Đòn bẩy cho chứng khoán thế giới
Động thái cắt giảm lãi suất của FED được xem là động lực lớn để chứng khoán toàn cầu có một phiên giao dịch “cất cánh”
0,5% là mức cắt giảm lãi suất được FED thông qua trong cuộc họp định kỳ ngày 18/9, cao hơn hẳn dự báo của các nhà kinh tế.
Động thái này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên thị trường tài chính - ngân hàng của Mỹ và được xem là động lực lớn để chứng khoán toàn cầu có một phiên giao dịch “cất cánh”.
Đến cuối phiên giao dịch ngày 18/9, Dow Jones tăng 336 điểm (2,5%) lên mức 13.739,39 điểm. Đây là biên độ dao động tăng lớn nhất trong một ngày của Dow kể từ 15/10/2002. S&P 500 cũng thêm 2,9%. Chỉ số công nghiệp nặng Nasdaq cũng lên 2,7%, Russell 2000 thêm gần 4%.
Giá dầu thô lại tiếp tục tăng cao. Tại New York, vào cuối phiên giao dịch ngày 18/9, giá dầu thô giao tháng 10 tăng thêm 94 cent/thùng lên mức 81,51 USD/thùng. Giá vàng cũng tăng lên mức cao nhất trong 27 năm qua. Theo Stuart Hoffman, chuyên gia kinh tế trưởng của PNC Financial Services Center, từ nay đến cuối năm, FED sẽ còn cắt giảm lãi suất thêm 0,25% hoặc 0,5% nữa.
Lần cuối cùng FED cắt giảm lãi suất trước đây là vào tháng 6/2003. Khi đó, lãi suất đồng USD giảm xuống mức 1%, mức thấp nhất trong vòng 45 năm. Đó là lần thứ 13 FED cắt giảm lãi suất kể từ năm 2001, khi cơ quan này nỗ lực bảo vệ nền kinh tế trước sự vỡ tung của tình trạng bong bóng công nghệ, cuộc tấn công khủng bố 11/9 và cuối cùng sự suy thoái của kinh tế Mỹ.
Sau một năm duy trì lãi suất ở mức thấp, từ tháng 6/2004, FED lại bắt đầu tăng lãi suất nhằm kiềm chế các áp lực lạm phát. Sau 7 lần liên tục tăng lãi suất, FED dừng lại ở mức 5,25% trước lần cắt giảm hôm 18/9 này.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đều tăng điểm mạnh, trừ Trung Quốc. Tại Hồng Kông, Hang Seng tăng đến 977,79 điểm (3,98%), đạt 25.554,64 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc lên 64,04 điểm (3,48%) đạt 1.902 điểm, KRX tăng 143,82 điểm (3,89%), lên mức 3.843,69 điểm.
Các chỉ số chính trên thị trường Trung Quốc lại đều sụt giảm khá mạnh. CSI300 giảm 57,57 điểm (1,05%) xuống mức 5.419,27 điểm. Chỉ số Shanghai SE 180 giảm 124,49 điểm (1,02%), còn ở mức 12.097,58 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản có bước leo dốc lớn nhất trong năm. Nikkei 225 thêm 579,74 điểm (3,7%) lên 16.381,54 điểm. Topix tăng thêm 56,63 điểm (3,8%), lên 1.567,58 điểm. Đấy là mức tăng điểm mạnh nhất của hai chỉ số này kể từ 4/3/2002.
Cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản - Mitsubishi UFJ lên điểm mạnh nhất trong hai năm trở lại đây. Junichi Misawa, chuyên gia tài chính tại STB Asset Management ở Tokyo nhận xét: “Không cần bất cứ một chuyên gia nào giải thích về kết quả của ngày hôm nay, sự cắt giảm lãi suất đã làm các nhà đầu tư phấn chấn rất nhiều và đổ xô đi mua chứng khoán”.
Cùng xu hướng với Mỹ và châu Á, chứng khoán của châu Âu cũng có mức lên điểm kỷ lục nhất trong một năm qua. Vào lúc mở cửa, các chỉ số quốc gia tăng mạnh tại 17 thị trường châu Âu. FTSE 100 của thêm 2,5%. CAC của Pháp thêm 2,7%. Và Dax của Đức tăng 2%.
Cổ phiếu của UBS, ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sỹ thêm 4,3% lên mức 64,85 CHF/cổ phiếu. Deutsche Bank, ông chủ nợ lớn nhất nước Đức thêm 2,5% lên mức 90,31 Euro/cổ phiếu. Cổ phiếu của Lloyds TSB, nhà cung cấp các khoản vay cá nhân số một nước Anh cộng thêm 3%. BP Blc, công ty dầu lớn thứ hai châu Âu cũng lên được 1,5%.
Daniel Broby, Giám đốc đầu tư của Tập đoàn Đầu tư Renaissance ở London, bình luận: “Có thể ví tình hình thị trường chứng khoán như nắng hạn gặp mưa. Hôm qua, chúng tôi đã có cuộc họp và đều dự đoán rằng nếu ông lớn thực hiện động thái cắt giảm lãi suất, sân chơi sẽ có bước ngoặt cực lớn”.
Đầu giờ sáng ngày 19/9, chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của châu Âu tăng 7,8 điểm (2,15%) lên mức 375,47 điểm, mức tăng lớn nhất từ tháng 5/2006. Chỉ số quốc tế Morgan Stanley, một hàn vũ biểu của thị trường tài chính thế giới, tăng 1,7% lên đến 1.606,46 điểm. Ngày 19/9, các trái phiếu doanh nghiệp tại châu Âu được đánh giá là có mức rủi ro thấp nhất trong hai tháng.
