Mở ngân hàng ở Campuchia: Phương án nào để thâm nhập?
Sau Agribank và Sacombank, BIDV mới hoàn thành cú “đúp” khi vừa mở đại diện, vừa “mua đứt” một ngân hàng tại Campuchia
Sau Agribank và Sacombank, BIDV mới hoàn thành cú “đúp” khi vừa mở đại diện, vừa “mua đứt” một ngân hàng tư nhân tại Campuchia.
Một số ngân hàng ngân hàng thương mại cũng đang ngấp nghé thị trường này nhưng lựa chọn phương án nào để thâm nhập đang là bài toán khá phức tạp.
Khác với một số quốc gia trong khu vực áp dụng mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ thì Campuchia cho phép Ngân hàng Quốc gia (NBC) giữ vai trò độc lập với Chính phủ, quản lý tập trung toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Cánh cửa đang mở rộng
Tính đến 30/6/2009, Campuchia có 25 ngân hàng thương mại với 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 21 ngân hàng bản địa, ngân hàng bản địa bao gồm cả các ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 6 ngân hàng chuyên doanh; 2 văn phòng đại diện và các tổ chức tài chính vi mô, quầy thu đổi ngoại tệ có đăng ký.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, xét về tổng thể, quy mô hệ thống ngân hàng thương mại Campuchia vẫn còn nhỏ bé. Số liệu đến đầu tháng 1/2009 cho thấy, tổng tài sản toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nước này là 4.284,9 triệu USD, chỉ tương đương 28% tổng tài sản của BIDV; huy động vốn đạt 2.467,2 triệu USD và tổng dư nợ là 2.409,7 triệu USD.
Thị phần tập trung chủ yếu ở 4 ngân hàng lớn nhất như ACLEDA Bank, Canadia Bank, Campubank và ANZ Royal. Bốn ngân hàng này chiếm 64% tổng tài sản, 72% tổng dư nợ và 70% tổng tiền gửi toàn hệ thống.
Đặc biệt, Campuchia là quốc gia có độ mở trong lĩnh vực ngân hàng rất lớn với 2/3 số ngân hàng nước ngoài, chiếm 65% thị phần toàn hệ thống.
Dù vậy, khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng của văn phòng đại diện và người dân còn hạn chế, tăng trưởng huy động vốn chậm, dịch vụ ngân hàng còn nghèo và gói gọn trong các dịch vụ truyền thống như tiền gửi, cho vay, thanh toán. Trong khi đó, dịch vụ thẻ rất ít, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, kinh doanh ngoại hối gần như chưa có, giao dịch phái sinh và thị trường trái phiếu chưa xuất hiện.
Xét về quan hệ kinh tế, theo đánh giá của Tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia, quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai nước đang gia tăng mạnh mẽ. Tính đến nay, Việt Nam có 400 văn phòng đại diện đang đầu tư vào nước này với 28 dự án, vốn đăng ký 228 triệu USD, chiếm 28% vốn đầu ra ra nước ngoài của Việt Nam.
“Thực tế này cho thấy, cần phải có hiện diện các thiết chế ngân hàng - tài chính sở hữu của Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Campuchia, nhằm triển khai các hoạt động tài chính, ngân hàng, vừa đáp ứng chính sách và yêu cầu phát triển của Vương quốc Campuchia, vừa đảm bảo lợi ích của các văn phòng đại diện Việt Nam”, ông Trần Bắc Hà nói.
Liên doanh, mở đại diện hay “mua đứt”?
Tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia cho rằng, nhìn chung, thị trường ngân hàng Campuchia đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, điều kiện gia nhập khá mở và đơn giản.
Đó là cơ hội tốt, nhiều triển vọng cho các ngân hàng Việt Nam, nhất là đối với các định chế tài chính lớn, có tham vọng, chiến lược rõ ràng và dài hơi để thâm nhập, cung cấp các dịch vụ cạnh tranh, sản phẩm mới, đặc biệt là vai trò kiến tạo thị trường.
Trước khi có hiện diện thương mại và đầu tư của BIDV, Việt Nam mới chỉ có hai “đại diện” là Agribank và Sacombank khai trương chi nhánh ngày 23/6/2009 tại nhà số 60, đại lộ Norodom, phường Chey Chumnas, quận Daun Pênh, Phnom Pênh.
Một vấn đề đặt ra với các ngân hàng khi mở rộng đầu tư ở Campuchia là lựa chọn phương thức nào. Từng bước thâm nhập và mở rộng thị phần thông qua liên doanh, liên kết, mở văn phòng đại diện, lập chi nhánh hay “mua đứt” một ngân hàng để tái cấu trúc lại hoạt động, đang là bài toán không dễ giải đáp.
