Nhiều quan ngại sau đột biến CPI tháng 9
Khá nhiều đại diện bộ, ngành, doanh nghiệp đã đưa vấn đề lạm phát năm nay ra bàn thảo tại cuộc họp giao ban sản xuất tháng 9
Khá nhiều đại diện bộ, ngành, doanh nghiệp đã đưa vấn đề lạm phát năm nay ra bàn thảo tại cuộc họp giao ban sản xuất tháng 9, vừa được tổ chức sáng 27/9 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mức tăng đột biến chỉ số giá tiêu dùng lên tới 1,31% trong tháng 9 (so với tháng 8), sau 5 tháng chỉ dao động ở mức thấp, dẫn tới nhiều quan ngại về diễn biến chỉ số gia tiêu dùng (CPI) sắp tới. Phải lường trước được những biến động để có giải pháp điều hành phù hợp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông mở lời với các đại biểu.
Lần đầu tiên chủ trì cuộc họp định kỳ hàng tháng này, ông Đông muốn tập trung vào những khó khăn để tìm giải pháp, hơn là nghe các báo cáo đã gửi từ trước, trong đó “rung lên” nhiều con số đầy tự hào. Và lạm phát, ngay lập tức, là sự phản hồi đầu tiên.
Những tác nhân hiển hiện ảnh hưởng đến CPI các tháng cuối năm có thể dễ dàng điểm mặt như nhóm nguyên nhân đã xuất hiện từ tháng 8; chu kỳ tiêu dùng và đầu tư cuối năm; các rủi ro tiềm ẩn về thiên tai, dịch bệnh…
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Tổng cục Thống kê), những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng vừa qua như xăng dầu, học phí sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả trong các tháng tới.
Bà Vân cũng đặc biệt lưu ý đến tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vừa qua. Tăng tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa nhập khẩu, làm tăng chí phí đầu vào sản xuất và đẩy giá thị trường lên cao, bà phân tích.
Sau mức 8,8 tỷ USD của năm ngoái, khả năng cán cân thanh toán thâm hụt tiếp 4 tỷ USD trong năm nay, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khiến nguyên nhân từ tỷ giá trở nên đáng lo ngại hơn.
Một đại diện của Ngân hàng Nhà nước tham dự buổi họp cũng lưu ý, mặc dù nhập siêu đã được khống chế thành công ở mức dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, nếu so với 6,5 tỷ USD nhập siêu của 9 tháng đầu năm ngoái thì giá trị tuyệt đối của cùng kỳ năm nay vẫn cao hơn, đã đạt gần 8,6 tỷ USD.
Mấy năm gần đây, nhập siêu đều trên 10 tỷ USD gây khó khăn cho thanh khoản ngoại tệ, tạo sức ép lên tỷ giá, đồng thời là lạm phát, vị này lưu ý.
“Tôi chia sẻ quan điểm này, giá trị tuyệt đối của nhập siêu mới là quan trọng và đó mới là bản chất của giao ban, cần đưa vào báo cáo trình Chính phủ”, Thứ trưởng Đông nói.
Ở một góc nhìn khác, vấn đề cân đối tiền hàng cũng mang tới lo ngại. Theo bà Vân, tiêu dùng thường tăng trong những tháng cuối năm, có thể ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến giá cả. Trong khi đó, các công trình đầu tư trong năm nay lại bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân trong những tháng sắp tới.
Ông Phạm Đức Hồng, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đưa thêm dẫn chứng. Trước sức ép phải giải ngân, nếu không muốn bị điều vốn sang các công trình khác, một số dự án đã có hiện tượng “chạy” tạm ứng (theo quy định được phép tạm ứng 30%).
Nếu các địa phương phát hiện thấy có hiện tượng giải ngân tăng nhanh thì cần lưu ý xem có dự án nào chạy tạm ứng không, ông Hồng lưu ý.
Việc các đơn vị thi công xin tạm ứng, dù theo quy định của pháp luật, nhưng khi khối lượng chưa có thì khoản tiền được “tuồn” ra thị trường có thể dẫn tới những mất cân bằng về tiền - hàng, là nguyên nhân gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng.
