Đột biến CPI tháng 9: “Bản thân tôi cũng bất ngờ!”
Những chia sẻ của người chịu trách nhiệm tính toán và công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng tại Việt Nam
Sau mức tăng đột biến tới 1,31% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9, đã có nhiều ý kiến quan tâm đến khả năng tác động của nó tới chỉ số CPI cả năm nay.
Ngoài ra, câu hỏi về việc liệu có sức ép nào từ việc công bố CPI, trong bối cảnh các bộ ngành đang quyết tâm kiềm chế lạm phát, cũng được VnEconomy chuyển đến ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê), người chịu trách nhiệm tính toán và công bố CPI hàng tháng.
Ông Thắng nói
- Bản thân tôi cũng bất ngờ! Nhưng nó thế thì phải như thế. Chúng tôi vẫn báo cáo lên lãnh đạo như thường lệ, các lãnh đạo cũng bảo nó thế nào thì công bố như thế thôi. Và chúng tôi vẫn công bố đúng ngày giờ, không có sức ép gì đâu.
Tăng hơi dồn dập
Vì sao ông lại bất ngờ?
Vì tôi cũng không nghĩ là CPI tháng 9 sẽ tăng cao như thế. Trước đó, tôi đi công tác nước ngoài, lúc nghe các chuyên viên thông báo tháng này nhóm giáo dục tăng cao lắm, tôi mới biết cụ thể.
Vừa rồi, giá kể mỗi tỉnh tăng một ít thì đỡ, đằng này đồng loạt, mở màn là Vĩnh Long tăng từ tháng 8. Tôi hỏi vì sao tăng tháng 8 thì họ nói trong này học trước, có thể là để chạy lũ.
Ví dụ như học phí cho một cháu học sinh đang từ 8 nghìn đồng/tháng tăng lên 40 nghìn đồng/tháng, tức là tăng 5 lần ở khu vực thành thị, với khu vực nông thôn thì lên hơn 20 nghìn đồng/tháng. Đưa lên cũng là phải thôi, vì giá này duy trì bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng tăng hơi dồn dập quá.
Vừa rồi mới có 40 tỉnh tăng giá học phí, còn khoảng 20 tỉnh nữa chưa tăng, nhưng nghe chừng là chưa tăng trong năm nay đâu. Theo chúng tôi nghiên cứu thì nghị định về vấn đề này cho phép tăng học phí từ nay đến năm 2014, các tỉnh có thể linh hoạt, có thể sang năm mới tăng chẳng hạn.
Riêng nhóm giáo dục vừa rồi đã đóng góp vào mức tăng chung khoảng 0,6-0,7%. Ông có cho rằng như vậy là không phản ánh đúng xu hướng giá cả trên thị trường?
Ở đây lại quay về vấn đề quyền số. Ngoài ra còn phải tính đến biên độ của giá nữa. Ví dụ với giáo dục, dù quyền số không lớn, chỉ có 5,72%, nhưng biên độ tăng tới 12,02% thì đã đóng góp khoảng 0,68-0,69% vào mức tăng 1,31% của chỉ số giá chung.
Cũng có người thắc mắc là học phí giáo dục tăng như thế nhưng là dùng trong vài ba năm cơ, chứ không phải tăng mỗi tháng này, vả lại người ta đóng học phí là cho cả năm học, có cách nào san đều ra không?
Đúng là đóng học phí cho 9 tháng học, chia đều ra cũng đỡ. Vừa rồi, về cái này các địa phương cũng hỏi rất nhiều, trong lúc đang kiểm soát lạm phát mà chỉ số giá so với tháng 12 năm trước đang từ khoảng 5% lên 7-8%, có nơi 9%, các tỉnh lo lắm, hỏi liên tục. Chúng tôi dứt khoát bảo phải tính, là vì thực tế nó như thế.
Chúng tôi đã phân tích rồi, làm như thế (san đều ra các tháng - PV) không ổn vì những tháng sau mà cứ tăng nữa thì ngành giáo dục họ bảo có tăng đâu thì sao? Đã thế thì tăng một lần, không thể chia ra được. Tăng một lần hơi đau một tí nhưng tháng sau rõ ràng giáo dục không tăng nữa.
