Góc nhìn: Mắc-ca và những vật cản theo kiểu “đoán mò”
Một vị lãnh đạo doanh nghiệp bộc bạch với tôi: “Sao các bác ấy lại cứ lo việc của người khác?”
Trong một bản tin phát trên truyền hình hôm 5/8 vừa qua, người ta cho biết ở tỉnh Gia Lai, bà con đang ồ ạt trồng mắc-ca mà không theo quy hoạch. “Nhà đài” sau đó cảnh báo bà con phải thận trọng khi trồng loại cây này.
Cũng mới đây, trong một hội thảo do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức, một vị quan chức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói về việc trồng mắc-ca: “Chúng tôi quyết định chỉ trồng 10.000 ha...”.
Điều lạ lùng là, nhiều vị còn chưa nhìn thấy mắc-ca bao giờ, nhưng vẫn phát biểu về nó.
Vì vậy, ngay tại hội thảo đó, tôi đã mời mọi người đi thăm những nơi đã trồng. Chỉ có hai người từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin đi. Hai anh cũng thẳng thắn cho biết: họ chưa tin cây mắc-ca vì có nhiều thông tin trái chiều và nhiều người phản đối.
Thế nhưng, khi tới khu vườn 8 ha trồng toàn mắc-ca ở huyện M'Đrăk, tỉnh Đắc Lắc thì cả hai anh đều ngỡ ngàng. Vườn mới trồng được hơn 3 năm mà cây chi chít quả…
Tôi nghĩ rằng, các nhà khoa học và các cán bộ quản lý phải luôn luôn đi sát thực tế thì chúng ta mới đưa ra được những quyết định chính xác. Đôi khi sự trì trệ - mà các vị coi là thận trọng - lại làm mất cơ hội của chúng ta trên thị trường thế giới. Chỉ đạo mà sai thì ảnh hưởng rất lớn.
Trong thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận đề tài khảo sát về cây mắc-ca từ năm 1994. Tới nay, đã 21 năm rồi! Có lẽ, chúng ta đã khảo sát hời hợt, nên tới nay vẫn chưa đưa ra được những đánh giá chính xác. Mọi kết luận vẫn chung chung, thậm chí nhiều đơn vị tới giờ còn xin được... khảo sát tiếp.
Nhưng tới khi các doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia vào việc thử nghiệm, thì vấn đề mới rõ ràng.
Các kết quả thật bất ngờ. Mọi người đều thấy: trồng mắc-ca là tốt ở Việt Nam. Các chuyên gia Úc tới thăm cho rằng, mắc-ca trồng ở Việt Nam còn cho kết quả tốt hơn mắc-ca trồng ở Úc. Hàng trăm gia đình nông dân đã vào cuộc. Cá nhân tôi đã đến thăm hầu hết các vùng đã trồng. Những người trồng theo đúng kỹ thuật đều “thắng”, nên bây giờ dù có cấm đoán thì họ vẫn trồng.
Điều đáng mừng là nhiều doanh nghiệp lớn đã phát hiện tiềm năng và nhảy vào phát triển cây mắc-ca. Điều này đúng với yêu cầu của Thủ tướng, khi ông đã nhiều lần kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp. Chỉ có các doanh nghiệp nhúng tay vào thì nông thôn mới khởi sắc được.
Cách làm của các doanh nghiệp lớn rất rõ ràng. Trên lĩnh vực này, họ còn thận trọng hơn đa số chúng ta. Họ cho người đi thăm khắp các nơi đã trồng mắc-ca trên phạm vi cả nước, họ cử các đoàn sang Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nam Phi… để tìm hiểu về việc trồng, chế biến và tiêu thụ; họ mời nhiều chuyên gia đến tận công ty để trình bày kỹ càng về loại cây mới này, nhiều nơi còn thuê hẳn các nhà khoa học làm cố vấn cho họ để trồng mắc-ca; họ chế biến thử và lên kế hoạch xây dựng nhà máy...
Mọi việc đều rất bài bản và khẩn trương. Riêng dịp Tết Âm lịch vừa qua, hàng chục tấn mắc-ca do họ nhập về và chế biến đã được tung ra thị trường để thăm dò. Tuy giá đắt mà vẫn bán hết. Điều đó giúp họ xác định đúng hơn hướng đi.
