Hạt gạo và bài toán lợi nhuận người trồng lúa
Để tăng thu nhập của người nông dân, cần thay đổi cơ cấu quản lý kinh doanh xuất khẩu gạo
Thành tựu của ngành trồng lúa ở Việt Nam đã được thế giới khen ngợi, thế nhưng chúng ta vẫn day dứt vì những nông dân trồng lúa là những người nghèo nhất.
Nghịch lý này đã được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng nêu ra tại hội nghị "Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từ tăng trưởng đến thịnh vượng bền vững", vừa được tổ chức tại Cần Thơ.
Điều băn khoăn của vị thứ trưởng này là các câu hỏi bắt đầu từ “nếu như” cũng đã được nêu lên rất nhiều lần. Nếu như khâu tiêu thụ lúa và xuất khẩu gạo được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn, nếu như lợi ích giữa sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu được phân chia công bằng hơn, nếu như đầu tư cho tồn trữ gạo thực hiện sớm hơn và mạnh hơn, nếu như doanh nghiệp chịu gắn kết với vùng nguyên liệu để nâng cao chất lượng lúa gạo và xây dựng thương hiệu gạo?...
Những vấn đề nêu trên đặt Việt Nam trước yêu cầu hoạch định chiến lược mới cho phát triển lúa gạo trong 10-20 năm tới và xa hơn trước bối cảnh những thách thức lớn hơn chung toàn cầu như: biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng lượng...
Hiện tại và tương lai lúa gạo chắc chắn vẫn là trụ cột chính của an ninh lương thực quốc gia, nhưng trọng trách này chỉ có thể đạt được bền vững khi những vùng trồng lúa phải trở thành những vùng phồn thịnh của nông thôn Việt Nam và người trồng lúa phải có thu nhập và lợi nhuận tương xứng. Mục tiêu này đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam phải có những đổi thay lớn để tạo ra bước phát triển mới cho giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
Tại hội nghị có nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh các vấn đề: an ninh lương thực, giảm diện tích đất trồng lúa, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các đập nước ở thượng nguồn sông Mê Kông, hiệu quả thương mại lúa gạo, phát triển nông nghiệp nông thôn,...
Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng thu nhập của người nông dân cần thay đổi cơ cấu quản lý kinh doanh xuất khẩu gạo chứ không phải thay đổi cơ cấu ngành trồng lúa. Trong xuất khẩu chúng ta đang có phân khúc thị trường tốt, hiện nhiều doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng nhà máy xay sát, đặt ở những vùng sản xuất lúa lớn.
Trong vấn đề an ninh lương thực, cần phải xác định chiến lược phù hợp trong cạnh tranh với các nước. Trong chuỗi giá trị lúa gạo, lợi nhuận của người trồng lúa được hầu hết các diễn giả quan tâm phân tích nhiều nhất.
TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp miền Nam cho biết, trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, trước mắt việc hết sức quan trọng là phải ổn định được năng suất hiện có. “Theo tôi phương án giữ đất lúa càng nhiều càng tốt, và tôi rất đồng tình với phương án 3,8 triệu ha đất lúa của Chính phủ, đây là phương án an toàn nhất. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là thu nhập của người trồng lúa quá thấp, đó là bài toán mà tất cả các phương án đều phải nghĩ đến, nếu người nông dân không thu nhập cao thì tất cả những gì chúng ta đưa ra hôm nay chỉ là lý thuyết”, ông Bửu nói.
Theo ông Steven Jaffee, Điều phối viên Ban Nông thôn, Ngân hàng Thế giới, nông dân Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long được giao nhiệm vụ nuôi cả dân tộc. Họ đã làm được và vượt mục tiêu này. Tuy nhiên, lợi nhuận mà họ nhận được từ lúa gạo không bảo đảm sinh kế. Khó có thể tìm thấy sự bùng nổ lợi ích từ xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động của chuỗi giá trị lúa gạo đến nay chỉ có thể gọi là “tạm được”. Vì vậy rất cần hiện đại hóa chuỗi giá trị này cả về mặt vật chất lẫn thể chế, để đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của người sản xuất lẫn tiêu dùng trong tương lai. Hiện chưa thấy rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, có vẻ họ tham gia quá nhiều vào các hoạt động thương mại và quá ít vào dịch vụ công.
Từ năm 2010 và xa hơn, chúng ta cần đáp ứng “nhu cầu cơ bản” của cả bên sản xuất và tiêu dùng. Đáp ứng nguyện vọng của người sản xuất khác và lựa chọn người tiêu dùng. Để gia tăng giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam cần xác định lại tầm nhìn đến 2020 về gạo, an ninh lương thực và kinh tế nông thôn.
Gạo là sản phẩm chiếm tỷ phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nhưng lại đang giảm dần. Do vậy, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp cận linh hoạt hơn đối với quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện các chiến lược hỗ trợ khác nhau ở cấp vùng và tỉnh, và giữa các hộ gia đình khác nhau. Tăng cường chiến lược đa ngành để giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực ở hộ gia đình và giảm đáng kể suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tách biệt hẳn các hệ thống cả chiến lược đối với xuất khẩu gạo mang tính xã hội và thương mại.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần định hướng lại trọng tâm chuyển từ các chức năng thương mại sang tập trung vào các mục tiêu xã hội “hàng hóa công” và quản trị rủi ro.