Thường thì các mặt hàng nhà nước quản lý, giá cả lên không đều và đồ thị lên, xuống theo hình bậc thang, giật từng nấc, đặc biệt là xăng dầu, điện…
Sau mức tăng đột biến của tháng 9, theo ông nhìn nhận thì khả năng CPI cả năm có giữ được mức 8%?
Tính đến giờ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 12 năm ngoái đã tăng khoảng 6,5%, trong khi “quota” chỉ cho đến 8% thôi. Nên để giữ được, ba tháng cuối năm chỉ còn khoảng 1,5%. Nếu mỗi tháng giữ mức tăng bình quân khoảng 0,5% thôi thì cũng khó, phải cố gắng nhiều lắm.
Xu hướng là vẫn tăng vào cuối năm, có thể tháng 10 thì được, các tháng sau đó là khó vì cuối năm giải ngân rồi tiền ra nhiều… Nhưng cũng đã từng có lúc giảm vào cuối năm, nên chưa biết được. Có thể quanh mốc 8%, nhưng thế cũng là được. Còn vượt quá đến hai con số như nhiều người lo ngại thì chắc chắn là không có.
Những số liệu Tổng cục Thống kê công bố gần đây vẫn cho thấy chỉ số giá bán người sản xuất tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng, chứng tỏ vẫn còn sức ép đến tăng giá. Quan điểm của ông?
Đây cũng là vấn đề vì sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, giá sản xuất tăng thì kéo theo giá tiêu dùng. Với chỉ số giá người sản xuất tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng thì có thể là chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng vào chu kỳ sau. Về lý thuyết là thế.
Hiện, mức chênh lệch giữa hai chỉ số này là hơn 4%. Trong một số cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê trước đây, ông Bùi Bá Cường (Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia - PV) cũng đã cho rằng, năm nay có điều đặc biệt là chỉ số giá sản xuất tăng nhanh hơn chỉ số giá tiêu dùng, cũng là cảnh báo đến khả năng tăng giá.
Theo tôi thì năm nay kinh tế phục hồi, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu có lên giá. Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu tăng khoảng 12%, theo chúng tôi tính toán. Hai nữa là vừa rồi có điều chỉnh tỷ giá thì giá cả cũng lên…
Một cái nữa là chỉ số giá đầu vào sản xuất cũng có ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng. Cái này chúng tôi hiện chưa tính được. Nếu cái đó mà tính được là tăng lên thì sức ép lên chỉ số giá sẽ hình thành rõ hơn.
Ông có thấy nguyên nhân nào dẫn tới giảm giá trong những tháng tới không?
Sản xuất tháng, tới lúa gạo có thể giảm vì miền Bắc sắp thu hoạch rồi. Tháng vừa rồi lương thực đã tăng giá rất cao. Lợn tai xanh, người ta không ăn mấy thì giá thấp…
Nhưng cũng có những băn khăn là giá thị lợn thấp thì người ta không phục hồi đàn lợn, nay mai không có mà ăn thì lúc đó giá lên. Trong cuộc họp mới đây tôi có tham dự, câu hỏi này đã được đặt ra và đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, không nên lo vấn đề này vì đầu lợn bao nhiêu vẫn không bị ảnh hưởng.
Lại có ý kiến là đầu lợn tính cho cả năm mà không tính thời điểm. Nếu cuối năm không có thì giá vẫn lên, nên các ngành phải tính dần đi. Mà giá thịt lợn, giá gạo lên thì CPI sẽ lên đấy, vì đó là những hàng hóa mà người dân tiêu dùng nhiều.
Còn xăng dầu thì chắc từ nay đến cuối năm sẽ không tăng, nhất là trong lúc chúng ta đang cố gắng bình ổn giá cả như hiện nay…
Việt Nam tính CPI hơi “kỹ”
Xin trở lại với cách tính CPI của Tổng cục Thống kê, báo chí cho biết có tháng hàng trăm mặt hàng tăng giá, nhưng thực tế chỉ số giá tháng đó tăng không cao. Dư luận lo ngại cách tính toán hay điểm lấy giá chưa có tính đại diện. Quan điểm của ông?
