FPT Telecom được chủ động xây dựng và kinh doanh mạng viễn thông
FPT Telecom vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép cấp phép triển khai mạng đường trục liên tỉnh và quốc tế
FPT Telecom vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép cấp phép triển khai mạng đường trục liên tỉnh và quốc tế.
Với giấy phép “Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông” số 254/GP-BTTTT và 255/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cấp cho FPT Telecom, công ty này sẽ được hoàn toàn chủ động trong việc đầu tư, xây dựng hệ thống mạng viễn thông liên tỉnh trên toàn quốc và mạng viễn thông quốc tế kết nối các nước nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhằm cung cấp trực tiếp cũng như bán lại các dịch vụ viễn thông.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Phó giám đốc FPT Telecom Chi nhánh Hà Nội, giấy phép mới tạo điều kiện để công ty mở rộng hơn nữa mạng lưới cung cấp dịch vụ viễn thông, với các mức giá hấp dẫn hơn. Ông Khoa nói FPT Telecom sẽ nhanh chóng tăng dung lượng kết nối Internet để đảm bảo tốc độ truy cập mạng tốt nhất, đồng thời được sử dụng các dịch vụ với công nghệ tiên tiến, đa dịch vụ, như: truyền hình Internet (IPTV), điện thoại, fax, video, giải trí...
Trong vòng 12 - 18 tháng tới, FPT Telecom sẽ tiến hành xây dựng đường trục liên tỉnh Hà Nội - Tp.HCM với dung lượng lên tới 10 Gbps, đường trục quốc tế từ Hà Nội đi Móng Cái, Lạng Sơn kết nối với Hồng Kông, Thượng Hải cũng với dung lượng 10 Gbps, đường trục quốc tế từ Tp.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu để tham gia vào Liên minh cáp biển quốc tế trên tuyến cáp AAG (Asia - America Gateway),…
Công ty cũng dự kiến đầu tư phát triển các dịch vụ truyền thống và mở rộng như: dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế, dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại Internet (IP Phone), dịch vụ thông tin, giải trí, thương mại dựa trên nền viễn thông, Internet băng rộng ADSL,…
Đến nay, Việt Nam có bảy doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) và FPT Telecom.
Với giấy phép “Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông” số 254/GP-BTTTT và 255/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông vừa cấp cho FPT Telecom, công ty này sẽ được hoàn toàn chủ động trong việc đầu tư, xây dựng hệ thống mạng viễn thông liên tỉnh trên toàn quốc và mạng viễn thông quốc tế kết nối các nước nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhằm cung cấp trực tiếp cũng như bán lại các dịch vụ viễn thông.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Phó giám đốc FPT Telecom Chi nhánh Hà Nội, giấy phép mới tạo điều kiện để công ty mở rộng hơn nữa mạng lưới cung cấp dịch vụ viễn thông, với các mức giá hấp dẫn hơn. Ông Khoa nói FPT Telecom sẽ nhanh chóng tăng dung lượng kết nối Internet để đảm bảo tốc độ truy cập mạng tốt nhất, đồng thời được sử dụng các dịch vụ với công nghệ tiên tiến, đa dịch vụ, như: truyền hình Internet (IPTV), điện thoại, fax, video, giải trí...
Trong vòng 12 - 18 tháng tới, FPT Telecom sẽ tiến hành xây dựng đường trục liên tỉnh Hà Nội - Tp.HCM với dung lượng lên tới 10 Gbps, đường trục quốc tế từ Hà Nội đi Móng Cái, Lạng Sơn kết nối với Hồng Kông, Thượng Hải cũng với dung lượng 10 Gbps, đường trục quốc tế từ Tp.HCM đi Bà Rịa - Vũng Tàu để tham gia vào Liên minh cáp biển quốc tế trên tuyến cáp AAG (Asia - America Gateway),…
Công ty cũng dự kiến đầu tư phát triển các dịch vụ truyền thống và mở rộng như: dịch vụ điện thoại trong nước và quốc tế, dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại Internet (IP Phone), dịch vụ thông tin, giải trí, thương mại dựa trên nền viễn thông, Internet băng rộng ADSL,…
Đến nay, Việt Nam có bảy doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) và FPT Telecom.