Giá điện có thể tăng trong vòng 3 tháng tới
Nếu được thông qua, biểu giá điện mới có thể áp dụng trong quý 1/2009, thời điểm cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định
Nếu được thông qua, biểu giá điện mới có thể áp dụng trong quý 1/2009, thời điểm cụ thể sẽ do Chính phủ quyết định.
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào đưa ra tại buổi họp nội bộ của Bộ Công Thương với một số đơn vị liên quan, chiều 13/1, về việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, giai đoạn 2009-2012.
Tăng không phải để "giúp" EVN
Theo Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào, hiện giá bán lẻ điện trung bình của Việt Nam thấp nhất Đông Nam Á, thấp hơn cả Lào (5,2 so với 5,4 cent/kwh), trong bối cảnh giá chi phí đầu vào phục vụ cho điện như than, dầu thời gian qua liên tục tăng nhưng giá điện không tăng.
Giá điện thấp, nên dù nguồn điện vẫn thiếu và có nhiều các dự án điện có vốn đầu tư nước ngoài chào bán với giá 7,5 cent/kwh, nhiều dự án đàm phán hai năm nhưng không thống nhất được giá, nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không dám mua, vì nếu mua hơn 7 cent/kwh thì sẽ lỗ.
Trng khi đó theo tính toán của Bộ, do tỷ giá tỷ giá giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ đã thay đổi nên mức bán 5,2 cent/kwh chỉ còn 4,8 cent, quay về bằng mức giá hồi năm 2002.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cũng cho rằng do giá điện bán lẻ thấp như vậy nên nhiều công trình điện bị chậm trễ, dẫn đến thiếu nguồn điện kéo dài, phải thường xuyên cắt điện, và đặc biệt giá điện thấp không khuyến khích sử dụng tiết kiệm, thu hút các dự án đầu tư vào phát triển ngành điện.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào nói lâu nay dư luận vẫn nhìn nhận tăng giá điện là vì EVN kêu lỗ, không có vốn tái đầu tư, nhưng việc điều chỉnh giá điện có mục tiêu chính là phục vụ việc tăng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, chứ không phải là để "giúp" EVN, vì nếu không phải đầu tư nữa, cứ giữ mức giá bán hiện nay thì EVN cũng vẫn có lãi.
Theo ông, mặc dù năm nay nguồn dự trữ của ngành điện là 15% nhưng không phải nhờ ngành điện tăng mức đầu tư mà nhu cầu nền kinh tế giảm. Trong khi đó, theo Tổng sơ đồ điện VI, đến 2025, trung bình mỗi năm Việt Nam phải đưa vào thêm 4.000 MW điện mới.
Trước nhu cầu và tốc độ phát triển tương đối lớn, mà chủ yếu là nhiệt điện từ than, khí (vì điện từ thủy điện đã hết nguồn, còn điện nguyên tử dự kiến năm 2020 mới bắt đầu sử dụng), lại có giá thành cao, nên theo Bộ Công Thương, nếu không có sự điều chỉnh giá thì ngành điện sẽ không thể phát triển được.
“Tuy nhiên khi hoàn toàn chuyển sang cơ chế thị trường phải tái cơ cấu ngành điện để tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh chứ không thể để như hiện nay”, ông Hào nói.
"Không ảnh hưởng tới mục tiêu kích cầu"
Trong đề án giá điện 2009 -2012 mà EVN trình Bộ Công Thương, EVN đã đề xuất ba phương án tăng giá điện, trong đó giá điện năm 2009 sẽ tăng từ 16 đến trên 20%.
Tuy nhiên trước tình hình suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008 và dự báo cho năm 2009, ông Hào cho biết, Bộ Công Thương đã xem xét, phân tích rất cẩn thận, kỹ lưỡng và tính toán lại giá bán điện bình quân giai đoạn 2009-2012. Vì thế, phương án tăng giá điện năm 2009 đã được điều chỉnh giảm, chỉ tăng từ 8-10%, tùy theo giá nhiên liệu bình quân dự báo năm 2009.
“Nếu tăng như phương án của EVN sẽ tạo ra cú sốc, vì giá điện tăng sẽ rất nhạy cảm, hơn nữa sẽ tác động tới các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2009”, ông Hào nhìn nhận.
Nhưng liệu khi Chính phủ đang thực hiện chống giảm phát, kích cầu, việc tăng giá điện có ảnh hưởng tới mục tiêu này, nhất là việc sản xuất, kinh doanh đang có dấu hiệu giảm?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy sau buổi họp, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho rằng, việc tăng giá điện sẽ không có gì ảnh hưởng tới mục tiêu kích cầu, chống giảm phát, bởi việc điều chỉnh tăng giá được tính toán áp dụng trong bối cảnh hiện tại.
