FDI đứng thứ 6 và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Đây là mặt hàng mà khu vực FDI còn nhập siêu 2,64 tỷ USD.
Đây là điều bình thường do đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn và yêu cầu đổi mới thiết bị, kỹ thuật-công nghệ. Tuy nhiên trong số nhập khẩu, nhập siêu này, cũng có không ít các máy móc, thiết bị được nhập khẩu từ một số nước không thuộc nhóm nước có kỹ thuật-công nghệ nguồn, thậm chí còn do các nước chuyển giao, thải loại trong quá trình đổi mới công nghệ của họ, nên tác động đến việc đổi mới nâng cao trình độ kỹ thuật-công nghệ của Việt Nam chưa nhiều.
Mặc dù mới chiếm khoảng 20% GDP, nhưng khu vực FDI đã chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có mức xuất siêu lớn.
Đạt được kết quả lớn này do khu vực FDI có nhiều lợi thế: họ có nguồn vốn lớn, bằng các ngoại tệ mạnh, lãi suất vay vốn thấp; năng lực sản xuất ngày một tăng do lượng vốn đăng ký và lượng vốn thực hiện ngày một lớn, khi các nền kinh tế lớn hồi phục tăng trưởng...; có trình độ kỹ thuật-công nghệ, trình độ quản trị doanh nghiệp cao hơn; có sự hỗ trợ của các công ty mẹ, có các chi nhánh hoạt động ở nhiều nước...; có sự ưu đãi về một số mặt và đây là sự cần thiết để thu hút vốn, thu hút kỹ thuật-công nghệ.
Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI cao cũng có một phần do khu vực kinh tế trong nước xuất khẩu tăng thấp, nhập siêu lớn do sức cạnh tranh yếu, hiệu quả thấp, lại đang gặp khó khăn lớn về vốn, nợ xấu...
Vì vậy, một mặt cần phát huy những kết quả tích cực của khu vực FDI, mặt khác cần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cho xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)