Trong lúc đó, một số quan chức vẫn lặp đi, lặp lại rằng, phải thận trọng vì nếu trồng nhiều thì sẽ bị ế!
Một vị lãnh đạo doanh nghiệp bộc bạch với tôi: “Sao các bác ấy lại cứ lo việc của người khác? Bọn em làm doanh nghiệp thì bọn em phải tính chứ. Các bác ấy làm sao tính giỏi bằng chúng em? Bọn em bỏ tiền ra là phải xét rất kỹ! Tiền của bọn em chứ có phải tiền của các bác ấy đâu. Xin cứ để bọn em chủ động làm. Làm tốt thì đóng thuế càng tốt. Dân giàu, nước sẽ mạnh. Xin các bác cứ lo việc của các bác ấy đi! Cây lúa, cây ngô có hàng nghìn năm ở nước ta mà các bác ấy đã lo được bộ giống tốt đâu. Lúa thì kém chất lượng, ngô thì có nơi lại không có hạt. Khoai, sắn thì đã ai lo chế biến cho dân đâu, hàng ế ẩm khắp nơi. Việc của các bác ấy còn nhiều lắm. Việc nhỏ này cứ để bọn em lo. Biết đâu, dân làm với chúng em lại mau giàu hơn là làm với các bác ấy…”.
Anh ấy còn nói nhiều lắm, đại khái là: muốn có sản phẩm mắc-ca tốt thì phải đủ số lượng hạt, đủ diện tích gieo trồng. Bộ đừng ra các quyết định thiếu căn cứ, làm ngáng chân các doanh nghiệp. Mà nếu có ra thì họ cũng không làm theo. Như vậy, càng mất uy tín…
Tôi cho rằng, dự kiến giới hạn quy hoạch mắc-ca chỉ vỏn vẹn 10.000 ha là không hợp lý và sẽ bị người dân và doanh nghiệp bỏ ngoài tai. Chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của các doanh nghiệp.
Thủ tướng đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào mặt trận nông nghiệp. Vậy thì, các quan chức đừng đưa ra những vật cản theo kiểu “đoán mò”, làm nản lòng người dân.
Cũng mới đây, trong một hội thảo do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức, một vị quan chức từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói về việc trồng mắc-ca: “Chúng tôi quyết định chỉ trồng 10.000 ha...”.
Điều lạ lùng là, nhiều vị còn chưa nhìn thấy mắc-ca bao giờ, nhưng vẫn phát biểu về nó.
Vì vậy, ngay tại hội thảo đó, tôi đã mời mọi người đi thăm những nơi đã trồng. Chỉ có hai người từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin đi. Hai anh cũng thẳng thắn cho biết: họ chưa tin cây mắc-ca vì có nhiều thông tin trái chiều và nhiều người phản đối.
Thế nhưng, khi tới khu vườn 8 ha trồng toàn mắc-ca ở huyện M'Đrăk, tỉnh Đắc Lắc thì cả hai anh đều ngỡ ngàng. Vườn mới trồng được hơn 3 năm mà cây chi chít quả…
Tôi nghĩ rằng, các nhà khoa học và các cán bộ quản lý phải luôn luôn đi sát thực tế thì chúng ta mới đưa ra được những quyết định chính xác. Đôi khi sự trì trệ - mà các vị coi là thận trọng - lại làm mất cơ hội của chúng ta trên thị trường thế giới. Chỉ đạo mà sai thì ảnh hưởng rất lớn.
Trong thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận đề tài khảo sát về cây mắc-ca từ năm 1994. Tới nay, đã 21 năm rồi! Có lẽ, chúng ta đã khảo sát hời hợt, nên tới nay vẫn chưa đưa ra được những đánh giá chính xác. Mọi kết luận vẫn chung chung, thậm chí nhiều đơn vị tới giờ còn xin được... khảo sát tiếp.
Nhưng tới khi các doanh nghiệp và hộ nông dân tham gia vào việc thử nghiệm, thì vấn đề mới rõ ràng.
