Góc nghị trường: “Bao giờ cho đến ngày xưa”
Ngày xưa bộ trưởng là trưởng ban soạn thảo luật bị Quốc hội “xoay” toát mồ hôi hột
Sáng 3/6, góp ý sửa Luật Tổ chức Quốc hội, không ít vị đại biểu muốn “đổi mới như cũ” quy trình làm luật.
Ngày nay ban soạn thảo luật chỉ cần Ủy ban Thường vụ Quốc hội gật đầu là khỏe, còn ngày xưa bộ trưởng là trưởng ban soạn thảo luật bị Quốc hội “xoay” toát mồ hôi hột, đại biểu Trần Du Lịch so sánh.
“Ngày xưa” được đại biểu Lịch nhắc đến ở đây chính là nhiệm kỳ Quốc hội khóa 9, cũng là khóa đầu tiên ông có số ghế tại nghị trường.
Khi đó, theo trí nhớ của ông, Quốc hội cũng làm nhiều bộ luật lớn về hình sự, dân sự, lao động… Mỗi khi Quốc hội thảo luận tại hội trường thì bộ trưởng là trưởng ban soạn thảo đều có mặt với cả bộ máy tham mưu giúp việc khá đông.
Với mỗi vấn đề đại biểu chưa đồng tình thì ban soạn thảo được mời giải trình trở lại ngay, sau đó lại tiếp tục tranh luận, khi tranh luận đến cùng rồi thì Quốc hội biểu quyết ngay nội dung đó để ban soạn thảo chỉnh sửa trước khi trình Quốc hội thông qua.
Hồi đó thông qua từng điều, từng chương nên luật chặt chẽ về câu chữ, câu chữ khác là nội dung khác, ông Lịch kể lại. Và cũng nhờ bị xoay toát mồ hôi hột nên các vị bộ trưởng được giao làm trưởng ban soạn thảo phải rất am tường các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh để “chống đỡ” với đại biểu.
Bẵng qua khóa 10 và 11, trở lại nghị trường ở khóa 12, đại biểu Trần Du Lịch “thực sự bất ngờ”, bởi khi Quốc hội thảo luận dự án luật nào đó thì lại “đối đầu” với Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật - chứ không phải là ban soạn thảo.
Với cách làm hiện nay, theo ông Lịch, sau khi đại biểu thảo luận tại tổ, ra hội trường đại biểu sẽ thảo luận theo cách “xếp gạch”, tức là theo thứ tự đăng ký, ai chuẩn bị sao thì nói vậy, hiếm khi có tranh luận đi tranh luận lại.
Rồi trước khi Quốc hội biểu quyết sẽ nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Và nếu có điều nào Ủy ban Thường vụ Quốc hội “xin được giữ nguyên như dự thảo” thì đại biểu cũng không có cơ hội để tranh luận tiếp.
Bởi thế, đôi khi trước những vấn đề còn gây tranh cãi, các vị đại biểu sẽ nhận được phiếu xin ý kiến, song điều này theo nhiều vị thì cũng không có nhiều ý nghĩa cho lắm. Vì, nếu không nghe tranh luận để hiểu đến tận cùng vấn đề, thì rất khó thể hiện chính kiến.
Nếu một vấn đề không thảo luận đến cùng mà lấy ý kiến tham khảo đa số thì đa số đó không có cơ sở và chưa chắc đã đúng, đại biểu Trần Du Lịch phát biểu tại nghị trường trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chiều 26/5 vừa qua.
Theo cách làm này thì “dường như ý kiến đại biểu Quốc hội là ý kiến cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham khảo, chứ không phải ý kiến quyết định”, theo nhìn nhận của đại biểu Lịch.
Đồng tình với quan điểm nói trên, nhiều ý kiến tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM băn khoăn khi dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) vẫn quy định: “ Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý hoàn thiện dự án luật”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói, ông hơi “ngại” sự chỉ đạo này, bởi ngày xưa là ban soạn thảo dự án luật ngồi đó, tranh luận trực tiếp với đại biểu, sau đó lấy biểu quyết. Còn chỉ đạo tiếp thu thì có thể nhiều vấn đề sẽ sót.
Nhấn mạnh sửa Luật Tổ chức Quốc hội là cơ hội làm luật của chính mình, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét, cách thảo luận như hiện nay khiến cho đại biểu hiếm có cơ hội tranh luận, ý kiến thảo luận ở tổ rất tâm huyết nhưng khi trình ra Quốc hội tiếp thu rất ít, và không tiếp thu cũng không giải trình.
Với phân tích đó, bà Tâm cho rằng phải dành thời gian cho đại biểu tranh luận về những vấn đề còn có chính kiến khác nhau. Để khi bấm nút là phải rõ cái điều mình bấm. “Nhiều vấn đề khi bấm nút rất lơ mơ, băn khoăn lắm, rất là không yên tâm”, bà nói.
Có lẽ, các phân tích nói trên cũng là một phần câu trả lời cho câu hỏi, tại sao không ít phiên thảo luận tổ kết thúc khi mới 10 giờ sáng, dù đã bố trí đến hai dự án luật cùng một buổi. Và vì sao luật pháp mấy năm nay "rối rắm như ma trận", như nhận xét của đại biểu Đỗ Văn Đương tại phiên thảo luận sáng nay.
