Hàng Việt có giữ được vị trí ở Campuchia?
Tại thị trường Campuchia, hiện hàng Việt Nam đang chiếm vị trí thứ hai sau hàng Thái Lan
Hiện hàng Việt Nam đang chiếm vị trí thứ hai sau hàng Thái Lan tại thị trường Campuchia, nhưng nếu không có những thay đổi thời gian tới vị trí này có thể sẽ mất đi.
Kết quả của Nghiên cứu về người bán lẻ Campuchia, so sánh hàng Việt Nam với hàng Thái Lan, Trung Quốc do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Trương Đoàn tiến hành trong tháng 8/2009, tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Battambong đã cho thấy: Hiện hàng Việt Nam đang đứng thứ hai sau hàng Thái Lan tại quốc gia này.
Vẫn còn băn khoăn
Nguyên nhân chính khiến hàng Việt Nam được ưa chuộng tại Campuchia chủ yếu là do có giá bán rẻ hơn so với hàng Thái Lan và chất lượng cũng ở mức chấp nhận được.
Tiếp nữa là do Việt Nam và Campuchia rất gần nhau về mặt địa lý nên việc đặt hàng, giao nhận hàng hoá được tiến hành tương đối thuận lợi.
Tám năm qua chương trình giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao tại Campuchia cũng đã góp phần đáng kể vào việc quảng bá cho hàng hoá nước ta tại thị trường này. Hiện người dân nước bạn đã khá quen thuộc với một số thương hiệu của Việt Nam như: Kinh Đô, Vina Acecook…
Nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra nhược điểm chính của hàng Việt Nam vẫn là chất lượng không ổn định, tốt ở những lô đầu nhưng giảm dần chất lượng ở các lô sau.
Sản phẩm cũng chưa thân thiện với người tiêu dùng Campuchia do hầu hết đều không có in tiếng Khmer trên bao bì hay trong các tài liệu hướng dẫn, ngay cả trên các sản phẩm rất cần có sự hướng dẫn đối với quá trình sử dụng như phân bón, nông dược…
Với một số hàng hoá, người bán hàng còn phàn nàn không thể liên hệ với nhà sản xuất Việt Nam do trên sản phẩm không có địa chỉ. Điều này khiến họ lo ngại hàng hoá của Việt Nam có thể bị làm giả ở trong nước rồi đưa sang Campuchia, hoặc bị làm giả ngay tại quốc gia này thì nhà sản xuất cùng rất khó khởi kiện. Băn khoăn trên của các nhà bán lẻ tới thời điểm này vẫn chưa nhận được sự giải thích từ các nhà sản xuất Việt Nam.
Về ngành hàng thực phẩm, các nhà sản xuất cũng chưa có những nghiên cứu sâu về thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng mà vẫn bán những sản phẩm mình đang có. Sản phẩm mì gói ăn liền của là một ví dụ, lượng tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam tại đây là khá lớn, nhưng chủ yếu là do trọng lượng lớn hơn và giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
Hàng hoá của Việt Nam cũng không được hỗ trợ bán hàng như của Thái Lan. Hiện nhiều công ty Thái Lan đều thường xuyên cử nhân viên tới thăm các cửa hàng trưng bày sản phẩm. Thậm chí, các cửa hàng này hàng tháng còn được nhận một khoản tiền nhất định cho việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá.
Riêng đối với một số sản phẩm như phân bón, giống cây trồng trong quá trình sử dụng nếu người dân gặp phải khó khăn gì, cán bộ của công ty từ Thái Lan có thể bay sang để cùng người tiêu dùng phối hợp tháo gỡ những vướng mắc.
Vị trí hiện tại có thể bị lung lay
Campuchia có 14,7 triệu dân, thu nhập bình quân 600 USD/người/năm. Hầu hết các loại hàng hoá đều không bị hạn chế về số lượng nhập khẩu vào nước này. Đây được đánh giá là thị trường khá tiềm năng của hàng hoá Việt Nam.
Năm 2008, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt mức 1,7 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu trị giá hơn 1,45 tỉ USD sang Campuchia.
Nhưng theo ông Trương Cung Nghĩa, Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Trương Đoàn, thành viên của tổ nghiên cứu, tới đây nếu hàng hoá nước ta không có sự cải tiến thì vị trí hiện tại rất dễ mất đi.
Thứ nhất, thời gian qua, Trung Quốc vẫn chưa thực sự coi Campuchia là thị trường tiềm năng nên chưa có kế hoạch chiếm lĩnh. Thứ hai, hàng hoá của một số nước như Malaysia, Philippine, Inđônêxia… cũng đã bắt đầu có mặt trên thị trường này. Trong khi đó, cộng đồng người Hoa sống ở Campuchia lại có mối quan hệ khá tốt với cộng đồng người Hoa tại các nước trên. Thứ ba, hoạt động xúc tiến thương mại của các nước như Thái Lan được tiến hành rất bài bản và vẫn được sự hỗ trợ của Chính phủ.