Thực ra, hàng trăm mặt hàng tăng giá thì phải quan tâm đó là mặt hàng nào. Bởi vì, cũng có lúc chúng tôi nghe thông tin siêu thị này kia chuẩn bị tăng giá bao nhiêu mặt hàng… điều tra viên họ nói không thấy có tăng giá.
Có thể là chúng tôi lấy giá không trùng ngày tăng giá chẳng hạn, vì chúng tôi lấy giá đúng ngày 5, ngày 15, ngày 25 tháng trước và thường thì thời gian lấy khoảng hai ngày quanh các thời điểm đó mới lấy hết được. Cũng có thể lên giá vài ngày nhưng rơi vào trường hợp không trùng ngày điều tra viên làm việc.
Riêng với xăng dầu, gas thì dễ hơn, ví dụ tăng vào ngày nào thì tính bắt đầu từ khi đó. Hay điện thì tính theo công tơ, theo khối lượng tiêu thụ. Như thế thì mùa hè hay ngày Tết thì tăng lên vì dùng nhiều thì trả tiền nhiều. Riêng các mặt hàng công nghệ phẩm thì chỉ lấy giá 1 lần trong tháng. Đó là quy định chung của chúng tôi.
Cách lấy giá như thế có giống với thông lệ quốc tế không, thưa ông?
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam hiện nay tính cả 63 tỉnh, thành phố, cả nông thôn và thành thị. Thực ra, Việt Nam làm hơi kỹ hơn các nước khác. Theo tôi biết, hầu hết các nước chỉ tính một vài thị trường trọng điểm thôi, để hình thành chỉ số của cả nước.
Chẳng hạn như châu Âu thì chủ yếu chọn các thành phố lớn, Thái Lan thì chọn Bangkok và một vài thành phố vệ tinh… Với họ, chỉ số giá tiêu dùng cả nước là quan trọng nhất, tiếp đó là một số thành phố lớn.
Việt Nam thì khác, do tính chất và yêu cầu quản lý nên mỗi tỉnh đều cần có bộ số liệu về tình hình kinh tế để phục vụ điều hành, trong đó chỉ số giá tiêu dùng rất được quan tâm. Vì vậy, chỉ số này của chúng ta tỉnh nào cũng phải tính, nên hơi kỹ.
Nếu mà làm chỉ số quốc gia không thôi thì không cần đến từng ấy, chỉ khoảng 2-3 chục tỉnh là được rồi. Riêng Tp.HCM và Hà Nội đã to lắm rồi. Đây thì Điện Biên, Lai Châu, Kontum… thị trường nhỏ bé cũng tính hết.
Có ý kiến cho rằng so với con số hàng nghìn mặt hàng của các nước ta chọn hơi ít so với các nước và có quốc gia chọn hàng nghìn mặt hàng. Quan điểm của ông?
Không phải như vậy. Số mặt hàng của ta hiện là trên 570 mặt hàng. Các nước thì không phải hàng nghìn mặt hàng đâu, nước có nhiều cũng khoảng 6-7 trăm mặt hàng thôi.
Có điều khác biệt là họ thu thập giá ít hơn vì không điều tra tại tất cả các tỉnh như chúng ta. Hơn nữa, giá của họ không có mặc cả, điều tra viên chỉ cần đến quầy siêu thị lấy giá. Còn điều tra viên của chúng tôi vừa phải lấy giá tại quầy, lại phải lấy giá tại các chợ nên cũng có phức tạp hơn.
Cũng có một số nước mặt hàng lên tới cả nghìn. Nhưng thực ra, số lượng mặt hàng nhiều hay ít không phải quan trọng lắm mà làm sao chọn mặt hàng đại diện cho tiêu dùng của người dân, tức là mặt hàng nào chiếm tỷ trọng trong chi tiêu lớn, tồn tại trên thị trường lâu dài. Điều này đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khuyến cáo.
