Giá đầu vào tăng mạnh, Vinamilk báo lãi giảm 6,5%
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM-HOSE) vừa công bố báo cáo hợp nhất soát xét quý 1/2021...
Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất quý 1 đạt 13.190 tỷ đồng, giảm gần 7% so với cùng kỳ (14.153 tỷ đồng); Lợi nhuận gộp đạt gần 5.755 tỷ đồng, giảm 1,5% (66.06 tỷ đồng)
Trong kỳ, chí phí bán hàng giảm mạnh 14% từ 3.004 tỷ đồng xuống còn 2.586 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 6% từ hơn 389 tỷ, xuống 367 tỷ đồng. Hoạt động khác báo lãi 82 tỷ - cùng kỳ lỗ 4,7 tỷ đồng
Kết quả, Vinamilk báo loại nhuận sau thuế đạt gần 2.597 tỷ đồng, giảm 6,5% so với cùng kỳ (2,776,8 tỷ đồng). EPS giảm 88 đồng về 1.101 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 31/3/2021, tổng tài sản tăng hơn 2.600 tỷ lên 51.051 tỷ đồng, tiền mặt và tiền gửi cuối kỳ ở mức 20.741 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng hơn 1.560 tỷ lên 6.466 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm nhẹ còn 6.642 tỷ đồng;
Theo báo cáo của SSI Reasearch, VNM đặt ra kế hoạch năm 2021 thận trọng, với kế hoạch tăng trưởng doanh thu thuần chỉ +4,1% so với cùng kỳ (không tính đến mức tăng giá bán bình quân) và lợi nhuận sau thuế đi ngang so với năm trước.
SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu VNM từ khả quan xuống trung lập và hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 109.000 đồng/cổ phiếu (từ 121.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên phương pháp P/E và DCF – do chúng tôi điều chỉnh giảm ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt -1% và -1,3% do kết quả kinh doanh quý 1/2021 kém hơn ước tính (doanh thu thuần và lợi
nhuận sau thuế giảm -6,4% và -6,5% so với cùng kỳ). Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến kế hoạch không mấy khả quan này của VNM trong năm 2021.
Ban lãnh VNM cũng giải thích rằng, nhu cầu yếu là do ảnh hưởng của đại dịch. Với lợi nhuận không tăng trưởng năm nay cũng như tăng trưởng khiêm tốn trong các năm tới, VNM đã bị bỏ lại sau so với đà phục hồi lợi nhuận của các công ty niêm yết khác trên sàn.
Trong quý 1/2021, doanh thu trong nước giảm do dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 2 và tháng 3, trong khi doanh thu xuất khẩu tăng 8% so với cùng kỳ. Theo Nielsen, mức tiêu thụ sữa giảm -6,5% so với cùng kỳ trong quý 1/2021.
Từ đầu năm đến nay, VNM đã giữ giá bán bình quân ổn định mặc dù chi phí đầu vào tăng do tình hình nhu cầu yếu như hiện nay. Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh (sữa bột tăng 19%-30% so với cùng kỳ và đường tăng +22% so với cùng kỳ trong 4T2021) có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận gộp từ quý 2/2021.
Trong quý 1/2021, MCM ghi nhận doanh thu giảm nhẹ, trong khi lợi nhuận ròng vẫn tăng trưởng ở mức một con số. Về cổ tức thì tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt được quyết định ở mức 41%/mệnh giá, trong đó đã chi trả 30%. Tỷ suất cổ tức năm 2020 là 4%. Tỷ lệ chi trả năm 2020 là 70%, so với mức 74% trong năm 2019.
Được biết, VNM thông báo đã bán hết 310.099 cổ phiếu quỹ với giá bình quân 112.619 đồng/cổ phiếu, từ ngày 6/1 đến ngày 27/1/2021 theo phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khoép lệnh. Như vậy, VNM thu về hơn 34,9 tỷ đồng - trong khi hồi đầu năm VNM ghi nhận số cổ phiếu quỹ có trị giá hơn 11,64 tỷ đồng.