Doanh nghiệp chế biến chè đang thiếu 50% nguyên liệu
Do thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, mỗi năm ngành chè nước ta chỉ chế biến được 160 nghìn tấn, bằng ½ năng lực
Thiếu hụt tới 50% nguyên liệu phục vụ cho chế biến là một trong những nguyên nhân khiến giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng một nửa giá chè bình quân trên thế giới.
Thông tin trên đã được ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cho biết, tại buổi họp báo về “Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai” (2nd Vietnam Tea Outlook 2010), sáng 26/7.
Hiện ở Việt Nam cây chè đã được phát triển ở 34 tỉnh, thu hút khoảng 6 triệu lao động. Năm 2008, diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến 2015, diện tích này mới được nâng lên 150 nghìn ha.
Trong khi đó, theo ông Tuân, hiện cả nước đã có khoảng 600 nhà máy chế biến chè. Vùng nguyên liệu thì chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
“Cũng vì thiếu nguyên liệu nên ngành chè mỗi năm chỉ chế biến được khoảng 160 nghìn tấn, bằng 1/2 năng lực sản xuất và thu được khoảng 130-140 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu”, ông Tuân cho biết thêm.
Thiếu hụt nguồn cung, người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam mặc dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhưng giá chè xuất khẩu chỉ khoảng 1.500 USD/tấn, bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới.
Lý do tiếp theo được kể đến là do các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu nên chưa xuất khẩu được chè thành phẩm, đóng trong bao bì nhỏ, phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè Việt Nam thuộc diện nhỏ, vốn ít, thiếu kiến thức marketing, kinh nghiệm đàm phán kỳ kết hợp đồng ngoại thương còn nhiều sơ hở nên bị đối tác ép giá.
Ngoài ra, một số thị trường nhập khẩu chè của nước ta còn áp dụng mức thuế suất cao đánh vào chè nhập khẩu, tạo lý do để người mua buộc người bán Việt Nam chia sẻ bằng việc giảm giá. “Điều này còn có thể khiến sản phẩm chè của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá trong thời gian tới”, ông Tuân nhìn nhận.
Tại Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/7 sẽ có các hội thảo về chính sách phát triển, sự cạnh tranh giữa cây chè với các cây khác; nhu cầu tiêu thụ chè ở một số thị trường; thực trạng khách hàng chè Việt; khả năng thu hút và đầu tư nước ngoài…
Theo ban tổ chức, đến thời điểm này đã có các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè đến từ 20 quốc gia trên thế giới đăng ký tham dự.
Hội nghị “Xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009” được xem là Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra trong hai ngày 15-16/10/2009, tại Phú Thọ và Hà Nội. Tại đây, các đại biểu đã được cung cấp thông tin và thảo luận về tổng quan ngành chè Việt Nam; chính sách phát triển và chính sách đầu tư trong và ngoài nước vào ngành chè; triển vọng của ngành chè trong thời gian tới; xây dựng sàn đấu giá chè Việt Nam: tầm quan trọng và tính khả thi…
Thông tin trên đã được ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cho biết, tại buổi họp báo về “Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai” (2nd Vietnam Tea Outlook 2010), sáng 26/7.
Hiện ở Việt Nam cây chè đã được phát triển ở 34 tỉnh, thu hút khoảng 6 triệu lao động. Năm 2008, diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến 2015, diện tích này mới được nâng lên 150 nghìn ha.
Trong khi đó, theo ông Tuân, hiện cả nước đã có khoảng 600 nhà máy chế biến chè. Vùng nguyên liệu thì chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nên đã dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
“Cũng vì thiếu nguyên liệu nên ngành chè mỗi năm chỉ chế biến được khoảng 160 nghìn tấn, bằng 1/2 năng lực sản xuất và thu được khoảng 130-140 triệu USD từ hoạt động xuất khẩu”, ông Tuân cho biết thêm.
Thiếu hụt nguồn cung, người trồng chè vì lợi nhuận đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học để tăng năng suất. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Đây cũng là nguyên nhân khiến Việt Nam mặc dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, nhưng giá chè xuất khẩu chỉ khoảng 1.500 USD/tấn, bằng 1/2 giá chè bình quân trên thế giới.
Lý do tiếp theo được kể đến là do các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu nên chưa xuất khẩu được chè thành phẩm, đóng trong bao bì nhỏ, phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè Việt Nam thuộc diện nhỏ, vốn ít, thiếu kiến thức marketing, kinh nghiệm đàm phán kỳ kết hợp đồng ngoại thương còn nhiều sơ hở nên bị đối tác ép giá.
Ngoài ra, một số thị trường nhập khẩu chè của nước ta còn áp dụng mức thuế suất cao đánh vào chè nhập khẩu, tạo lý do để người mua buộc người bán Việt Nam chia sẻ bằng việc giảm giá. “Điều này còn có thể khiến sản phẩm chè của Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá trong thời gian tới”, ông Tuân nhìn nhận.
Tại Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/7 sẽ có các hội thảo về chính sách phát triển, sự cạnh tranh giữa cây chè với các cây khác; nhu cầu tiêu thụ chè ở một số thị trường; thực trạng khách hàng chè Việt; khả năng thu hút và đầu tư nước ngoài…
Theo ban tổ chức, đến thời điểm này đã có các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè đến từ 20 quốc gia trên thế giới đăng ký tham dự.
Hội nghị “Xúc tiến đầu tư và thương mại ngành chè 2009” được xem là Hội nghị Quốc tế Chè Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra trong hai ngày 15-16/10/2009, tại Phú Thọ và Hà Nội. Tại đây, các đại biểu đã được cung cấp thông tin và thảo luận về tổng quan ngành chè Việt Nam; chính sách phát triển và chính sách đầu tư trong và ngoài nước vào ngành chè; triển vọng của ngành chè trong thời gian tới; xây dựng sàn đấu giá chè Việt Nam: tầm quan trọng và tính khả thi…