Lãnh đạo Ban đầu tư một ngân hàng quốc doanh cho rằng, lựa chọn phương án nào để thâm nhập thị trường này cũng phải trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác, chuẩn bị nguồn lực tài chính, nhân lực và không thể không đề cập tới yếu tố thời cơ.
Theo ông này, phương án “mua đứt” một ngân hàng nào đó và tái cấu trúc lại hoạt động là tốt nhất. Bởi lẽ, xét về điều kiện luật pháp thì giới hạn hàng rào kỹ thuật trong ngành này thấp và “dư địa” ngân hàng tư nhân có thể đàm phán để mua vẫn còn.
Tuy nhiên, nếu chọn phương án này, các ngân hàng Việt Nam phải có năng lực quản trị, tài chính, nhân lực rất mạnh và kèm theo đó là các kỹ năng đàm phán để mua được với mức giá tốt nhất. Chưa kể, sau đó là quá trình tái cấu trúc kéo dài cả năm trời.
Lấy ví dụ đối với vấn đề nhân lực. Khi Vietnam Airlines tham gia liên doanh tái lập Hãng Hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air, trước khó khăn tuyển dụng nhân lực nước sở tại, cán bộ Vietnam Airlines phải đi khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhiều người Khơ me sinh sống để tuyển người nhưng chưa thể sử dụng ngay được mà phải đào tạo thêm nghiệp vụ hàng tháng liền.
Tương tự với BIDV, ngân hàng này cũng phải điều chuyển Giám đốc LaoVietBank từ Viêng Chăn đảm nhiệm Giám đốc PIBank ở Campuchia cùng nhiều cán bộ chủ chốt khác từ Việt Nam sang.
Một phương án khác mà vị chuyên viên đầu tư nói trên đưa ra là liên doanh, liên kết nhưng theo ông, phương án này rất “khó làm” vì quyền tự chủ không cao, đó là chưa nói tới việc tìm được đối tác “môn đăng hộ đối” không hề dễ dàng.
Bởi vậy, theo ông này, nếu muốn an toàn và “liệu cơm gắp mắm” so với khả năng của mình, các ngân hàng nên cân nhắc phương án mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Mặt tích cực của phương án này là không bị áp lực về tài chính, nhân lực trong ngắn hạn nhưng cũng vì thế mà quá trình thâm nhập thị trường sẽ kéo dài thêm.
Ngay cả với Sacombank là một ngân hàng lớn của Việt Nam nhưng cũng mất hơn một năm nghiên cứu thị trường sau đó mới khai trương chi nhánh tại đây.
Một số ngân hàng ngân hàng thương mại cũng đang ngấp nghé thị trường này nhưng lựa chọn phương án nào để thâm nhập đang là bài toán khá phức tạp.
Khác với một số quốc gia trong khu vực áp dụng mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ thì Campuchia cho phép Ngân hàng Quốc gia (NBC) giữ vai trò độc lập với Chính phủ, quản lý tập trung toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Cánh cửa đang mở rộng
Tính đến 30/6/2009, Campuchia có 25 ngân hàng thương mại với 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 21 ngân hàng bản địa, ngân hàng bản địa bao gồm cả các ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 6 ngân hàng chuyên doanh; 2 văn phòng đại diện và các tổ chức tài chính vi mô, quầy thu đổi ngoại tệ có đăng ký.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, xét về tổng thể, quy mô hệ thống ngân hàng thương mại Campuchia vẫn còn nhỏ bé. Số liệu đến đầu tháng 1/2009 cho thấy, tổng tài sản toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nước này là 4.284,9 triệu USD, chỉ tương đương 28% tổng tài sản của BIDV; huy động vốn đạt 2.467,2 triệu USD và tổng dư nợ là 2.409,7 triệu USD.
Thị phần tập trung chủ yếu ở 4 ngân hàng lớn nhất như ACLEDA Bank, Canadia Bank, Campubank và ANZ Royal. Bốn ngân hàng này chiếm 64% tổng tài sản, 72% tổng dư nợ và 70% tổng tiền gửi toàn hệ thống.
Đặc biệt, Campuchia là quốc gia có độ mở trong lĩnh vực ngân hàng rất lớn với 2/3 số ngân hàng nước ngoài, chiếm 65% thị phần toàn hệ thống.
Dù vậy, khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng của văn phòng đại diện và người dân còn hạn chế, tăng trưởng huy động vốn chậm, dịch vụ ngân hàng còn nghèo và gói gọn trong các dịch vụ truyền thống như tiền gửi, cho vay, thanh toán. Trong khi đó, dịch vụ thẻ rất ít, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, kinh doanh ngoại hối gần như chưa có, giao dịch phái sinh và thị trường trái phiếu chưa xuất hiện.