Động thái này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên thị trường tài chính - ngân hàng của Mỹ và được xem là động lực lớn để chứng khoán toàn cầu có một phiên giao dịch “cất cánh”.
Đến cuối phiên giao dịch ngày 18/9, Dow Jones tăng 336 điểm (2,5%) lên mức 13.739,39 điểm. Đây là biên độ dao động tăng lớn nhất trong một ngày của Dow kể từ 15/10/2002. S&P 500 cũng thêm 2,9%. Chỉ số công nghiệp nặng Nasdaq cũng lên 2,7%, Russell 2000 thêm gần 4%.
Giá dầu thô lại tiếp tục tăng cao. Tại New York, vào cuối phiên giao dịch ngày 18/9, giá dầu thô giao tháng 10 tăng thêm 94 cent/thùng lên mức 81,51 USD/thùng. Giá vàng cũng tăng lên mức cao nhất trong 27 năm qua. Theo Stuart Hoffman, chuyên gia kinh tế trưởng của PNC Financial Services Center, từ nay đến cuối năm, FED sẽ còn cắt giảm lãi suất thêm 0,25% hoặc 0,5% nữa.
Lần cuối cùng FED cắt giảm lãi suất trước đây là vào tháng 6/2003. Khi đó, lãi suất đồng USD giảm xuống mức 1%, mức thấp nhất trong vòng 45 năm. Đó là lần thứ 13 FED cắt giảm lãi suất kể từ năm 2001, khi cơ quan này nỗ lực bảo vệ nền kinh tế trước sự vỡ tung của tình trạng bong bóng công nghệ, cuộc tấn công khủng bố 11/9 và cuối cùng sự suy thoái của kinh tế Mỹ.
Sau một năm duy trì lãi suất ở mức thấp, từ tháng 6/2004, FED lại bắt đầu tăng lãi suất nhằm kiềm chế các áp lực lạm phát. Sau 7 lần liên tục tăng lãi suất, FED dừng lại ở mức 5,25% trước lần cắt giảm hôm 18/9 này.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đều tăng điểm mạnh, trừ Trung Quốc. Tại Hồng Kông, Hang Seng tăng đến 977,79 điểm (3,98%), đạt 25.554,64 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc lên 64,04 điểm (3,48%) đạt 1.902 điểm, KRX tăng 143,82 điểm (3,89%), lên mức 3.843,69 điểm.
Các chỉ số chính trên thị trường Trung Quốc lại đều sụt giảm khá mạnh. CSI300 giảm 57,57 điểm (1,05%) xuống mức 5.419,27 điểm. Chỉ số Shanghai SE 180 giảm 124,49 điểm (1,02%), còn ở mức 12.097,58 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản có bước leo dốc lớn nhất trong năm. Nikkei 225 thêm 579,74 điểm (3,7%) lên 16.381,54 điểm. Topix tăng thêm 56,63 điểm (3,8%), lên 1.567,58 điểm. Đấy là mức tăng điểm mạnh nhất của hai chỉ số này kể từ 4/3/2002.
Cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản - Mitsubishi UFJ lên điểm mạnh nhất trong hai năm trở lại đây. Junichi Misawa, chuyên gia tài chính tại STB Asset Management ở Tokyo nhận xét: “Không cần bất cứ một chuyên gia nào giải thích về kết quả của ngày hôm nay, sự cắt giảm lãi suất đã làm các nhà đầu tư phấn chấn rất nhiều và đổ xô đi mua chứng khoán”.
Cùng xu hướng với Mỹ và châu Á, chứng khoán của châu Âu cũng có mức lên điểm kỷ lục nhất trong một năm qua. Vào lúc mở cửa, các chỉ số quốc gia tăng mạnh tại 17 thị trường châu Âu. FTSE 100 của thêm 2,5%. CAC của Pháp thêm 2,7%. Và Dax của Đức tăng 2%.
Cổ phiếu của UBS, ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sỹ thêm 4,3% lên mức 64,85 CHF/cổ phiếu. Deutsche Bank, ông chủ nợ lớn nhất nước Đức thêm 2,5% lên mức 90,31 Euro/cổ phiếu. Cổ phiếu của Lloyds TSB, nhà cung cấp các khoản vay cá nhân số một nước Anh cộng thêm 3%. BP Blc, công ty dầu lớn thứ hai châu Âu cũng lên được 1,5%.
Daniel Broby, Giám đốc đầu tư của Tập đoàn Đầu tư Renaissance ở London, bình luận: “Có thể ví tình hình thị trường chứng khoán như nắng hạn gặp mưa. Hôm qua, chúng tôi đã có cuộc họp và đều dự đoán rằng nếu ông lớn thực hiện động thái cắt giảm lãi suất, sân chơi sẽ có bước ngoặt cực lớn”.
Đầu giờ sáng ngày 19/9, chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của châu Âu tăng 7,8 điểm (2,15%) lên mức 375,47 điểm, mức tăng lớn nhất từ tháng 5/2006. Chỉ số quốc tế Morgan Stanley, một hàn vũ biểu của thị trường tài chính thế giới, tăng 1,7% lên đến 1.606,46 điểm. Ngày 19/9, các trái phiếu doanh nghiệp tại châu Âu được đánh giá là có mức rủi ro thấp nhất trong hai tháng.