Theo Bộ Công Thương, mức giá tăng từ 8 - 10% sẽ không gây tác động lớn đến nền kinh tế. Mức tăng này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP từ 0,05 - 0,07% và chỉ số giá cả CPI tăng từ 0,25 - 0,3%.
Đối với giá điện sinh hoạt dự kiến tăng từ 13 -17%, sẽ làm tăng chi tiêu tiền điện của các hộ gia đình từ 0,3-0,35%. Bên cạnh đó, do giá điện vẫn được giữ mức giá ở bậc thang 50 Kwh để thực hiện chính sách bù giá nên tất cả các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp có mức sử dụng dưới 50 Kwh, chi phí tiền điện không tăng hoặc tăng không đáng kể.
Cũng theo tính toán của Bộ Công Thương, với các hộ sử dụng ở mức thấp nhất, dưới 50 Kwh, mức tiền tối đa phải trả thêm là 2.500 đồng/tháng; các hộ có mức sử dụng cao nhất từ 300 Kwh trở lên sẽ phải trả thêm từ 25.000 – 30.000 đồng/tháng.
Sẽ điều chỉnh theo giá than, dầu
Trong cơ cấu giá điện, giá phát điện chiếm 70- 75% giá thành, và giá phát điện lại chủ yếu phụ thuộc vào giá nhiên liệu là giá than và dầu.
Vì thế, trong cơ chế thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường Bộ Công Thương đã đề xuất, giá điện điều chỉnh từng năm theo yếu tố đầu vào và cho từng khâu cấu thành giá bán điện.
Ông Đỗ Hữu Hào cho biết, chủ trương chung năm 2009 sẽ tăng giá điện ở mức thấp để phục vụ mục tiêu hàng đầu là chống giảm phát và kích cầu đầu tư, sản xuất. Nhưng việc tăng giảm giá điện sẽ thực hiện theo cơ chế tự động điều chỉnh theo giá thị trường.
Trong những giai đoạn tiếp theo nếu giá dầu, than xuống thấp thì sẽ điều chỉnh giá điện xuống thấp hơn và ngược lại, nếu đầu vào tăng lên cao hơn thì giá điện sẽ tăng lên.
Bộ Công thương cũng đề xuất lên Chính phủ, nếu giá điện bình quân điều chỉnh tăng thấp hơn từ 5-7% sẽ do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính quyết định. Nếu cao hơn 7% thì mới phải trình Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào đưa ra tại buổi họp nội bộ của Bộ Công Thương với một số đơn vị liên quan, chiều 13/1, về việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, giai đoạn 2009-2012.
Tăng không phải để "giúp" EVN
Theo Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào, hiện giá bán lẻ điện trung bình của Việt Nam thấp nhất Đông Nam Á, thấp hơn cả Lào (5,2 so với 5,4 cent/kwh), trong bối cảnh giá chi phí đầu vào phục vụ cho điện như than, dầu thời gian qua liên tục tăng nhưng giá điện không tăng.
Giá điện thấp, nên dù nguồn điện vẫn thiếu và có nhiều các dự án điện có vốn đầu tư nước ngoài chào bán với giá 7,5 cent/kwh, nhiều dự án đàm phán hai năm nhưng không thống nhất được giá, nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không dám mua, vì nếu mua hơn 7 cent/kwh thì sẽ lỗ.
Trng khi đó theo tính toán của Bộ, do tỷ giá tỷ giá giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ đã thay đổi nên mức bán 5,2 cent/kwh chỉ còn 4,8 cent, quay về bằng mức giá hồi năm 2002.
Ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cũng cho rằng do giá điện bán lẻ thấp như vậy nên nhiều công trình điện bị chậm trễ, dẫn đến thiếu nguồn điện kéo dài, phải thường xuyên cắt điện, và đặc biệt giá điện thấp không khuyến khích sử dụng tiết kiệm, thu hút các dự án đầu tư vào phát triển ngành điện.
Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào nói lâu nay dư luận vẫn nhìn nhận tăng giá điện là vì EVN kêu lỗ, không có vốn tái đầu tư, nhưng việc điều chỉnh giá điện có mục tiêu chính là phục vụ việc tăng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, chứ không phải là để "giúp" EVN, vì nếu không phải đầu tư nữa, cứ giữ mức giá bán hiện nay thì EVN cũng vẫn có lãi.
Theo ông, mặc dù năm nay nguồn dự trữ của ngành điện là 15% nhưng không phải nhờ ngành điện tăng mức đầu tư mà nhu cầu nền kinh tế giảm. Trong khi đó, theo Tổng sơ đồ điện VI, đến 2025, trung bình mỗi năm Việt Nam phải đưa vào thêm 4.000 MW điện mới.