Nghịch lý này đã được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng nêu ra tại hội nghị "Lúa gạo, nông dân và phát triển nông thôn ở Việt Nam - Từ tăng trưởng đến thịnh vượng bền vững", vừa được tổ chức tại Cần Thơ.
Điều băn khoăn của vị thứ trưởng này là các câu hỏi bắt đầu từ “nếu như” cũng đã được nêu lên rất nhiều lần. Nếu như khâu tiêu thụ lúa và xuất khẩu gạo được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn, nếu như lợi ích giữa sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu được phân chia công bằng hơn, nếu như đầu tư cho tồn trữ gạo thực hiện sớm hơn và mạnh hơn, nếu như doanh nghiệp chịu gắn kết với vùng nguyên liệu để nâng cao chất lượng lúa gạo và xây dựng thương hiệu gạo?...
Những vấn đề nêu trên đặt Việt Nam trước yêu cầu hoạch định chiến lược mới cho phát triển lúa gạo trong 10-20 năm tới và xa hơn trước bối cảnh những thách thức lớn hơn chung toàn cầu như: biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng lượng...
Hiện tại và tương lai lúa gạo chắc chắn vẫn là trụ cột chính của an ninh lương thực quốc gia, nhưng trọng trách này chỉ có thể đạt được bền vững khi những vùng trồng lúa phải trở thành những vùng phồn thịnh của nông thôn Việt Nam và người trồng lúa phải có thu nhập và lợi nhuận tương xứng. Mục tiêu này đòi hỏi ngành lúa gạo Việt Nam phải có những đổi thay lớn để tạo ra bước phát triển mới cho giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030.
Tại hội nghị có nhiều ý kiến đóng góp xoay quanh các vấn đề: an ninh lương thực, giảm diện tích đất trồng lúa, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các đập nước ở thượng nguồn sông Mê Kông, hiệu quả thương mại lúa gạo, phát triển nông nghiệp nông thôn,...
Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng thu nhập của người nông dân cần thay đổi cơ cấu quản lý kinh doanh xuất khẩu gạo chứ không phải thay đổi cơ cấu ngành trồng lúa. Trong xuất khẩu chúng ta đang có phân khúc thị trường tốt, hiện nhiều doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng nhà máy xay sát, đặt ở những vùng sản xuất lúa lớn.
Trong vấn đề an ninh lương thực, cần phải xác định chiến lược phù hợp trong cạnh tranh với các nước. Trong chuỗi giá trị lúa gạo, lợi nhuận của người trồng lúa được hầu hết các diễn giả quan tâm phân tích nhiều nhất.
TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp miền Nam cho biết, trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, trước mắt việc hết sức quan trọng là phải ổn định được năng suất hiện có. “Theo tôi phương án giữ đất lúa càng nhiều càng tốt, và tôi rất đồng tình với phương án 3,8 triệu ha đất lúa của Chính phủ, đây là phương án an toàn nhất. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là thu nhập của người trồng lúa quá thấp, đó là bài toán mà tất cả các phương án đều phải nghĩ đến, nếu người nông dân không thu nhập cao thì tất cả những gì chúng ta đưa ra hôm nay chỉ là lý thuyết”, ông Bửu nói.
Theo ông Steven Jaffee, Điều phối viên Ban Nông thôn, Ngân hàng Thế giới, nông dân Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long được giao nhiệm vụ nuôi cả dân tộc. Họ đã làm được và vượt mục tiêu này. Tuy nhiên, lợi nhuận mà họ nhận được từ lúa gạo không bảo đảm sinh kế. Khó có thể tìm thấy sự bùng nổ lợi ích từ xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động của chuỗi giá trị lúa gạo đến nay chỉ có thể gọi là “tạm được”. Vì vậy rất cần hiện đại hóa chuỗi giá trị này cả về mặt vật chất lẫn thể chế, để đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của người sản xuất lẫn tiêu dùng trong tương lai. Hiện chưa thấy rõ vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, có vẻ họ tham gia quá nhiều vào các hoạt động thương mại và quá ít vào dịch vụ công.
Từ năm 2010 và xa hơn, chúng ta cần đáp ứng “nhu cầu cơ bản” của cả bên sản xuất và tiêu dùng. Đáp ứng nguyện vọng của người sản xuất khác và lựa chọn người tiêu dùng. Để gia tăng giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam cần xác định lại tầm nhìn đến 2020 về gạo, an ninh lương thực và kinh tế nông thôn.
Gạo là sản phẩm chiếm tỷ phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nhưng lại đang giảm dần. Do vậy, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp cận linh hoạt hơn đối với quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện các chiến lược hỗ trợ khác nhau ở cấp vùng và tỉnh, và giữa các hộ gia đình khác nhau. Tăng cường chiến lược đa ngành để giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực ở hộ gia đình và giảm đáng kể suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tách biệt hẳn các hệ thống cả chiến lược đối với xuất khẩu gạo mang tính xã hội và thương mại.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần định hướng lại trọng tâm chuyển từ các chức năng thương mại sang tập trung vào các mục tiêu xã hội “hàng hóa công” và quản trị rủi ro.