Còn việc xuất khẩu hàng hoá sang Campuchia ở nước ta hiện nay vẫn mạnh ai nấy làm. Ông Nghĩa cho rằng, tình hình trên chỉ có thể thực sự thay đổi khi có sự tham gia và giữ vai trò “nhạc trưởng” của cơ quan quản lý Nhà nước.
Kết quả của Nghiên cứu về người bán lẻ Campuchia, so sánh hàng Việt Nam với hàng Thái Lan, Trung Quốc do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Trương Đoàn tiến hành trong tháng 8/2009, tại thủ đô Phnom Penh và tỉnh Battambong đã cho thấy: Hiện hàng Việt Nam đang đứng thứ hai sau hàng Thái Lan tại quốc gia này.
Vẫn còn băn khoăn
Nguyên nhân chính khiến hàng Việt Nam được ưa chuộng tại Campuchia chủ yếu là do có giá bán rẻ hơn so với hàng Thái Lan và chất lượng cũng ở mức chấp nhận được.
Tiếp nữa là do Việt Nam và Campuchia rất gần nhau về mặt địa lý nên việc đặt hàng, giao nhận hàng hoá được tiến hành tương đối thuận lợi.
Tám năm qua chương trình giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao tại Campuchia cũng đã góp phần đáng kể vào việc quảng bá cho hàng hoá nước ta tại thị trường này. Hiện người dân nước bạn đã khá quen thuộc với một số thương hiệu của Việt Nam như: Kinh Đô, Vina Acecook…
Nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra nhược điểm chính của hàng Việt Nam vẫn là chất lượng không ổn định, tốt ở những lô đầu nhưng giảm dần chất lượng ở các lô sau.
Sản phẩm cũng chưa thân thiện với người tiêu dùng Campuchia do hầu hết đều không có in tiếng Khmer trên bao bì hay trong các tài liệu hướng dẫn, ngay cả trên các sản phẩm rất cần có sự hướng dẫn đối với quá trình sử dụng như phân bón, nông dược…
Với một số hàng hoá, người bán hàng còn phàn nàn không thể liên hệ với nhà sản xuất Việt Nam do trên sản phẩm không có địa chỉ. Điều này khiến họ lo ngại hàng hoá của Việt Nam có thể bị làm giả ở trong nước rồi đưa sang Campuchia, hoặc bị làm giả ngay tại quốc gia này thì nhà sản xuất cùng rất khó khởi kiện. Băn khoăn trên của các nhà bán lẻ tới thời điểm này vẫn chưa nhận được sự giải thích từ các nhà sản xuất Việt Nam.
Về ngành hàng thực phẩm, các nhà sản xuất cũng chưa có những nghiên cứu sâu về thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng mà vẫn bán những sản phẩm mình đang có. Sản phẩm mì gói ăn liền của là một ví dụ, lượng tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam tại đây là khá lớn, nhưng chủ yếu là do trọng lượng lớn hơn và giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
Hàng hoá của Việt Nam cũng không được hỗ trợ bán hàng như của Thái Lan. Hiện nhiều công ty Thái Lan đều thường xuyên cử nhân viên tới thăm các cửa hàng trưng bày sản phẩm. Thậm chí, các cửa hàng này hàng tháng còn được nhận một khoản tiền nhất định cho việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá.
Riêng đối với một số sản phẩm như phân bón, giống cây trồng trong quá trình sử dụng nếu người dân gặp phải khó khăn gì, cán bộ của công ty từ Thái Lan có thể bay sang để cùng người tiêu dùng phối hợp tháo gỡ những vướng mắc.
Vị trí hiện tại có thể bị lung lay
Campuchia có 14,7 triệu dân, thu nhập bình quân 600 USD/người/năm. Hầu hết các loại hàng hoá đều không bị hạn chế về số lượng nhập khẩu vào nước này. Đây được đánh giá là thị trường khá tiềm năng của hàng hoá Việt Nam.
Năm 2008, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt mức 1,7 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu trị giá hơn 1,45 tỉ USD sang Campuchia.
Nhưng theo ông Trương Cung Nghĩa, Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Trương Đoàn, thành viên của tổ nghiên cứu, tới đây nếu hàng hoá nước ta không có sự cải tiến thì vị trí hiện tại rất dễ mất đi.
Thứ nhất, thời gian qua, Trung Quốc vẫn chưa thực sự coi Campuchia là thị trường tiềm năng nên chưa có kế hoạch chiếm lĩnh. Thứ hai, hàng hoá của một số nước như Malaysia, Philippine, Inđônêxia… cũng đã bắt đầu có mặt trên thị trường này. Trong khi đó, cộng đồng người Hoa sống ở Campuchia lại có mối quan hệ khá tốt với cộng đồng người Hoa tại các nước trên. Thứ ba, hoạt động xúc tiến thương mại của các nước như Thái Lan được tiến hành rất bài bản và vẫn được sự hỗ trợ của Chính phủ.
Còn việc xuất khẩu hàng hoá sang Campuchia ở nước ta hiện nay vẫn mạnh ai nấy làm. Ông Nghĩa cho rằng, tình hình trên chỉ có thể thực sự thay đổi khi có sự tham gia và giữ vai trò “nhạc trưởng” của cơ quan quản lý Nhà nước.