Góc nghị trường: Biển Đông lại “về”
Không chỉ một vị đại biểu cho rằng Quốc hội cần có tuyên bố chính thức hay ra nghị quyết về biển Đông
Bất ngờ, mà cũng không bất ngờ, khi Quốc hội đang thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân, thì đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp.HCM) lại phát biểu về biển Đông.
Bất ngờ là bởi lời phát biểu hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nội dung Quốc hội đang bàn thảo. Bởi sau phiên thảo luận lịch sử “dậy sóng” tại nghị trường ngày 2/6, đây đó ở các phiên họp khác, bóng dáng giàn khoan Hải Dương 981 không còn “đậm” như trước.
Còn không bất ngờ ở chỗ, ngay từ đầu kỳ họp này, không chỉ một vị đại biểu cho rằng Quốc hội cần phải có tuyên bố chính thức hay ra nghị quyết về biển Đông.
Nay, thảo luận cũng đã xong, chất vấn cũng đã hoàn thành. Đến sáng 19/6, chỉ còn 3 ngày làm việc nữa là Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ Bảy, nhưng “trong chương trình còn lại không có mục nào dành cho biển Đông”, luật sư Trương Trọng Nghĩa giải thích khi trình bày ý kiến “lạc đề” như đã nói ở trên.
Ông Nghĩa chậm rãi và tha thiết. Nghị trường có phần lắng lại. Những chiếc máy ghi âm được bật vội, ở nơi dành cho báo chí tác nghiệp. “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ thất vọng”.
Tỏ bày như thế, đại biểu Nghĩa đề nghị “nếu cần, xin lấy ý kiến của các đại biểu, nếu đa số ủng hộ thì ta làm”. Ông cũng mong các đại biểu khác chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của mình.
Giờ giải lao, đại biểu Bùi Thị An nói, ngay từ đầu kỳ họp bà đã phát biểu rằng Quốc hội nên có nghị quyết về biển Đông để thể hiện ý chí của đại biểu Quốc hội khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
“Anh Nghĩa nêu ý kiến là đúng, nên lấy ý kiến của Quốc hội, hầu hết đại biểu Quốc hội đều trí tuệ, bản lĩnh, khách quan, nếu đa số đồng ý thì thực hiện”, bà An đồng tình.
Vị đại biểu đoàn Hà Nội cũng nói là đến thời điểm này, bà vẫn giữ quan điểm từ đầu kỳ họp là Quốc hội cần có nghị quyết về biển Đông.
“Tôi đồng ý quan điểm cần kiến nhẫn đàm thoại, nhưng mọi sự kiên nhẫn đều có giới hạn, lúc này cả nước hướng về biển đảo và mong muốn vấn đề này được giải quyết mềm mỏng, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chủ quyền”, đại biểu An chia sẻ.
Bà cũng cho rằng, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc và sẽ kiện được.
Khởi kiện Trung Quốc cũng là nội dung được luật sư Trương Trọng Nghĩa đề nghị nên được thể hiện tại nghị quyết của Quốc hội.
Với tâm thế của một luật sư, ông Nghĩa cũng dự liệu sẽ có nhiều khó khăn, nhưng khởi kiện sẽ có lợi hơn là không làm gì.
Quan điểm của đại biểu Nghĩa cũng được Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến đồng tình.
"Có thể thời gian quá gấp để ra nghị quyết, nhưng một tuyên bố chính thức thì có địa vị pháp lý cao hơn bản thông cáo đã được Quốc hội phát đi từ đầu kỳ họp", ông Tiến nói.
Nhưng, bản thông cáo đó, với một số vị đại biểu khác thì đã là hình thức phù hợp.
Kết thúc phiên thảo luận có đề nghị đặc biệt của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu không đề cập gì đến nội dung đó.
Nhưng, theo đại biểu Lê Như Tiến, trong trường hợp đại biểu chính thức đề nghị như vậy, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hồi âm chính thức trước Quốc hội.
Bất ngờ là bởi lời phát biểu hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nội dung Quốc hội đang bàn thảo. Bởi sau phiên thảo luận lịch sử “dậy sóng” tại nghị trường ngày 2/6, đây đó ở các phiên họp khác, bóng dáng giàn khoan Hải Dương 981 không còn “đậm” như trước.
Còn không bất ngờ ở chỗ, ngay từ đầu kỳ họp này, không chỉ một vị đại biểu cho rằng Quốc hội cần phải có tuyên bố chính thức hay ra nghị quyết về biển Đông.
Nay, thảo luận cũng đã xong, chất vấn cũng đã hoàn thành. Đến sáng 19/6, chỉ còn 3 ngày làm việc nữa là Quốc hội bế mạc kỳ họp thứ Bảy, nhưng “trong chương trình còn lại không có mục nào dành cho biển Đông”, luật sư Trương Trọng Nghĩa giải thích khi trình bày ý kiến “lạc đề” như đã nói ở trên.
Ông Nghĩa chậm rãi và tha thiết. Nghị trường có phần lắng lại. Những chiếc máy ghi âm được bật vội, ở nơi dành cho báo chí tác nghiệp. “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ thất vọng”.
Tỏ bày như thế, đại biểu Nghĩa đề nghị “nếu cần, xin lấy ý kiến của các đại biểu, nếu đa số ủng hộ thì ta làm”. Ông cũng mong các đại biểu khác chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của mình.
Giờ giải lao, đại biểu Bùi Thị An nói, ngay từ đầu kỳ họp bà đã phát biểu rằng Quốc hội nên có nghị quyết về biển Đông để thể hiện ý chí của đại biểu Quốc hội khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
“Anh Nghĩa nêu ý kiến là đúng, nên lấy ý kiến của Quốc hội, hầu hết đại biểu Quốc hội đều trí tuệ, bản lĩnh, khách quan, nếu đa số đồng ý thì thực hiện”, bà An đồng tình.
Vị đại biểu đoàn Hà Nội cũng nói là đến thời điểm này, bà vẫn giữ quan điểm từ đầu kỳ họp là Quốc hội cần có nghị quyết về biển Đông.
“Tôi đồng ý quan điểm cần kiến nhẫn đàm thoại, nhưng mọi sự kiên nhẫn đều có giới hạn, lúc này cả nước hướng về biển đảo và mong muốn vấn đề này được giải quyết mềm mỏng, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chủ quyền”, đại biểu An chia sẻ.
Bà cũng cho rằng, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc và sẽ kiện được.
Khởi kiện Trung Quốc cũng là nội dung được luật sư Trương Trọng Nghĩa đề nghị nên được thể hiện tại nghị quyết của Quốc hội.
Với tâm thế của một luật sư, ông Nghĩa cũng dự liệu sẽ có nhiều khó khăn, nhưng khởi kiện sẽ có lợi hơn là không làm gì.
Quan điểm của đại biểu Nghĩa cũng được Phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Lê Như Tiến đồng tình.
"Có thể thời gian quá gấp để ra nghị quyết, nhưng một tuyên bố chính thức thì có địa vị pháp lý cao hơn bản thông cáo đã được Quốc hội phát đi từ đầu kỳ họp", ông Tiến nói.
Nhưng, bản thông cáo đó, với một số vị đại biểu khác thì đã là hình thức phù hợp.
Kết thúc phiên thảo luận có đề nghị đặc biệt của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu không đề cập gì đến nội dung đó.
Nhưng, theo đại biểu Lê Như Tiến, trong trường hợp đại biểu chính thức đề nghị như vậy, thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hồi âm chính thức trước Quốc hội.