Các kết quả thật bất ngờ. Mọi người đều thấy: trồng mắc-ca là tốt ở Việt Nam. Các chuyên gia Úc tới thăm cho rằng, mắc-ca trồng ở Việt Nam còn cho kết quả tốt hơn mắc-ca trồng ở Úc. Hàng trăm gia đình nông dân đã vào cuộc. Cá nhân tôi đã đến thăm hầu hết các vùng đã trồng. Những người trồng theo đúng kỹ thuật đều “thắng”, nên bây giờ dù có cấm đoán thì họ vẫn trồng.
Điều đáng mừng là nhiều doanh nghiệp lớn đã phát hiện tiềm năng và nhảy vào phát triển cây mắc-ca. Điều này đúng với yêu cầu của Thủ tướng, khi ông đã nhiều lần kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp. Chỉ có các doanh nghiệp nhúng tay vào thì nông thôn mới khởi sắc được.
Cách làm của các doanh nghiệp lớn rất rõ ràng. Trên lĩnh vực này, họ còn thận trọng hơn đa số chúng ta. Họ cho người đi thăm khắp các nơi đã trồng mắc-ca trên phạm vi cả nước, họ cử các đoàn sang Mỹ, Trung Quốc, Úc, Nam Phi… để tìm hiểu về việc trồng, chế biến và tiêu thụ; họ mời nhiều chuyên gia đến tận công ty để trình bày kỹ càng về loại cây mới này, nhiều nơi còn thuê hẳn các nhà khoa học làm cố vấn cho họ để trồng mắc-ca; họ chế biến thử và lên kế hoạch xây dựng nhà máy...
Mọi việc đều rất bài bản và khẩn trương. Riêng dịp Tết Âm lịch vừa qua, hàng chục tấn mắc-ca do họ nhập về và chế biến đã được tung ra thị trường để thăm dò. Tuy giá đắt mà vẫn bán hết. Điều đó giúp họ xác định đúng hơn hướng đi.
Trong lúc đó, một số quan chức vẫn lặp đi, lặp lại rằng, phải thận trọng vì nếu trồng nhiều thì sẽ bị ế!
Một vị lãnh đạo doanh nghiệp bộc bạch với tôi: “Sao các bác ấy lại cứ lo việc của người khác? Bọn em làm doanh nghiệp thì bọn em phải tính chứ. Các bác ấy làm sao tính giỏi bằng chúng em? Bọn em bỏ tiền ra là phải xét rất kỹ! Tiền của bọn em chứ có phải tiền của các bác ấy đâu. Xin cứ để bọn em chủ động làm. Làm tốt thì đóng thuế càng tốt. Dân giàu, nước sẽ mạnh. Xin các bác cứ lo việc của các bác ấy đi! Cây lúa, cây ngô có hàng nghìn năm ở nước ta mà các bác ấy đã lo được bộ giống tốt đâu. Lúa thì kém chất lượng, ngô thì có nơi lại không có hạt. Khoai, sắn thì đã ai lo chế biến cho dân đâu, hàng ế ẩm khắp nơi. Việc của các bác ấy còn nhiều lắm. Việc nhỏ này cứ để bọn em lo. Biết đâu, dân làm với chúng em lại mau giàu hơn là làm với các bác ấy…”.
Anh ấy còn nói nhiều lắm, đại khái là: muốn có sản phẩm mắc-ca tốt thì phải đủ số lượng hạt, đủ diện tích gieo trồng. Bộ đừng ra các quyết định thiếu căn cứ, làm ngáng chân các doanh nghiệp. Mà nếu có ra thì họ cũng không làm theo. Như vậy, càng mất uy tín…
Tôi cho rằng, dự kiến giới hạn quy hoạch mắc-ca chỉ vỏn vẹn 10.000 ha là không hợp lý và sẽ bị người dân và doanh nghiệp bỏ ngoài tai. Chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của các doanh nghiệp.
Thủ tướng đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào mặt trận nông nghiệp. Vậy thì, các quan chức đừng đưa ra những vật cản theo kiểu “đoán mò”, làm nản lòng người dân.