Ngoài ra, các nhân tốc bất thường của thời tiết, dịch bệnh cũng không thể loại trừ. Nếu thiên tai xảy ra trên diện rộng, tác động đủ lớn, hoặc diễn ra tại những khu vực nhạy cảm (ví dụ tại miền Trung làm cắt đứt đường vận chuyển lương thực), thì việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.
Mức tăng đột biến chỉ số giá tiêu dùng lên tới 1,31% trong tháng 9 (so với tháng 8), sau 5 tháng chỉ dao động ở mức thấp, dẫn tới nhiều quan ngại về diễn biến chỉ số gia tiêu dùng (CPI) sắp tới. Phải lường trước được những biến động để có giải pháp điều hành phù hợp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông mở lời với các đại biểu.
Lần đầu tiên chủ trì cuộc họp định kỳ hàng tháng này, ông Đông muốn tập trung vào những khó khăn để tìm giải pháp, hơn là nghe các báo cáo đã gửi từ trước, trong đó “rung lên” nhiều con số đầy tự hào. Và lạm phát, ngay lập tức, là sự phản hồi đầu tiên.
Những tác nhân hiển hiện ảnh hưởng đến CPI các tháng cuối năm có thể dễ dàng điểm mặt như nhóm nguyên nhân đã xuất hiện từ tháng 8; chu kỳ tiêu dùng và đầu tư cuối năm; các rủi ro tiềm ẩn về thiên tai, dịch bệnh…
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Tổng cục Thống kê), những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng vừa qua như xăng dầu, học phí sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả trong các tháng tới.
Bà Vân cũng đặc biệt lưu ý đến tác động từ việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vừa qua. Tăng tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến giá hàng hóa nhập khẩu, làm tăng chí phí đầu vào sản xuất và đẩy giá thị trường lên cao, bà phân tích.
Sau mức 8,8 tỷ USD của năm ngoái, khả năng cán cân thanh toán thâm hụt tiếp 4 tỷ USD trong năm nay, theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khiến nguyên nhân từ tỷ giá trở nên đáng lo ngại hơn.
Một đại diện của Ngân hàng Nhà nước tham dự buổi họp cũng lưu ý, mặc dù nhập siêu đã được khống chế thành công ở mức dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, nếu so với 6,5 tỷ USD nhập siêu của 9 tháng đầu năm ngoái thì giá trị tuyệt đối của cùng kỳ năm nay vẫn cao hơn, đã đạt gần 8,6 tỷ USD.
Mấy năm gần đây, nhập siêu đều trên 10 tỷ USD gây khó khăn cho thanh khoản ngoại tệ, tạo sức ép lên tỷ giá, đồng thời là lạm phát, vị này lưu ý.
“Tôi chia sẻ quan điểm này, giá trị tuyệt đối của nhập siêu mới là quan trọng và đó mới là bản chất của giao ban, cần đưa vào báo cáo trình Chính phủ”, Thứ trưởng Đông nói.
Ở một góc nhìn khác, vấn đề cân đối tiền hàng cũng mang tới lo ngại. Theo bà Vân, tiêu dùng thường tăng trong những tháng cuối năm, có thể ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến giá cả. Trong khi đó, các công trình đầu tư trong năm nay lại bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân trong những tháng sắp tới.
Ông Phạm Đức Hồng, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đưa thêm dẫn chứng. Trước sức ép phải giải ngân, nếu không muốn bị điều vốn sang các công trình khác, một số dự án đã có hiện tượng “chạy” tạm ứng (theo quy định được phép tạm ứng 30%).
Nếu các địa phương phát hiện thấy có hiện tượng giải ngân tăng nhanh thì cần lưu ý xem có dự án nào chạy tạm ứng không, ông Hồng lưu ý.
Việc các đơn vị thi công xin tạm ứng, dù theo quy định của pháp luật, nhưng khi khối lượng chưa có thì khoản tiền được “tuồn” ra thị trường có thể dẫn tới những mất cân bằng về tiền - hàng, là nguyên nhân gây sức ép lên chỉ số giá tiêu dùng.
Ngoài ra, các nhân tốc bất thường của thời tiết, dịch bệnh cũng không thể loại trừ. Nếu thiên tai xảy ra trên diện rộng, tác động đủ lớn, hoặc diễn ra tại những khu vực nhạy cảm (ví dụ tại miền Trung làm cắt đứt đường vận chuyển lương thực), thì việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.