Xét về quan hệ kinh tế, theo đánh giá của Tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia, quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai nước đang gia tăng mạnh mẽ. Tính đến nay, Việt Nam có 400 văn phòng đại diện đang đầu tư vào nước này với 28 dự án, vốn đăng ký 228 triệu USD, chiếm 28% vốn đầu ra ra nước ngoài của Việt Nam.
“Thực tế này cho thấy, cần phải có hiện diện các thiết chế ngân hàng - tài chính sở hữu của Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Campuchia, nhằm triển khai các hoạt động tài chính, ngân hàng, vừa đáp ứng chính sách và yêu cầu phát triển của Vương quốc Campuchia, vừa đảm bảo lợi ích của các văn phòng đại diện Việt Nam”, ông Trần Bắc Hà nói.
Liên doanh, mở đại diện hay “mua đứt”?
Tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia cho rằng, nhìn chung, thị trường ngân hàng Campuchia đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, điều kiện gia nhập khá mở và đơn giản.
Đó là cơ hội tốt, nhiều triển vọng cho các ngân hàng Việt Nam, nhất là đối với các định chế tài chính lớn, có tham vọng, chiến lược rõ ràng và dài hơi để thâm nhập, cung cấp các dịch vụ cạnh tranh, sản phẩm mới, đặc biệt là vai trò kiến tạo thị trường.
Trước khi có hiện diện thương mại và đầu tư của BIDV, Việt Nam mới chỉ có hai “đại diện” là Agribank và Sacombank khai trương chi nhánh ngày 23/6/2009 tại nhà số 60, đại lộ Norodom, phường Chey Chumnas, quận Daun Pênh, Phnom Pênh.
Một vấn đề đặt ra với các ngân hàng khi mở rộng đầu tư ở Campuchia là lựa chọn phương thức nào. Từng bước thâm nhập và mở rộng thị phần thông qua liên doanh, liên kết, mở văn phòng đại diện, lập chi nhánh hay “mua đứt” một ngân hàng để tái cấu trúc lại hoạt động, đang là bài toán không dễ giải đáp.
Lãnh đạo Ban đầu tư một ngân hàng quốc doanh cho rằng, lựa chọn phương án nào để thâm nhập thị trường này cũng phải trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác, chuẩn bị nguồn lực tài chính, nhân lực và không thể không đề cập tới yếu tố thời cơ.
Theo ông này, phương án “mua đứt” một ngân hàng nào đó và tái cấu trúc lại hoạt động là tốt nhất. Bởi lẽ, xét về điều kiện luật pháp thì giới hạn hàng rào kỹ thuật trong ngành này thấp và “dư địa” ngân hàng tư nhân có thể đàm phán để mua vẫn còn.
Tuy nhiên, nếu chọn phương án này, các ngân hàng Việt Nam phải có năng lực quản trị, tài chính, nhân lực rất mạnh và kèm theo đó là các kỹ năng đàm phán để mua được với mức giá tốt nhất. Chưa kể, sau đó là quá trình tái cấu trúc kéo dài cả năm trời.
Lấy ví dụ đối với vấn đề nhân lực. Khi Vietnam Airlines tham gia liên doanh tái lập Hãng Hàng không quốc gia Cambodia Angkor Air, trước khó khăn tuyển dụng nhân lực nước sở tại, cán bộ Vietnam Airlines phải đi khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhiều người Khơ me sinh sống để tuyển người nhưng chưa thể sử dụng ngay được mà phải đào tạo thêm nghiệp vụ hàng tháng liền.
Tương tự với BIDV, ngân hàng này cũng phải điều chuyển Giám đốc LaoVietBank từ Viêng Chăn đảm nhiệm Giám đốc PIBank ở Campuchia cùng nhiều cán bộ chủ chốt khác từ Việt Nam sang.
Một phương án khác mà vị chuyên viên đầu tư nói trên đưa ra là liên doanh, liên kết nhưng theo ông, phương án này rất “khó làm” vì quyền tự chủ không cao, đó là chưa nói tới việc tìm được đối tác “môn đăng hộ đối” không hề dễ dàng.
Bởi vậy, theo ông này, nếu muốn an toàn và “liệu cơm gắp mắm” so với khả năng của mình, các ngân hàng nên cân nhắc phương án mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Mặt tích cực của phương án này là không bị áp lực về tài chính, nhân lực trong ngắn hạn nhưng cũng vì thế mà quá trình thâm nhập thị trường sẽ kéo dài thêm.
Ngay cả với Sacombank là một ngân hàng lớn của Việt Nam nhưng cũng mất hơn một năm nghiên cứu thị trường sau đó mới khai trương chi nhánh tại đây.