Ví dụ về rau xanh, chúng tôi chọn cây cải xanh vì nó tồn tại trên thị trường lâu hơn, ít tính thời vụ hơn. Hay với miền bắc, người dân ăn nhiều rau muống thì chọn loại này…
Cũng có người nghi ngại là số mặt hàng của Việt Nam ít, nhưng theo tôi là không phải. Hơn 570 mặt hàng thì Việt Nam cũng xếp vào các nước có số mặt hàng điều tra lấy mẫu giá khá cao rồi.
Xin hỏi thêm, lượng mẫu điều tra có lớn không, có đủ tính đại diện cho thị trường không?
Lượng mẫu điều tra là khá nhiều, riêng số điều tra viên của chúng tôi đã là gần 1800 người rồi, mỗi người điều tra giá trong khoảng 60-80 mặt hàng là tối đa. Có lần, tôi trình bày trong hội thảo quốc tế, khi nhắc đến số điều tra viên này, nhiều người tham dự còn giật mình vì lượng quá lớn.
Cái quan trọng nữa là khâu kiểm tra, xem những người điều tra viên ấy có đi lấy giá hay không. Kết quả điều tra chúng tôi yêu cầu ghi tay vào giấy, có anh điều tra viên nhanh nhảu bảo nhập luôn vào máy tính cho tiện. Thế thì nhớ anh “sáng tác” thì sao, lại bắt phải ghi tay.
Ví dụ cam sành, ngày… tháng… năm…, giá 25 nghìn đồng/kg chẳng hạn. Anh phải đến tận nơi, ghi bằng mực tươi chứ phô tô cũng không trả tiền… Ngoài ra, chúng tôi cũng kiểm tra rất chặt để hạn chế chuyện anh điều tra viên không lấy mẫu mà ở nhà hỏi vợ.
Xu hướng là lên
Trở lại với xu hướng CPI cuối năm, trong tháng 10 có sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo ông, có nên lo lắng về CPI trong tháng 10 này?
Tháng 10 thì khả năng là Hà Nội sẽ tăng do lượng người rất lớn đổ về đây ăn uống. Người ta tính là có vài triệu lượt người đổ về đây, mà riêng dân Hà Nội đã khoảng 5 triệu rồi.
Sở Công Thương Hà Nội trong các cuộc họp vẫn kiến định là không để thiếu hàng, kế hoạch vận chuyển thế nào đó vào ban đêm vì còn bị cấm đường nữa. Nhưng theo kinh nghiệm thì những ngày hội như thế này chắc là phải lên. Người ta đổ về vui chơi như thế, ăn uống, dịch vụ như thế thì không lên mới là lạ.
Có nhiều dự báo cho rằng tăng khoảng 0,5-0,6%. Nguyên nhân tác động thì miền Bắc vào vụ thu hoạch thì có thể vẫn lên, tai xanh ảnh hưởng thịt lợn nhưng các mặt hàng thay thế vẫn lên, giáo dục thì còn một số tỉnh chưa tăng…
Hà Nội tháng này tăng, tỷ trọng lớn thì có thể kéo giá chung lên một chút. Nhưng Hà Nội tháng 9 đã tăng 0,96% rồi thì tháng 10 chắc cũng tăng nhẹ nhẹ thôi.
Ông có nghĩ CPI cả năm sẽ tăng đến 9-10% không?
Đến giờ, tôi không nghĩ sẽ cao đến mức ấy. Tôi vẫn cho rằng năm nay là năm theo quy luật bình thường. Nếu không có đột biến của nhóm giáo dục thì khả năng khống chế lạm phát như chỉ tiêu đặt ra là trong tầm tay.
Sau 6 tháng đầu năm, tôi nghĩ có khi chỉ dưới 7% và đạt chỉ tiêu Quốc hội đặt ra. Ngay đến tháng trước, chỉ số giá so với tháng 12 vẫn còn thấp, chỉ tăng trên 5%. Nhưng lại bị trận vừa rồi…
Nhưng nói chung là nếu không tính giáo dục thì xu hướng cũng cho thấy CPI đang lên. Tháng 8 mới tăng có 0,23%, không tính giáo dục thì tháng 9 cũng đã tăng 0,6-0,7% rồi, chứ có phải ít đâu.