Ngày nay ban soạn thảo luật chỉ cần Ủy ban Thường vụ Quốc hội gật đầu là khỏe, còn ngày xưa bộ trưởng là trưởng ban soạn thảo luật bị Quốc hội “xoay” toát mồ hôi hột, đại biểu Trần Du Lịch so sánh.
“Ngày xưa” được đại biểu Lịch nhắc đến ở đây chính là nhiệm kỳ Quốc hội khóa 9, cũng là khóa đầu tiên ông có số ghế tại nghị trường.
Khi đó, theo trí nhớ của ông, Quốc hội cũng làm nhiều bộ luật lớn về hình sự, dân sự, lao động… Mỗi khi Quốc hội thảo luận tại hội trường thì bộ trưởng là trưởng ban soạn thảo đều có mặt với cả bộ máy tham mưu giúp việc khá đông.
Với mỗi vấn đề đại biểu chưa đồng tình thì ban soạn thảo được mời giải trình trở lại ngay, sau đó lại tiếp tục tranh luận, khi tranh luận đến cùng rồi thì Quốc hội biểu quyết ngay nội dung đó để ban soạn thảo chỉnh sửa trước khi trình Quốc hội thông qua.
Hồi đó thông qua từng điều, từng chương nên luật chặt chẽ về câu chữ, câu chữ khác là nội dung khác, ông Lịch kể lại. Và cũng nhờ bị xoay toát mồ hôi hột nên các vị bộ trưởng được giao làm trưởng ban soạn thảo phải rất am tường các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh để “chống đỡ” với đại biểu.
Bẵng qua khóa 10 và 11, trở lại nghị trường ở khóa 12, đại biểu Trần Du Lịch “thực sự bất ngờ”, bởi khi Quốc hội thảo luận dự án luật nào đó thì lại “đối đầu” với Ủy ban Thường vụ Quốc hội - cơ quan tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật - chứ không phải là ban soạn thảo.
Với cách làm hiện nay, theo ông Lịch, sau khi đại biểu thảo luận tại tổ, ra hội trường đại biểu sẽ thảo luận theo cách “xếp gạch”, tức là theo thứ tự đăng ký, ai chuẩn bị sao thì nói vậy, hiếm khi có tranh luận đi tranh luận lại.
Rồi trước khi Quốc hội biểu quyết sẽ nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Và nếu có điều nào Ủy ban Thường vụ Quốc hội “xin được giữ nguyên như dự thảo” thì đại biểu cũng không có cơ hội để tranh luận tiếp.
Bởi thế, đôi khi trước những vấn đề còn gây tranh cãi, các vị đại biểu sẽ nhận được phiếu xin ý kiến, song điều này theo nhiều vị thì cũng không có nhiều ý nghĩa cho lắm. Vì, nếu không nghe tranh luận để hiểu đến tận cùng vấn đề, thì rất khó thể hiện chính kiến.
Nếu một vấn đề không thảo luận đến cùng mà lấy ý kiến tham khảo đa số thì đa số đó không có cơ sở và chưa chắc đã đúng, đại biểu Trần Du Lịch phát biểu tại nghị trường trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chiều 26/5 vừa qua.
Theo cách làm này thì “dường như ý kiến đại biểu Quốc hội là ý kiến cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham khảo, chứ không phải ý kiến quyết định”, theo nhìn nhận của đại biểu Lịch.
Đồng tình với quan điểm nói trên, nhiều ý kiến tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM băn khoăn khi dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) vẫn quy định: “ Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý hoàn thiện dự án luật”.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói, ông hơi “ngại” sự chỉ đạo này, bởi ngày xưa là ban soạn thảo dự án luật ngồi đó, tranh luận trực tiếp với đại biểu, sau đó lấy biểu quyết. Còn chỉ đạo tiếp thu thì có thể nhiều vấn đề sẽ sót.
Nhấn mạnh sửa Luật Tổ chức Quốc hội là cơ hội làm luật của chính mình, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận xét, cách thảo luận như hiện nay khiến cho đại biểu hiếm có cơ hội tranh luận, ý kiến thảo luận ở tổ rất tâm huyết nhưng khi trình ra Quốc hội tiếp thu rất ít, và không tiếp thu cũng không giải trình.
Với phân tích đó, bà Tâm cho rằng phải dành thời gian cho đại biểu tranh luận về những vấn đề còn có chính kiến khác nhau. Để khi bấm nút là phải rõ cái điều mình bấm. “Nhiều vấn đề khi bấm nút rất lơ mơ, băn khoăn lắm, rất là không yên tâm”, bà nói.
Có lẽ, các phân tích nói trên cũng là một phần câu trả lời cho câu hỏi, tại sao không ít phiên thảo luận tổ kết thúc khi mới 10 giờ sáng, dù đã bố trí đến hai dự án luật cùng một buổi. Và vì sao luật pháp mấy năm nay "rối rắm như ma trận", như nhận xét của đại biểu Đỗ Văn Đương tại phiên thảo luận sáng nay.