FDI tháng 5 vắng mặt dự án lớn
Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 5/2013 và 5 tháng đầu năm
Thống kê về đầu tư nước ngoài cho hay vốn đăng ký đã chậm lại trong tháng 5/2013 do thiếu dự án lớn.
Dựa trên báo cáo của các địa phương, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết tính đến ngày 20/5/2013 cả nước có 398 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,091 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2012, và 160 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,426 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2013, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,517 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2012.
Dễ thấy là trong tháng 5/2013, không thấy dự án FDI quy mô lớn xuất hiện như các tháng trước đó. Tính đến ngày 20/4/2013, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,219 tỷ USD, cho thấy trong tháng 5/2013 chỉ có thêm 300 triệu USD vốn FDI đăng ký mới và tăng vốn.
Tuy nhiên, trong khi đăng ký chậm lại, trong 5 tháng năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,58 tỷ USD, tăng 1,6% với cùng kỳ năm 2012 và tăng đáng kể so với mức 3,75 tỷ USD đã đạt được vào ngày 20/4.
Về xuất, nhập khẩu, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) trong 5 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 32,741 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 65,56% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 29,743 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 59,56% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực FDI 5 tháng năm 2013 đạt 28,674 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 55,29% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2013, khu vực FDI xuất siêu 4,067 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 1,923 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 191 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,597 tỷ USD, chiếm 89,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 387,37 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 57 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 141,47 triệu USD.
Dựa trên báo cáo của các địa phương, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết tính đến ngày 20/5/2013 cả nước có 398 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,091 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2012, và 160 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,426 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2013, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,517 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2012.
Dễ thấy là trong tháng 5/2013, không thấy dự án FDI quy mô lớn xuất hiện như các tháng trước đó. Tính đến ngày 20/4/2013, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,219 tỷ USD, cho thấy trong tháng 5/2013 chỉ có thêm 300 triệu USD vốn FDI đăng ký mới và tăng vốn.
Tuy nhiên, trong khi đăng ký chậm lại, trong 5 tháng năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,58 tỷ USD, tăng 1,6% với cùng kỳ năm 2012 và tăng đáng kể so với mức 3,75 tỷ USD đã đạt được vào ngày 20/4.
Về xuất, nhập khẩu, xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) trong 5 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 32,741 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 65,56% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 29,743 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 59,56% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực FDI 5 tháng năm 2013 đạt 28,674 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 55,29% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2013, khu vực FDI xuất siêu 4,067 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 1,923 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 191 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,597 tỷ USD, chiếm 89,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 387,37 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 57 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 141,47 triệu USD.