Góc nghị trường: “Sóng biển Đông” và Quốc hội
Câu chuyện liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 vẫn cứ nối dài đến phiên họp buổi chiều của Quốc hội
Sáng 20/5, sau đợt nắng nóng kéo dài, Hà Nội trở mát khi các vị đại biểu Quốc hội bắt đầu vào viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi bắt đầu một kỳ họp mới.
Từ đây, các vị đi xe riêng trở về hội trường Bộ Quốc phòng - nơi Quốc hội mượn địa điểm trong khi chờ hoàn thành ngôi nhà của chính mình - sớm hơn các vị khác một chút.
Trước tình hình biển Đông đang “dậy sóng”, khá nhiều vị đại biểu cũng chia sẻ với báo chí suy nghĩ của riêng mình.
Từng có kinh nghiệm làm việc với người Trung Quốc về một số vấn đề trên biển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo khá lo lắng.
Ông nói, Quốc hội đâu thể dàn hàng ngang "ra trận", nhưng kỳ họp này là cơ hội tốt để các vị đại biểu, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và cán bộ chủ chốt ở tất cả các địa phương bàn bạc và thống nhất quyết sách lớn để bảo vệ chủ quyền, nhưng vẫn giữ được hòa bình, ổn định.
"Tất nhiên mình vẫn phải khôn khéo, nhưng phải tận dụng hết quyền năng của Quốc hội, kể cả việc phân bổ nguồn lực", ông Thảo suy tính.
Cựu chiến binh, Trung tướng Phùng Khắc Đăng cho biết không riêng ông mà một số anh em nữa, đều muốn có một thông điệp mạnh mẽ từ nghị trường về tình hình biển Đông.
Lạ hơn khi vận complet, nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc vẫn vào chuyện rất tự nhiên, giản dị.
"Đường lối chính sách nào cũng mong hòa hiếu, tất nhiên đó là bài toán khó, và bài toán này chỉ giải quyết được khi Nhà nước và người dân có sự chia sẻ với nhau", ông bắt đầu câu chuyện biển Đông.
Theo ông, trong xã hội truyền thống chỉ cần có một minh quân là đủ, ông ta có quyền lực trong tay và người dân tin tưởng tuyệt đối vào vị minh quân đó. Còn xã hội dân chủ ngày nay thì cần có sự chia sẻ giữa Nhà nước và nhân dân, và lúc này là cơ hội để mọi chuyện được đặt lên bàn.
Đó là một vài trao đổi đáng chú ý trước khi tiếng Quốc ca khai mạc kỳ họp cất lên.
Vào chương trình chính thức, như đã hứa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chuyển thông điệp về biển Đông đến cử tri cả nước qua truyền hình trực tiếp, ngay phát biểu khai mạc.
Ông nói rằng, hòa bình và an ninh đang bị đe dọa. Và việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống của cả tàu chiến và máy bay quân sự là sự bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng và hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc.
Chính phủ cũng “hứa” sẽ ứng phó kịp thời trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.
Ý kiến cử tri được tập hợp qua mặt trận Tổ quốc thì thể hiện sự tin tưởng và mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có biện pháp phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Và câu chuyện liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 vẫn cứ nối dài đến phiên họp buổi chiều.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời báo chí ngay trước cửa hội trường. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cũng trong vòng vây của máy ghi âm và máy ảnh. Cả các vị khách mời cũng sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình.
"Bên cạnh các ý kiến cá nhân của đại biểu, thì Quốc hội nhất định nên có hình thức phù hợp để chuyển tải thông điệp mạnh mẽ đến cử tri về quyết tâm bảo vệ chủ quyền", Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Trần Ngọc Thuận nói với VnEconomy.
Vị doanh nhân này cũng kỳ vọng, thông điệp và hành động từ cơ quan quyền lực cao nhất có thể thắp sáng hơn ngọn lửa yêu nước và dập tắt những sự manh động, gây rối. Bởi nền kinh tế sẽ rất khó khăn nếu đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư, ông nói.
16h15, Quốc hội bắt đầu nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Và như thường lệ, đây vẫn là phiên họp kín.
Nói như một số vị đại biểu thì bên cạnh nghe báo cáo, thảo luận về tình hình biển Đông, mỗi vị đại diện cho dân nên thể hiện tinh thần yêu nước thiết thực nhất bằng việc hoàn thành thật tốt nhiệm vụ tại kỳ họp này. Đừng né tránh các vấn đề cử tri gửi gắm và mong đợi, và đừng sợ trách nhiệm...