Trước nhu cầu và tốc độ phát triển tương đối lớn, mà chủ yếu là nhiệt điện từ than, khí (vì điện từ thủy điện đã hết nguồn, còn điện nguyên tử dự kiến năm 2020 mới bắt đầu sử dụng), lại có giá thành cao, nên theo Bộ Công Thương, nếu không có sự điều chỉnh giá thì ngành điện sẽ không thể phát triển được.
“Tuy nhiên khi hoàn toàn chuyển sang cơ chế thị trường phải tái cơ cấu ngành điện để tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh chứ không thể để như hiện nay”, ông Hào nói.
"Không ảnh hưởng tới mục tiêu kích cầu"
Trong đề án giá điện 2009 -2012 mà EVN trình Bộ Công Thương, EVN đã đề xuất ba phương án tăng giá điện, trong đó giá điện năm 2009 sẽ tăng từ 16 đến trên 20%.
Tuy nhiên trước tình hình suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008 và dự báo cho năm 2009, ông Hào cho biết, Bộ Công Thương đã xem xét, phân tích rất cẩn thận, kỹ lưỡng và tính toán lại giá bán điện bình quân giai đoạn 2009-2012. Vì thế, phương án tăng giá điện năm 2009 đã được điều chỉnh giảm, chỉ tăng từ 8-10%, tùy theo giá nhiên liệu bình quân dự báo năm 2009.
“Nếu tăng như phương án của EVN sẽ tạo ra cú sốc, vì giá điện tăng sẽ rất nhạy cảm, hơn nữa sẽ tác động tới các chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2009”, ông Hào nhìn nhận.
Nhưng liệu khi Chính phủ đang thực hiện chống giảm phát, kích cầu, việc tăng giá điện có ảnh hưởng tới mục tiêu này, nhất là việc sản xuất, kinh doanh đang có dấu hiệu giảm?
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy sau buổi họp, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào cho rằng, việc tăng giá điện sẽ không có gì ảnh hưởng tới mục tiêu kích cầu, chống giảm phát, bởi việc điều chỉnh tăng giá được tính toán áp dụng trong bối cảnh hiện tại.
Theo Bộ Công Thương, mức giá tăng từ 8 - 10% sẽ không gây tác động lớn đến nền kinh tế. Mức tăng này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP từ 0,05 - 0,07% và chỉ số giá cả CPI tăng từ 0,25 - 0,3%.
Đối với giá điện sinh hoạt dự kiến tăng từ 13 -17%, sẽ làm tăng chi tiêu tiền điện của các hộ gia đình từ 0,3-0,35%. Bên cạnh đó, do giá điện vẫn được giữ mức giá ở bậc thang 50 Kwh để thực hiện chính sách bù giá nên tất cả các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp có mức sử dụng dưới 50 Kwh, chi phí tiền điện không tăng hoặc tăng không đáng kể.
Cũng theo tính toán của Bộ Công Thương, với các hộ sử dụng ở mức thấp nhất, dưới 50 Kwh, mức tiền tối đa phải trả thêm là 2.500 đồng/tháng; các hộ có mức sử dụng cao nhất từ 300 Kwh trở lên sẽ phải trả thêm từ 25.000 – 30.000 đồng/tháng.
Sẽ điều chỉnh theo giá than, dầu
Trong cơ cấu giá điện, giá phát điện chiếm 70- 75% giá thành, và giá phát điện lại chủ yếu phụ thuộc vào giá nhiên liệu là giá than và dầu.
Vì thế, trong cơ chế thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường Bộ Công Thương đã đề xuất, giá điện điều chỉnh từng năm theo yếu tố đầu vào và cho từng khâu cấu thành giá bán điện.
Ông Đỗ Hữu Hào cho biết, chủ trương chung năm 2009 sẽ tăng giá điện ở mức thấp để phục vụ mục tiêu hàng đầu là chống giảm phát và kích cầu đầu tư, sản xuất. Nhưng việc tăng giảm giá điện sẽ thực hiện theo cơ chế tự động điều chỉnh theo giá thị trường.
Trong những giai đoạn tiếp theo nếu giá dầu, than xuống thấp thì sẽ điều chỉnh giá điện xuống thấp hơn và ngược lại, nếu đầu vào tăng lên cao hơn thì giá điện sẽ tăng lên.
Bộ Công thương cũng đề xuất lên Chính phủ, nếu giá điện bình quân điều chỉnh tăng thấp hơn từ 5-7% sẽ do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính quyết định. Nếu cao hơn 7% thì mới phải trình Thủ tướng Chính phủ.