Ngoài ra, câu hỏi về việc liệu có sức ép nào từ việc công bố CPI, trong bối cảnh các bộ ngành đang quyết tâm kiềm chế lạm phát, cũng được VnEconomy chuyển đến ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Thương mại - Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê), người chịu trách nhiệm tính toán và công bố CPI hàng tháng.
Ông Thắng nói
- Bản thân tôi cũng bất ngờ! Nhưng nó thế thì phải như thế. Chúng tôi vẫn báo cáo lên lãnh đạo như thường lệ, các lãnh đạo cũng bảo nó thế nào thì công bố như thế thôi. Và chúng tôi vẫn công bố đúng ngày giờ, không có sức ép gì đâu.
Tăng hơi dồn dập
Vì sao ông lại bất ngờ?
Vì tôi cũng không nghĩ là CPI tháng 9 sẽ tăng cao như thế. Trước đó, tôi đi công tác nước ngoài, lúc nghe các chuyên viên thông báo tháng này nhóm giáo dục tăng cao lắm, tôi mới biết cụ thể.
Vừa rồi, giá kể mỗi tỉnh tăng một ít thì đỡ, đằng này đồng loạt, mở màn là Vĩnh Long tăng từ tháng 8. Tôi hỏi vì sao tăng tháng 8 thì họ nói trong này học trước, có thể là để chạy lũ.
Ví dụ như học phí cho một cháu học sinh đang từ 8 nghìn đồng/tháng tăng lên 40 nghìn đồng/tháng, tức là tăng 5 lần ở khu vực thành thị, với khu vực nông thôn thì lên hơn 20 nghìn đồng/tháng. Đưa lên cũng là phải thôi, vì giá này duy trì bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng tăng hơi dồn dập quá.
Vừa rồi mới có 40 tỉnh tăng giá học phí, còn khoảng 20 tỉnh nữa chưa tăng, nhưng nghe chừng là chưa tăng trong năm nay đâu. Theo chúng tôi nghiên cứu thì nghị định về vấn đề này cho phép tăng học phí từ nay đến năm 2014, các tỉnh có thể linh hoạt, có thể sang năm mới tăng chẳng hạn.
Riêng nhóm giáo dục vừa rồi đã đóng góp vào mức tăng chung khoảng 0,6-0,7%. Ông có cho rằng như vậy là không phản ánh đúng xu hướng giá cả trên thị trường?
Ở đây lại quay về vấn đề quyền số. Ngoài ra còn phải tính đến biên độ của giá nữa. Ví dụ với giáo dục, dù quyền số không lớn, chỉ có 5,72%, nhưng biên độ tăng tới 12,02% thì đã đóng góp khoảng 0,68-0,69% vào mức tăng 1,31% của chỉ số giá chung.
Cũng có người thắc mắc là học phí giáo dục tăng như thế nhưng là dùng trong vài ba năm cơ, chứ không phải tăng mỗi tháng này, vả lại người ta đóng học phí là cho cả năm học, có cách nào san đều ra không?
Đúng là đóng học phí cho 9 tháng học, chia đều ra cũng đỡ. Vừa rồi, về cái này các địa phương cũng hỏi rất nhiều, trong lúc đang kiểm soát lạm phát mà chỉ số giá so với tháng 12 năm trước đang từ khoảng 5% lên 7-8%, có nơi 9%, các tỉnh lo lắm, hỏi liên tục. Chúng tôi dứt khoát bảo phải tính, là vì thực tế nó như thế.
Chúng tôi đã phân tích rồi, làm như thế (san đều ra các tháng - PV) không ổn vì những tháng sau mà cứ tăng nữa thì ngành giáo dục họ bảo có tăng đâu thì sao? Đã thế thì tăng một lần, không thể chia ra được. Tăng một lần hơi đau một tí nhưng tháng sau rõ ràng giáo dục không tăng nữa.
