“Các tổ chức tín dụng cũng có thể phá sản”
Nhiều khuyến nghị đáng chú ý tại bản tin kinh tế vĩ mô số 7 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành
Không nhiều tính từ “tích cực” được sử dụng cho các nhận định tại bản tin kinh tế vĩ mô số 7 mà Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phát hành.
Dù vậy, dòng chữ này đã xuất hiện trong một nhấn mạnh về “sự hủy diệt tích cực” (constructive destruction) như là một tất yếu trong quá trình điều chỉnh của kinh tế Việt Nam sang một quỹ đạo mới cân bằng và bền vững hơn.
Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, bao gồm cả các tổ chức tín dụng, cũng có thể sẽ phải phá sản để tập trung cho các doanh nghiệp hiệu quả.
Với không ít doanh nghiệp lớn không chỉ ở khu vực nhà nước đang thua lỗ đậm, tỷ lệ nợ xấu cao của các ngân hàng thương mại đang ở mức cao và có thể sẽ không dừng lại ở đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, cộng với bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, bản tin này cho rằng, quá trình nói trên sẽ cần nhiều thời gian. Bởi vậy, cần có một tầm nhìn trung hạn, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của nền kinh tế trong nước và toàn cầu.
Tài liệu của Ủy ban Kinh tế cũng phân tích, việc người dân, đặc biệt là giới trung lưu và thượng lưu cắt giảm chi tiêu, nhất là đối với các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu, qua đó làm giảm tổng cầu là sự điều chỉnh cần thiết và tất yếu để phù hợp với khả năng thực của nền kinh tế.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân được kể đến khi bản tin lưu ý cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt mức thâm hụt thấp kỷ lục khoảng 0,685 tỷ USD và bằng 1,3% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với mức nhập siêu cùng kỳ 6,7 tỷ USD trong năm 2011 bằng 15,7 kim ngạch xuất khẩu.
Vẫn ở tầm nhìn dài hơi, bản tin cũng cho rằng, hiện tượng giảm lạm phát, thậm chí giảm phát ở mức độ nhất định là hoàn toàn bình thường ở một nước có tình trạng lạm phát cao kéo dài như Việt Nam. Thậm chí, điều này còn có tác động tích cực trong việc làm giảm kỳ vọng lạm phát, rằng giá có thể giảm chứ không chỉ có tăng, và nắm giữ VND cũng là một khoản đầu tư an toàn và hiệu quả, thay vì đầu cơ.
Từ phân tích này, quan điểm được thể hiện tại bản tin là cần thực hiện kiên định và quyết liệt “phác đồ điều trị” ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cơ quan xây dựng bản tin cũng cho rằng, đây là thời điểm tích cực để giải quyết từ các công trình đầu tư công. Đây là giải pháp rất hiệu quả và công bằng, vì một phần nguyên nhân của gia tăng nợ xấu hiện nay là do nợ dây chuyền giữa các doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng cơ bản của nhà nước nhưng chậm được chủ đầu tư thanh toán, gây thiệt hại cho các nhà thầu và doanh nghiệp.
Với nội dung khuyến nghị về đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh tới tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cùng hàm ý về “sự hủy diệt tích cực”, bản tin cho rằng, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần phải quán triệt quan điểm chủ đạo là người gửi tiền được bảo vệ, song các tổ chức tín dụng cũng có thể phá sản, để ngăn ngừa rủi ro đạo đức đang có xu hướng lan rộng.
“Trước hết, cần yêu cầu các ngân hàng thương mại trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ để tránh trường hợp “lãi giả lỗ thật” và giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững. Sẵn sàng các phương án cần thiết để giải quyết nhanh và triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém”, bản tin viết.
Quan điểm liên quan đến sự có thể và không thể phá sản của các tổ chức tín dụng được nêu tại phần khuyến nghị của bản tin cũng là băn khoăn của không ít đại biểu Quốc hội.
Mới đây, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đã từng chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng, “nợ xấu của một ngân hàng thương mại ở mức nào thì phải tuyên bố phá sản, và việc tái cơ cấu ngân hàng có tạo điều kiện cho các ngân hàng đáng lẽ phải phá sản vẫn được sáp nhập để tồn tại lay lắt hay không?”.
Câu trả lời của Thống đốc là: “Chúng tôi thực hiện nghiêm túc và quán triệt tinh thần của đề án 254 là đề án tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó có nêu rõ trong giai đoạn hiện nay không để bất kể tổ chức tín dụng nào phá sản. Do vậy, phương pháp phá sản chưa được áp dụng trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo tính ổn định của hệ thống trong khi đất nước của chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong tương lai khi điều kiện cho phép, chúng ta sẽ thực hiện ngay cả phá sản đối với các tổ chức tín dụng”.
Độc giả quan tâm có thể download nội dung bản tin kinh tế vĩ mô số 7 của Ủy ban Kinh tế tại đây.
Dù vậy, dòng chữ này đã xuất hiện trong một nhấn mạnh về “sự hủy diệt tích cực” (constructive destruction) như là một tất yếu trong quá trình điều chỉnh của kinh tế Việt Nam sang một quỹ đạo mới cân bằng và bền vững hơn.
Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, bao gồm cả các tổ chức tín dụng, cũng có thể sẽ phải phá sản để tập trung cho các doanh nghiệp hiệu quả.
Với không ít doanh nghiệp lớn không chỉ ở khu vực nhà nước đang thua lỗ đậm, tỷ lệ nợ xấu cao của các ngân hàng thương mại đang ở mức cao và có thể sẽ không dừng lại ở đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, cộng với bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, bản tin này cho rằng, quá trình nói trên sẽ cần nhiều thời gian. Bởi vậy, cần có một tầm nhìn trung hạn, thay vì quá chú ý đến những dao động ngắn hạn của nền kinh tế trong nước và toàn cầu.
Quan điểm được thể hiện tại bản tin là cần thực hiện kiên định và quyết liệt “phác đồ điều trị” ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tài liệu của Ủy ban Kinh tế cũng phân tích, việc người dân, đặc biệt là giới trung lưu và thượng lưu cắt giảm chi tiêu, nhất là đối với các mặt hàng xa xỉ và không thiết yếu, qua đó làm giảm tổng cầu là sự điều chỉnh cần thiết và tất yếu để phù hợp với khả năng thực của nền kinh tế.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân được kể đến khi bản tin lưu ý cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt mức thâm hụt thấp kỷ lục khoảng 0,685 tỷ USD và bằng 1,3% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với mức nhập siêu cùng kỳ 6,7 tỷ USD trong năm 2011 bằng 15,7 kim ngạch xuất khẩu.
Vẫn ở tầm nhìn dài hơi, bản tin cũng cho rằng, hiện tượng giảm lạm phát, thậm chí giảm phát ở mức độ nhất định là hoàn toàn bình thường ở một nước có tình trạng lạm phát cao kéo dài như Việt Nam. Thậm chí, điều này còn có tác động tích cực trong việc làm giảm kỳ vọng lạm phát, rằng giá có thể giảm chứ không chỉ có tăng, và nắm giữ VND cũng là một khoản đầu tư an toàn và hiệu quả, thay vì đầu cơ.
Từ phân tích này, quan điểm được thể hiện tại bản tin là cần thực hiện kiên định và quyết liệt “phác đồ điều trị” ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Cơ quan xây dựng bản tin cũng cho rằng, đây là thời điểm tích cực để giải quyết từ các công trình đầu tư công. Đây là giải pháp rất hiệu quả và công bằng, vì một phần nguyên nhân của gia tăng nợ xấu hiện nay là do nợ dây chuyền giữa các doanh nghiệp thực hiện các công trình xây dựng cơ bản của nhà nước nhưng chậm được chủ đầu tư thanh toán, gây thiệt hại cho các nhà thầu và doanh nghiệp.
Với nội dung khuyến nghị về đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh tới tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, cùng hàm ý về “sự hủy diệt tích cực”, bản tin cho rằng, quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần phải quán triệt quan điểm chủ đạo là người gửi tiền được bảo vệ, song các tổ chức tín dụng cũng có thể phá sản, để ngăn ngừa rủi ro đạo đức đang có xu hướng lan rộng.
“Trước hết, cần yêu cầu các ngân hàng thương mại trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ để tránh trường hợp “lãi giả lỗ thật” và giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững. Sẵn sàng các phương án cần thiết để giải quyết nhanh và triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém”, bản tin viết.
Quan điểm liên quan đến sự có thể và không thể phá sản của các tổ chức tín dụng được nêu tại phần khuyến nghị của bản tin cũng là băn khoăn của không ít đại biểu Quốc hội.
Trước hết, cần yêu cầu các ngân hàng thương mại trích lập quỹ dự phòng
rủi ro đầy đủ để tránh trường hợp “lãi giả lỗ thật” và giảm tỷ lệ nợ xấu
một cách bền vững. Sẵn sàng các phương án cần thiết để giải quyết nhanh
và triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém. Khuyến nghị trong bản tin kinh tế vĩ mô số 7 của Ủy ban Kinh tế
Mới đây, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) đã từng chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng, “nợ xấu của một ngân hàng thương mại ở mức nào thì phải tuyên bố phá sản, và việc tái cơ cấu ngân hàng có tạo điều kiện cho các ngân hàng đáng lẽ phải phá sản vẫn được sáp nhập để tồn tại lay lắt hay không?”.
Câu trả lời của Thống đốc là: “Chúng tôi thực hiện nghiêm túc và quán triệt tinh thần của đề án 254 là đề án tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó có nêu rõ trong giai đoạn hiện nay không để bất kể tổ chức tín dụng nào phá sản. Do vậy, phương pháp phá sản chưa được áp dụng trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo tính ổn định của hệ thống trong khi đất nước của chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong tương lai khi điều kiện cho phép, chúng ta sẽ thực hiện ngay cả phá sản đối với các tổ chức tín dụng”.
Độc giả quan tâm có thể download nội dung bản tin kinh tế vĩ mô số 7 của Ủy ban Kinh tế tại đây.