Từ đây, các vị đi xe riêng trở về hội trường Bộ Quốc phòng - nơi Quốc hội mượn địa điểm trong khi chờ hoàn thành ngôi nhà của chính mình - sớm hơn các vị khác một chút.
Trước tình hình biển Đông đang “dậy sóng”, khá nhiều vị đại biểu cũng chia sẻ với báo chí suy nghĩ của riêng mình.
Từng có kinh nghiệm làm việc với người Trung Quốc về một số vấn đề trên biển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo khá lo lắng.
Ông nói, Quốc hội đâu thể dàn hàng ngang "ra trận", nhưng kỳ họp này là cơ hội tốt để các vị đại biểu, trong đó có cả lãnh đạo cấp cao ở Trung ương và cán bộ chủ chốt ở tất cả các địa phương bàn bạc và thống nhất quyết sách lớn để bảo vệ chủ quyền, nhưng vẫn giữ được hòa bình, ổn định.
"Tất nhiên mình vẫn phải khôn khéo, nhưng phải tận dụng hết quyền năng của Quốc hội, kể cả việc phân bổ nguồn lực", ông Thảo suy tính.
Cựu chiến binh, Trung tướng Phùng Khắc Đăng cho biết không riêng ông mà một số anh em nữa, đều muốn có một thông điệp mạnh mẽ từ nghị trường về tình hình biển Đông.
Lạ hơn khi vận complet, nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc vẫn vào chuyện rất tự nhiên, giản dị.
"Đường lối chính sách nào cũng mong hòa hiếu, tất nhiên đó là bài toán khó, và bài toán này chỉ giải quyết được khi Nhà nước và người dân có sự chia sẻ với nhau", ông bắt đầu câu chuyện biển Đông.
Theo ông, trong xã hội truyền thống chỉ cần có một minh quân là đủ, ông ta có quyền lực trong tay và người dân tin tưởng tuyệt đối vào vị minh quân đó. Còn xã hội dân chủ ngày nay thì cần có sự chia sẻ giữa Nhà nước và nhân dân, và lúc này là cơ hội để mọi chuyện được đặt lên bàn.
Đó là một vài trao đổi đáng chú ý trước khi tiếng Quốc ca khai mạc kỳ họp cất lên.
Vào chương trình chính thức, như đã hứa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chuyển thông điệp về biển Đông đến cử tri cả nước qua truyền hình trực tiếp, ngay phát biểu khai mạc.
Ông nói rằng, hòa bình và an ninh đang bị đe dọa. Và việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống của cả tàu chiến và máy bay quân sự là sự bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng và hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc.
Chính phủ cũng “hứa” sẽ ứng phó kịp thời trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.
Ý kiến cử tri được tập hợp qua mặt trận Tổ quốc thì thể hiện sự tin tưởng và mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có biện pháp phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Và câu chuyện liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981 vẫn cứ nối dài đến phiên họp buổi chiều.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời báo chí ngay trước cửa hội trường. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng cũng trong vòng vây của máy ghi âm và máy ảnh. Cả các vị khách mời cũng sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình.
"Bên cạnh các ý kiến cá nhân của đại biểu, thì Quốc hội nhất định nên có hình thức phù hợp để chuyển tải thông điệp mạnh mẽ đến cử tri về quyết tâm bảo vệ chủ quyền", Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Trần Ngọc Thuận nói với VnEconomy.
Vị doanh nhân này cũng kỳ vọng, thông điệp và hành động từ cơ quan quyền lực cao nhất có thể thắp sáng hơn ngọn lửa yêu nước và dập tắt những sự manh động, gây rối. Bởi nền kinh tế sẽ rất khó khăn nếu đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư, ông nói.
16h15, Quốc hội bắt đầu nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Và như thường lệ, đây vẫn là phiên họp kín.
Nói như một số vị đại biểu thì bên cạnh nghe báo cáo, thảo luận về tình hình biển Đông, mỗi vị đại diện cho dân nên thể hiện tinh thần yêu nước thiết thực nhất bằng việc hoàn thành thật tốt nhiệm vụ tại kỳ họp này. Đừng né tránh các vấn đề cử tri gửi gắm và mong đợi, và đừng sợ trách nhiệm...