Thường thì các mặt hàng nhà nước quản lý, giá cả lên không đều và đồ thị lên, xuống theo hình bậc thang, giật từng nấc, đặc biệt là xăng dầu, điện…
Sau mức tăng đột biến của tháng 9, theo ông nhìn nhận thì khả năng CPI cả năm có giữ được mức 8%?
Tính đến giờ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 12 năm ngoái đã tăng khoảng 6,5%, trong khi “quota” chỉ cho đến 8% thôi. Nên để giữ được, ba tháng cuối năm chỉ còn khoảng 1,5%. Nếu mỗi tháng giữ mức tăng bình quân khoảng 0,5% thôi thì cũng khó, phải cố gắng nhiều lắm.
Xu hướng là vẫn tăng vào cuối năm, có thể tháng 10 thì được, các tháng sau đó là khó vì cuối năm giải ngân rồi tiền ra nhiều… Nhưng cũng đã từng có lúc giảm vào cuối năm, nên chưa biết được. Có thể quanh mốc 8%, nhưng thế cũng là được. Còn vượt quá đến hai con số như nhiều người lo ngại thì chắc chắn là không có.
Những số liệu Tổng cục Thống kê công bố gần đây vẫn cho thấy chỉ số giá bán người sản xuất tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng, chứng tỏ vẫn còn sức ép đến tăng giá. Quan điểm của ông?
Đây cũng là vấn đề vì sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, giá sản xuất tăng thì kéo theo giá tiêu dùng. Với chỉ số giá người sản xuất tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng thì có thể là chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng vào chu kỳ sau. Về lý thuyết là thế.
Hiện, mức chênh lệch giữa hai chỉ số này là hơn 4%. Trong một số cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê trước đây, ông Bùi Bá Cường (Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia - PV) cũng đã cho rằng, năm nay có điều đặc biệt là chỉ số giá sản xuất tăng nhanh hơn chỉ số giá tiêu dùng, cũng là cảnh báo đến khả năng tăng giá.
Theo tôi thì năm nay kinh tế phục hồi, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu có lên giá. Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu tăng khoảng 12%, theo chúng tôi tính toán. Hai nữa là vừa rồi có điều chỉnh tỷ giá thì giá cả cũng lên…
Một cái nữa là chỉ số giá đầu vào sản xuất cũng có ảnh hưởng đến cả sản xuất và tiêu dùng. Cái này chúng tôi hiện chưa tính được. Nếu cái đó mà tính được là tăng lên thì sức ép lên chỉ số giá sẽ hình thành rõ hơn.
Ông có thấy nguyên nhân nào dẫn tới giảm giá trong những tháng tới không?
Sản xuất tháng, tới lúa gạo có thể giảm vì miền Bắc sắp thu hoạch rồi. Tháng vừa rồi lương thực đã tăng giá rất cao. Lợn tai xanh, người ta không ăn mấy thì giá thấp…
Nhưng cũng có những băn khăn là giá thị lợn thấp thì người ta không phục hồi đàn lợn, nay mai không có mà ăn thì lúc đó giá lên. Trong cuộc họp mới đây tôi có tham dự, câu hỏi này đã được đặt ra và đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, không nên lo vấn đề này vì đầu lợn bao nhiêu vẫn không bị ảnh hưởng.
Lại có ý kiến là đầu lợn tính cho cả năm mà không tính thời điểm. Nếu cuối năm không có thì giá vẫn lên, nên các ngành phải tính dần đi. Mà giá thịt lợn, giá gạo lên thì CPI sẽ lên đấy, vì đó là những hàng hóa mà người dân tiêu dùng nhiều.
Còn xăng dầu thì chắc từ nay đến cuối năm sẽ không tăng, nhất là trong lúc chúng ta đang cố gắng bình ổn giá cả như hiện nay…
Việt Nam tính CPI hơi “kỹ”
Xin trở lại với cách tính CPI của Tổng cục Thống kê, báo chí cho biết có tháng hàng trăm mặt hàng tăng giá, nhưng thực tế chỉ số giá tháng đó tăng không cao. Dư luận lo ngại cách tính toán hay điểm lấy giá chưa có tính đại diện. Quan điểm của ông?
Thực ra, hàng trăm mặt hàng tăng giá thì phải quan tâm đó là mặt hàng nào. Bởi vì, cũng có lúc chúng tôi nghe thông tin siêu thị này kia chuẩn bị tăng giá bao nhiêu mặt hàng… điều tra viên họ nói không thấy có tăng giá.
Có thể là chúng tôi lấy giá không trùng ngày tăng giá chẳng hạn, vì chúng tôi lấy giá đúng ngày 5, ngày 15, ngày 25 tháng trước và thường thì thời gian lấy khoảng hai ngày quanh các thời điểm đó mới lấy hết được. Cũng có thể lên giá vài ngày nhưng rơi vào trường hợp không trùng ngày điều tra viên làm việc.
Riêng với xăng dầu, gas thì dễ hơn, ví dụ tăng vào ngày nào thì tính bắt đầu từ khi đó. Hay điện thì tính theo công tơ, theo khối lượng tiêu thụ. Như thế thì mùa hè hay ngày Tết thì tăng lên vì dùng nhiều thì trả tiền nhiều. Riêng các mặt hàng công nghệ phẩm thì chỉ lấy giá 1 lần trong tháng. Đó là quy định chung của chúng tôi.
Cách lấy giá như thế có giống với thông lệ quốc tế không, thưa ông?
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam hiện nay tính cả 63 tỉnh, thành phố, cả nông thôn và thành thị. Thực ra, Việt Nam làm hơi kỹ hơn các nước khác. Theo tôi biết, hầu hết các nước chỉ tính một vài thị trường trọng điểm thôi, để hình thành chỉ số của cả nước.
Chẳng hạn như châu Âu thì chủ yếu chọn các thành phố lớn, Thái Lan thì chọn Bangkok và một vài thành phố vệ tinh… Với họ, chỉ số giá tiêu dùng cả nước là quan trọng nhất, tiếp đó là một số thành phố lớn.
Việt Nam thì khác, do tính chất và yêu cầu quản lý nên mỗi tỉnh đều cần có bộ số liệu về tình hình kinh tế để phục vụ điều hành, trong đó chỉ số giá tiêu dùng rất được quan tâm. Vì vậy, chỉ số này của chúng ta tỉnh nào cũng phải tính, nên hơi kỹ.
Nếu mà làm chỉ số quốc gia không thôi thì không cần đến từng ấy, chỉ khoảng 2-3 chục tỉnh là được rồi. Riêng Tp.HCM và Hà Nội đã to lắm rồi. Đây thì Điện Biên, Lai Châu, Kontum… thị trường nhỏ bé cũng tính hết.
Có ý kiến cho rằng so với con số hàng nghìn mặt hàng của các nước ta chọn hơi ít so với các nước và có quốc gia chọn hàng nghìn mặt hàng. Quan điểm của ông?
Không phải như vậy. Số mặt hàng của ta hiện là trên 570 mặt hàng. Các nước thì không phải hàng nghìn mặt hàng đâu, nước có nhiều cũng khoảng 6-7 trăm mặt hàng thôi.
Có điều khác biệt là họ thu thập giá ít hơn vì không điều tra tại tất cả các tỉnh như chúng ta. Hơn nữa, giá của họ không có mặc cả, điều tra viên chỉ cần đến quầy siêu thị lấy giá. Còn điều tra viên của chúng tôi vừa phải lấy giá tại quầy, lại phải lấy giá tại các chợ nên cũng có phức tạp hơn.
Cũng có một số nước mặt hàng lên tới cả nghìn. Nhưng thực ra, số lượng mặt hàng nhiều hay ít không phải quan trọng lắm mà làm sao chọn mặt hàng đại diện cho tiêu dùng của người dân, tức là mặt hàng nào chiếm tỷ trọng trong chi tiêu lớn, tồn tại trên thị trường lâu dài. Điều này đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khuyến cáo.
Ví dụ về rau xanh, chúng tôi chọn cây cải xanh vì nó tồn tại trên thị trường lâu hơn, ít tính thời vụ hơn. Hay với miền bắc, người dân ăn nhiều rau muống thì chọn loại này…
Cũng có người nghi ngại là số mặt hàng của Việt Nam ít, nhưng theo tôi là không phải. Hơn 570 mặt hàng thì Việt Nam cũng xếp vào các nước có số mặt hàng điều tra lấy mẫu giá khá cao rồi.
Xin hỏi thêm, lượng mẫu điều tra có lớn không, có đủ tính đại diện cho thị trường không?
Lượng mẫu điều tra là khá nhiều, riêng số điều tra viên của chúng tôi đã là gần 1800 người rồi, mỗi người điều tra giá trong khoảng 60-80 mặt hàng là tối đa. Có lần, tôi trình bày trong hội thảo quốc tế, khi nhắc đến số điều tra viên này, nhiều người tham dự còn giật mình vì lượng quá lớn.
Cái quan trọng nữa là khâu kiểm tra, xem những người điều tra viên ấy có đi lấy giá hay không. Kết quả điều tra chúng tôi yêu cầu ghi tay vào giấy, có anh điều tra viên nhanh nhảu bảo nhập luôn vào máy tính cho tiện. Thế thì nhớ anh “sáng tác” thì sao, lại bắt phải ghi tay.
Ví dụ cam sành, ngày… tháng… năm…, giá 25 nghìn đồng/kg chẳng hạn. Anh phải đến tận nơi, ghi bằng mực tươi chứ phô tô cũng không trả tiền… Ngoài ra, chúng tôi cũng kiểm tra rất chặt để hạn chế chuyện anh điều tra viên không lấy mẫu mà ở nhà hỏi vợ.
Xu hướng là lên
Trở lại với xu hướng CPI cuối năm, trong tháng 10 có sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo ông, có nên lo lắng về CPI trong tháng 10 này?
Tháng 10 thì khả năng là Hà Nội sẽ tăng do lượng người rất lớn đổ về đây ăn uống. Người ta tính là có vài triệu lượt người đổ về đây, mà riêng dân Hà Nội đã khoảng 5 triệu rồi.
Sở Công Thương Hà Nội trong các cuộc họp vẫn kiến định là không để thiếu hàng, kế hoạch vận chuyển thế nào đó vào ban đêm vì còn bị cấm đường nữa. Nhưng theo kinh nghiệm thì những ngày hội như thế này chắc là phải lên. Người ta đổ về vui chơi như thế, ăn uống, dịch vụ như thế thì không lên mới là lạ.
Có nhiều dự báo cho rằng tăng khoảng 0,5-0,6%. Nguyên nhân tác động thì miền Bắc vào vụ thu hoạch thì có thể vẫn lên, tai xanh ảnh hưởng thịt lợn nhưng các mặt hàng thay thế vẫn lên, giáo dục thì còn một số tỉnh chưa tăng…
Hà Nội tháng này tăng, tỷ trọng lớn thì có thể kéo giá chung lên một chút. Nhưng Hà Nội tháng 9 đã tăng 0,96% rồi thì tháng 10 chắc cũng tăng nhẹ nhẹ thôi.
Ông có nghĩ CPI cả năm sẽ tăng đến 9-10% không?
Đến giờ, tôi không nghĩ sẽ cao đến mức ấy. Tôi vẫn cho rằng năm nay là năm theo quy luật bình thường. Nếu không có đột biến của nhóm giáo dục thì khả năng khống chế lạm phát như chỉ tiêu đặt ra là trong tầm tay.
Sau 6 tháng đầu năm, tôi nghĩ có khi chỉ dưới 7% và đạt chỉ tiêu Quốc hội đặt ra. Ngay đến tháng trước, chỉ số giá so với tháng 12 vẫn còn thấp, chỉ tăng trên 5%. Nhưng lại bị trận vừa rồi…
Nhưng nói chung là nếu không tính giáo dục thì xu hướng cũng cho thấy CPI đang lên. Tháng 8 mới tăng có 0,23%, không tính giáo dục thì tháng 9 cũng đã tăng 0,6-0,7% rồi, chứ có phải ít đâu.